Tuyến số 3 (Đường sắt đô thị Hà Nội)

Tuyến số 3: Trôi - Nhổn - Hoàng Mai (tên khác: Đoạn Nhổn - Ga Hà Nội) là tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng và là một phần của hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội. Tuyến được chia làm 3 giai đoạn thi công. Giai đoạn 1 bắt đầu từ ga Nhổnquận Bắc Từ Liêm và kết thúc ở ga Hà Nộiquận Đống Đa, đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm với tổng chiều dài là 12,5 km, trong đó đoạn trên cao (Nhổn–Cầu Giấy) dài 8,5 km và đoạn đi ngầm (Cầu Giấy –Ga Hà Nội) dài 4 km, depot đặt tại Nhổn.[2] Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ hai sẽ được đưa vào hoạt động tại Hà Nội sau Tuyến số 2A (Tuyến Cát Linh).

Tuyến số 3: Trôi - Nhổn - Hoàng Mai
T3
Ga Chùa Hà trên đường Cầu Giấy.
Thông tin chung
KiểuTàu điện ngầm
Hệ thống Đường sắt đô thị Hà Nội
Tình trạngĐang hoàn thiện (chưa khai thác thương mại)
Ga đầuGa Nhổn
(Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Ga cuốiGa Hà Nội
(Đống Đa, Hà Nội)
Nhà ga12
Số lượt kháchTối đa 7,360 lượt khách/giờ/hướng
Địa chỉ webTuyến số 3
Hoạt động
Sở hữuĐường sắt Việt Nam
Điều hànhCông ty Đường sắt Hà Nội
Trạm bảo trìNhổn
Thế hệ tàuAlstom Metropolis sản xuất, 10 đoàn x 4 toa[1]
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến12,5 km (7,8 mi)
Khổ đường sắt1.435 mm (4 ft 8 12 in) Khổ tiêu chuẩn
Điện khí hóaRay thứ ba, 750V DC
Tốc độVận tốc tối đa: 80 km/h (50 mph)
Bản đồ hành trình

Depot Nhổn
T3-S01Nhổn
T3-S02Minh Khai
T3-S03Phú Diễn
Đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển
Sông Nhuệ
T3-S04Cầu Diễn
T3-S05Lê Đức Thọ
Đường Vành đai 3
T3-S06Đại học Quốc gia
T3-S07Chùa Hà
Sông Tô Lịch
Đường Vành đai 2
T3-S08Cầu Giấy
T3-S09Kim Mã
Left arrow Yên NghĩaT2A
T3-S10Cát Linh
T3-S11Văn Miếu
Left arrow Đường sắt Bắc Nam/Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng Right arrow
T3-S12Hà Nội Left arrow Ngọc Hồi – Yên Viên Right arrowT1

Tuyến đường sắt được đầu tư xây dựng bởi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và được công ty Systra của Pháp tư vấn thiết kế, bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 2010. Dự kiến trong giai đoạn 1, đoạn trên cao sẽ được khai thác thương mại vào tháng 12 năm 2022, còn đoạn ngầm không thông tin thời gian hoàn thành.[3] Ngày 19 tháng 5 năm 2022, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội có văn bản đề xuất UBND TP.Hà Nội lùi thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2022 sang hoàn thành năm 2029, cụ thể vận hành thương mại đoạn trên cao trong năm 2022, vận hành toàn tuyến vào năm 2027 (thay vì cuối năm 2023 như tiến độ điều chỉnh cuối năm 2021); hoàn thành bảo hành và quyết toán năm 2029, đồng thời kiến nghị tăng tổng mức đầu tư thêm khoảng 202 triệu Euro.[4]

Với việc chậm tiến độ và liên tục lỡ hẹn ngày hoàn thành dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, tính đến tháng 9 năm 2022, tổng mức đầu tư dự án lên 34.532 tỷ đồng.[5]

Thi công

Ban đầu, dự án dự kiến được khởi công vào năm 2006 và đưa vào hoạt động vào năm 2010. Tuy nhiên, sau đó dự án bị dừng triển khai và tiếp tục khởi động lại vào năm 2010, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Sau đó, dự án thi công ì ạch, liên tục phải lùi ngày hoàn thành. Đến năm 2016, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội thông báo lại dự án phải tiếp tục lùi ngày hoàn thành về năm 2019. Đại diện các nhà thầu cam kết cố gắng đảm bảo tiến độ đề ra để tuyến Metro khai thác thương mại vào năm 2021, sau là 2022.

Dự án vay vốn ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) và Chính phủ Pháp (DGT). Tổng số vốn đầu tư ước tính lên tới 1,2 tỷ USD. Sau đó, công trình tiếp tục đội vốn thêm gần 400 triệu Euro.

Theo tiến độ, tháng 1/2017 là hạn phải hoàn thành các hạng mục thi công đoạn đi trên cao, nhưng thời điểm tháng 11/2016 mới hoàn thành được khoảng 50% công việc, trong đó mới lao lắp dầm được khoảng 1 km, còn toàn bộ các nhà ga mới chỉ đổ xong phần cột trụ, đồng thời còn nhiều phần cột trụ đỡ vẫn chưa được hoàn thiện.

Đối với phần ga ngầm, hiện gói thầu đã được đấu thầu xong đầu năm 2016, song việc triển khai trong đó công việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn nên vẫn chưa khởi công được. Dự kiến đã khởi công cuối năm 2017. Thời gian thi công phần công trình ngầm ít nhất là 49 tháng.

Tính đến năm 2021, tiến độ tổng thể chung đạt khoảng 74% (đoạn trên cao đạt 89,5%; tiến độ đoạn ngầm 32,2%).[6]

Để thi công gói thầu: tuyến các ga ngầm, phần đường phía trên công trình tại khu vực thi công các nhà ga ngầm sẽ bị cấm toàn bộ để thi công - đào mở. Thời gian cấm đường khoảng 1 năm 6 tháng. Như ga Kim Mã (vị trí bến xe Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội), sẽ đóng cả đoạn đường Kim Mã từ nút giao với Đào Tấn tới cầu vượt Nguyễn Chí Thanh; ga Cát Linh, sẽ đóng đường Cát Linh từ ngã 5 Cát Linh - Giảng Võ tới nút giao Cát Linh - Trịnh Hoài Đức, ga Văn Miếu đóng đoạn phố Quốc Tử Giám đoạn từ phố Văn Miếu đến cuối phố Ngô Sĩ Liên; ga Hà Nội đóng đoạn phố Trần Hưng Đạo đoạn từ đường Lê Duẩn đến Dã Tượng.[7]

Nhà ga

Tuyến số 3 giai đoạn 1 có tổng cộng 12 ga bao gồm 8 ga trên cao và 4 ga ngầm, trong đó có ga Cát Linh là ga trung chuyển. Ngoài ra các nhà ga trên cao được bố trí dộ giãn cách từ 700–800 m ở các khu vực điểm dân cư, chợ sẽ thuận tiện cho người dân đi lại.[8]

SốTên gaTuyến trung chuyểnKhoảng cáchTổng khoảng cáchKhu vực
Tiếng ViệtTiếng AnhQuậnPhường
T3S01NhổnNhon 20A, 29, 92, 1170.00.0Bắc Từ LiêmMinh Khai
T3S02Minh KhaiMinh Khai1.11.1
T3S03Phú DiễnPhu Dien Tuyến Bắc Hồng – Văn Điển1.12.2Phúc Diễn
T3S04Cầu DiễnCau Dien0.83.0Nam Từ LiêmCầu Diễn
T3S05Lê Đức ThọLe Duc Tho1.14.1Cầu GiấyMai Dịch
T3S06Đại học Quốc giaNational University1.05.0Dịch Vọng Hậu
T3S07Chùa HàChua Ha1.26.2Dịch Vọng
T3S08Cầu GiấyCau Giay1.17.3Ba ĐìnhNgọc Khánh
T3S09Kim MãKim Ma
T3S10Cát LinhCat LinhT2A Tuyến 2AĐống ĐaCát Linh
T3S11Văn MiếuVan MieuQuốc Tử Giám
T3S12Hà NộiHa Noi Tuyến Bắc - Nam
Tuyến Hà Nội - Hải Phòng
Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng
Tuyến Hà Thái
Tuyến Hà Nội – Lào Cai
T1 Tuyến 1
Văn Miếu

Thiết kế

Hướng tuyến

Trong giai đoạn 1, điểm đầu của Tuyến bắt đầu tại Nhổn, chạy dọc Quốc lộ 32, qua Cầu Diễn, theo đường Hồ Tùng Mậu, vượt trên qua đường Vành đai 3, Xuân Thủy, Cầu Giấy, vượt trên đường vành đai 2 đến trước công viên Thủ Lệ rẽ theo đường Kim Mã đến vị trí phó Nguyễn Văn Ngọc, tại điểm này, tuyến bắt đầu hạ ngầm, chạy theo đường Kim Mã, qua Cát Linh, Quốc Tử Giám, xuyên ngầm dưới ga Hà Nội và kết thúc tại đường Trần Hưng Đạo trước cửa Ga Hà Nội. Depot giai đoạn 1 đặt tại Nhổn, có diện tích khoảng 15 ha (tại các phường Minh Khai & Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm).

Tàu

Một đoạn của tuyến đã được lao lắp dầm trên đường Cầu Diễn

Tuyến số 3 giai đoạn 1 sử dụng 10 đoàn tàu Alstom Metropolis, mỗi đoàn tàu có 4 toa, sử dụng động lực phân tán (EMU) với động cơ đặt dưới gầm tàu, tiếp điện từ ray thứ 3 song song với đường ray bằng 1 bộ tiếp điện lắp dưới gầm tàu, mỗi toa rộng từ 2.75–3 m, rộng 3.69 m và dài 20 m. Mỗi tàu có sức chưa tối đa 920 hành khách. Trên tàu có đủ điều hòa, loa phát thanh, đèn LED tự động điều chỉnh độ sáng và nhiều trang bị khác. Bên trong có chỗ dành riêng cho xe lăn, chỗ cho người già.[9] Đoàn tàu đầu tiên trong 10 đoàn tàu đã được chuyển về Việt Nam vào tháng 10 năm 2020, đoàn tàu thứ 10 đã được chuyển về Việt Nam vào tháng 9 năm 2021.

Phía ngoài tàu được sơn màu trắng, hồng, đen và xanh cốm, biểu trưng cho lá mạ và thanh long;[10] đầu tàu được trang trí bằng biểu tượng Khuê Văn Các.

Đường ray đôi loại B chuẩn châu Âu có khổ 1,435 mm tiêu chuẩn.

Kết nối

Tuyến Metro số 3 được thiết kế phù hợp để kết nối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng (đường sắt quốc gia, xe bus, BRT, taxi) và các Tuyến Metro khác trong tương lai:

  • Ga Cát Linh: Kết nối với Tuyến Metro 2A (Cát Linh - Hà Đông) và Tuyến buýt nhanh BRT 01.
  • Ga Hà Nội: Kết nối với đường sắt quốc gia, Tuyến Metro số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi).
  • Trong tương lai, Tuyến Metro số 3 sẽ hoàn thiện nốt 2 giai đoạn cuối (Ga Hà Nội - Hoàng Mai) và (Trôi - Nhổn), kết nối với các Tuyến Metro số 4 (Mê Linh - Liên Hà); Số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc); Số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi); Số 8 (Sơn Đồng - Dương Xá).

Ảnh hưởng đến người dân

Tham khảo

Liên kết ngoài