USS Tautog (SS-199)

USS Tautog (SS-199) là một tàu ngầm lớp Tambor được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên một loài trong họ Cá bàng chài.[1] Nó đã phục vụ trong suốt Thế Chiến II, thực hiện tổng cộng mười ba chuyến tuần tra và đánh chìm được 26 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 72.606 tấn, xếp thứ hai về số lượng tàu[8] và thứ bảy về tải trọng,[9] trong số tàu ngầm Hoa Kỳ có thành tích nổi bật nhất trong chiến tranh,[10] nên được mang biệt danh "The Terrible T". Con tàu được rút khỏi hoạt động nơi tuyến đầu vào đầu năm 1945 để làm nhiệm vụ huấn luyện cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó xuất biên chế năm 1945, và được sử dụng làm tàu huấn luyện dự bị cố định cho đến khi bị bán để tháo dỡ vào năm 1959. Tautog được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng mười bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

Tàu ngầm USS Tautog (SS-199), ngày 29 tháng 5 năm 1945
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọiUSS Tautog (SS-199)
Đặt tên theomột loài trong họ Cá bàng chài[1]
Xưởng đóng tàuElectric Boat Company, Groton, Connecticut [2]
Đặt lườn1 tháng 3, 1939 [2]
Hạ thủy27 tháng 1, 1940 [2]
Người đỡ đầubà Hallie N Edwards
Nhập biên chế3 tháng 7, 1940 [2]
Xuất biên chế8 tháng 12, 1945 [2]
Xóa đăng bạ1 tháng 9, 1959 [2]
Danh hiệu và phong tặng
  • Đơn vị Tuyên dương Hải quân
  • 14 × Ngôi sao Chiến trận [1][3]
Số phậnBán để tháo dỡ, 1 tháng 7, 1960 [2]
Đặc điểm khái quát
Lớp tàuLớp Tambor
Kiểu tàutàu ngầm Diesel-điện [4]
Trọng tải choán nước
  • 1.475 tấn Anh (1.499 t) (mặt nước)[5]
  • 2.370 tấn Anh (2.410 t) (lặn)[5]
Chiều dài307 ft 2 in (93,62 m) [5]
Sườn ngang27 ft 3 in (8,31 m) [5]
Mớn nước14 ft 8 in (4,47 m) tối đa [5]
Động cơ đẩy
Tốc độ
  • 20,4 hải lý trên giờ (38 km/h) (mặt nước) [5]
  • 8,75 hải lý trên giờ (16,21 km/h) (lặn) [5]
Tầm xa11.000 hải lý (20.000 km) trên mặt nước ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h)[5]
Tầm hoạt động
  • 48 giờ lặn ở tốc độ 2 hải lý trên giờ (3,7 km/h)[5]
  • tuần tra 75 ngày [7]
Độ sâu thử nghiệm
  • 250–300 ft (80–90 m)
  • độ sâu bị ép vỡ khoảng 500 ft (150 m)[5]
Thủy thủ đoàn tối đa6 sĩ quan, 54 thủy thủ[5]
Vũ khí
  • 10 × ống phóng ngư lôi 21 in (530 mm)
    • 6 trước mũi, 4 phía đuôi
    • 24 quả ngư lôi[5]
    • hoặc cho đến 40 quả thủy lôi [7]
  • 1 × hải pháo 3 inch/50 caliber[5]
  • pháo Bofors 40 mm và Oerlikon 20 mm

Thiết kế và chế tạo

Lớp Tambor có nhiều đặc tính được cải tiến so với tàu ngầm lớp Sargo dẫn trước. Hình dạng thân tàu được làm suôn thẳng hơn để đạt tốc độ nhanh hơn, và thùng lặn khẩn cấp được trang bị lại giúp con tàu lặn xuống nhanh hơn. Hệ thống động lực toàn diesel-điện được áp dụng, và giải quyết được sự cố chập mạch trước đây. Nó trang bị động cơ General Motors-Winton dẫn động máy phát điện, và động cơ điện kết nối với trục chân vịt qua hộp số giảm tốc.[11]

Lần đầu tiên đối với tàu ngầm Hoa Kỳ, lớp Tambor có đến mười ống phóng ngư lôi gồm sáu trước mũi và bốn phía đuôi. Hiệu quả tác chiến được cải thiện nhờ bố trí lại người vận hành sonar và máy tính dữ liệu ngư lôi vào một tháp chỉ huy lớn hơn, cho phép trao đổi trực tiếp với hạm trưởng, cùng một kính tiềm vọng kiểu mới có đầu nhỏ hơn giúp khó bị phát hiện.[12][13] Thoạt tiên được chỉ được trang bị pháo 3 in (76 mm)/50 caliber, boong tàu được gia cố sẵn đủ để lắp đặt pháo cỡ 5 in (130 mm)/51 caliber khi tình huống tác chiến đòi hỏi; nên vào khoảng đầu năm 1943, Tautog được nâng cấp lên cỡ pháo 5-inch khi đại tu.[14]

Tautog được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Electric Boat Company ở Groton, Connecticut vào ngày 1 tháng 3, 1939. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 1, 1940, được đỡ đầu bởi bà Hallie N Edwards, phu nhân Đại tá Hải quân Richard S. Edwards, Tư lệnh Hải đội Tàu ngầm 5. Con tàu được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 7, 1940 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Joseph Harris Willingham.[1][3][15][9]

Lịch sử hoạt động

1940 – 1941

Sau một giai đoạn huấn luyện ngắn tại eo biển Long Island, Tautog lên đường cho chuyến đi chạy thử máy tại vùng biển Caribe, kéo dài từ ngày 6 tháng 9 đến ngày 11 tháng 11, 1940. Nó quay trở lại New London, Connecticut và hoạt động từ căn cứ này cho đến đầu tháng 2, 1941, khi nó lên đường đi sang khu vực quần đảo Virgin. Vào cuối tháng 4, chiếc tàu ngầm quay về Căn cứ Tàu ngầm Hải quân New London để tiếp liệu, rồi cùng hai tàu ngầm khác lên đường vào ngày 1 tháng 5 để hướng sang quần đảo Hawaii. Sau các chặng dừng tại vùng kênh đào PanamaSan Diego , California,, các con tàu đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 6 tháng 6.[1]

Tautog hoạt động tại khu vực Hawaii cho đến giữa tháng 10. Vào ngày 21 tháng 10, nó cùng tàu ngầm chị em Thresher (SS-200) lên đường thực hiện chuyến tuần tra mô phỏng chiến tranh kéo dài 45 ngày tại khu vực chung quanh đảo Midway. Nó lặn từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày trong suốt 38 ngày liên tục, rồi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 5 tháng 12. Nó đang ở lại căn cứ tàu ngầm Trân Châu Cảng khi Hải quân Đế Quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 khiến chiến tranh bùng nổ tại Mặt trận Thái Bình Dương. Không lâu sau khi trận đánh bắt đầu, pháo thủ của nó phối hợp cùng tàu ngầm Narwhal (SS-167) và một tàu khu trục đã bắn rơi một máy bay ném bom-ngư lôi đối phương.[1]

1942

Chuyến tuần tra thứ nhất

Lên đường vào ngày 26 tháng 12, 1941 cho chuyến tuần tra đầu tiên trong chiến tranh, Tautog hoạt động trinh sát tại khu vực quần đảo Marshall trong suốt 26 ngày, chủ yếu tại khu vực phụ cận Kwajalein. Nó không thấy hoạt động của đối phương trên các đảo Rongelap, Wotho hay Bikini. Vào ngày 13 tháng 1, 1942, nó phóng ba quả ngư lôi tấn công một tàu rải mìn nhỏ, và bị đối phương phản công bằng mìn sâu. Sau khi kính tiềm vọng của nó bị sương mù, con tàu quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 4 tháng 2, và tiếp tục đi đến Xưởng hải quân Mare Island tại Vallejo, California để được bảo trì.[1]

Chuyến tuần tra thứ hai

Rời vùng bờ Tây vào ngày 9 tháng 4 để quay trở lại quần đảo Hawaii, Tautog rời Trân Châu Cảng vào ngày 24 tháng 4 cho chuyến tuần tra thứ hai, tiếp tục tại khu vực quần đảo Marshall. Trên đường đi đến khu vực tuần tra, gần đảo Johnston vào ngày 26 tháng 4, nó phát hiện kính tiềm vọng của một tàu ngầm đối phương đang cơ động vào vị trí tấn công thích hợp. Tautog chuyển hướng gấp và tấn công đối phương với một quả ngư lôi phía đuôi, tự nhận đã tiêu diệt được tàu ngầm Ro-30 (1.000 tấn). [16][17] Tuy nhiên tài liệu thu được từ phía Nhật Bản sau chiến tranh không thể xác nhận chiến công này.[18] Không lâu sau đó, Tautog được lệnh chuyển đến tuần tra tại khu vực Truk nhằm đánh chặn hạm đội Nhật Bản đang rút lui sau Trận chiến biển Coral, đặc biệt là các tàu sân bay ZuikaukuShōkaku.[19] Do tin tức tình báo từ Trân Châu Cảng ước lượng vận tốc của Shōkaku (đã bị hư hại sau trận chiến) thấp hơn thực tế, Tautog và hai tàu ngầm khác đi đến Truk quá trễ, sau khi Shōkaku đã rời Truk vào khoảng ngày 11 hay 12 tháng 5.[20][1]

Ở phía Nam Truk vào ngày 16 tháng 5, Tautog phát hiện và tấn công một tàu chở dầu với hai quả ngư lôi Mark 14. Một quả ngư lôi chạy vòng trở lại buộc chiếc tàu ngầm phải lặn xuống né tránh, nhưng quả kia đã đánh trúng Goyo Maru (8.469 tấn), khiến chiếc tàu chở dầu hư hại nặng và buộc phải tự mắc cạn vào dãi san hô ngầm để tránh bị đắm.[20][21] Hai ngày sau đó, tin tức tình báo lại báo trước về bốn tàu ngầm đối phương đang quay về sau trận chiến từ vùng biển San Hô,[20] nhưng nó vẫn bị bất ngờ với mục tiêu thứ nhất lúc 05 giờ 34 phút, I-22, nên không thể tấn công.[20] Tautog phát hiện và tấn công chiếc tàu ngầm thứ hai, I-24, nhưng không thể xác nhận kết quả. Sau đó lúc 10 giờ 50 phút, nó nhìn thấy mục tiêu thứ ba, chiếc I-28;[22] và ngay lúc đối thủ tấn công, Tautog cũng phóng hai quả ngư lôi vào đối phương trước khi lặn xuống độ sâu 150 ft (46 m) để né tránh.[20] Một trong hai quả ngư lôi đã trúng đích[20] khiến đối thủ hỏng động cơ và nghiêng sang mạn phải. Tautog tiếp cận lúc 11 giờ 07 phút ở khoảng cách 800 yd (730 m), và phóng thêm một quả ngư lôi trúng đích, khiến I-28 đắm tại tọa độ 06°30′B 152°00′Đ / 6,5°B 152°Đ / 6.500; 152.000 với tổn thất nhân mạng toàn bộ.[1][16][20][22][23]

Sang ngày 22 tháng 5, Tautog phát hiện hai tàu buôn đang rời Truk nên tiếp cận ngầm để tấn công lúc 22 giờ 00; họ cho rằng đã đánh chìm được một mục tiêu, nhưng tàu chở hàng Sanko Maru (5.461 tấn) chỉ bị hư hại và quay trở lại cảng.[15][24] Ba ngày sau đó, nó lại tấn công từ độ sâu kính tiềm vọng lúc 18 giờ 35 phút, đánh chìm tàu chở hàng Shoka Maru (4.467 tấn) tại vị trí khoảng 385 nmi (713 km) về phía Tây Nam Ulithi, tại tọa độ 04°07′B 143°32′Đ / 4,117°B 143,533°Đ / 4.117; 143.533, hai thủy thủ đã thiệt mạng.[16][15][25] Chuyến tuần tra kết thúc tại căn cứ Fremantle, Australia vào ngày 11 tháng 6.[26][1]

Chuyến tuần tra thứ ba

Trong chuyến tuần tra thứ ba từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 10 tháng 9, Tautog hoạt động rải thủy lôi tại khu vực biển Đông, một phần do tình trạng chung tạm thời thiếu hụt ngư lôi. Vào ngày 6 tháng 8, tại vị trí khoảng 250 mi (400 km) về phía Đông Bắc vịnh Cam Ranh, lúc 01 giờ 21 phút, nó phóng một loạt ba quả ngư lôi tấn công một mục tiêu, và hai quả trúng đích đã đánh chìm tàu chở hành khách-hàng hóa Ohio Maru (5.900 tấn) tại tọa độ 13°51′B 113°15′Đ / 13,85°B 113,25°Đ / 13.850; 113.250; 38 hành khách, 2 bảo vệ cùng 72 thủy thủ đã thiệt mạng cùng con tàu.[15][27][28][1]

Chuyến tuần tra thứ tư

Phần thưởng

Tautog được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng mười bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.[1][3] Nó được ghi công đã đánh chìm 26 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 72.606 tấn, xếp thứ hai về số tàu và hạng bảy về tải trọng, trong số tàu ngầm Hoa Kỳ có thành tích nổi bật nhất trong chiến tranh.[10]

Dãi băng Hoạt động Tác chiếnĐơn vị Tuyên dương Hải quânHuân chương Phục vụ Phòng vệ Hoa Kỳ
Huân chương Chiến dịch Hoa KỳHuân chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương
với 14 Ngôi sao Chiến trận
Huân chương Chiến thắng Thế Chiến II

Tham khảo

Chú thích

Thư mục

  • Naval Historical Center. Tautog I (SS-199). Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2024.
  • Alden, John D., Commander (U.S. Navy Ret) (1979). The Fleet Submarine in the U.S. Navy: A Design and Construction History. Naval Institute Press. ISBN 0-85368-203-8.
  • Bauer, K. Jack; Roberts, Stephen S. (1991). Register of Ships of the U.S. Navy, 1775–1990: Major Combatants. Westport, Connecticut: Greenwood Press. ISBN 0-313-26202-0.
  • Blair, Clay Jr. (2001). Silent Victory: The U.S. Submarine War Against Japan. Naval Institute Press. ISBN 1-55750-217-X.
  • Fitzsimons, Bernard (1978). Illustrated Encyclopedia of 20th Century Weapons and Warfare. 10 - Fubuki. London. Đã bỏ qua tham số không rõ |pubisher= (gợi ý |publisher=) (trợ giúp)
  • Friedman, Norman (1995). U.S. Submarines Through 1945: An Illustrated Design History. Annapolis, Maryland: United States Naval Institute. ISBN 1-55750-263-3.
  • Gill, G. Hermon. “Australia's Coast Raided”. Royal Australian Navy 1942-1945 (PDF). Australia in the War of 1939–1945, Series 2, Volume II. Canberra: Australian War Memorial. National Library of Australia registry number Aus 68-1798. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2007.
  • Lenton, H. T. (1973). American Submarines (Navies of the Second World War). New York: Doubleday & Co. ISBN 978-0385047616.

Liên kết ngoài