Vương quốc Hồi giáo Funj

Vương quốc Hồi giáo Funj, còn gọi là Funjistan, Vương quốc Hồi giáo Sennar (theo tên thủ đô là Sennar) hay Vương quốc Hồi giáo Xanh do phong tục truyền thống gọi người da đen là da xanh[10] (tiếng Ả Rập: السلطنة الزرقاء‎, chuyển tự al-Sulṭanah al-Zarqāʼ),[11] là một nhà nước quân chủ ở khu vực ngày nay là Sudan, tây bắc Eritrea và tây Ethiopia. Được thành lập vào năm 1504 bởi người Funj, vương quốc nhanh chóng chuyển sang đạo Hồi, mặc dù điều này chỉ là trên danh nghĩa. Cho đến khi một nền Hồi giáo chính thống hơn nắm quyền vào thế kỷ 18, nhà nước vẫn là một "đế chế châu Phi với bề ngoài Hồi giáo".[12] Nó đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 17, nhưng suy tàn và cuối cùng tan rã vào thế kỷ 18 và 19. Năm 1821, vị sultan cuối cùng, bị suy giảm quyền lực rất nhiều, đã đầu hàng trước cuộc xâm lược của Ai Cập-Ottoman mà không chiến đấu.[13]

Vương quốc Hồi giáo Xanh / Vương quốc Hồi giáo Funj
1504–1821
Dấu đóng lên người (al-wasm) của vương quốc Funj Sennar
Dấu đóng lên người (al-wasm) của vương quốc Funj
Vương quốc Hồi giáo Funj vào khoảng năm 1700, khi có lãnh thổ rộng nhất
Vương quốc Hồi giáo Funj vào khoảng năm 1700, khi có lãnh thổ rộng nhất
Tổng quan
Vị thếLiên minh của các vương quốc và tiểu quốc bộ lạc phụ thuộc dưới quyền bá chủ của Sennar[4]
Thủ đôSennar
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Ả Rập (ngôn ngữ chính thức, lingua franca và ngôn ngữ Hồi giáo, được sử dụng ngày càng nhiều)[1]
các ngôn ngữ Nubia (tiếng mẹ đẻ, ngày càng bị thay thế bởi tiếng Ả Rập)[2]
Tôn giáo chính
Hồi giáo,[3]
Chính thống giáo Copt
Chính trị
Chính phủQuân chủ Hồi giáo
Sultan 
• 1504–1533/4
Amara Dunqas (đầu tiên)
• 1805–1821
Badi VII (cuối cùng)
Lập phápĐại Hội đồng Shura[5]
Lịch sử
Thời kỳCận đại
• Thành lập
1504
• Bị chinh phục bởi Ai Cập
14 June 1821
• Sáp nhập vào Tỉnh Ai Cập, Đế quốc Ottoman[a]
13 tháng 2 năm 1841
Kinh tế
Đơn vị tiền tệVật đổi chác[c]
Tiền thân
Kế tục
Alodia
Phó vương Ai Cập
Hiện nay là một phần củaSudan
Eritrea
Ethiopia
^ a. Muhammad Ali của Ai Cập được trao quyền thống đốc không cha truyền con nối của Sudan vào năm 1841.[6]

^ b. Ước tính cho toàn bộ khu vực được bao phủ bởi Sudan hiện đại.[7]

^ c. Người Funj hầu như không đúc tiền xu và các chợ hiếm khi sử dụng tiền đúc để trao đổi hàng hóa.[8] Tiền đúc không phổ biến ở các thành phố cho đến thế kỷ 18. Bác sĩ phẫu thuật người Pháp J. C. Poncet, người đã đến thăm Sennar vào năm 1699, nói rằng họ sử dụng các đồng tiền nước ngoài như đồng Real Tây Ban Nha.[9]

Lịch sử

Nguồn gốc

Nubia Thiên Chúa giáo, đại diện bởi hai vương quốc thời Trung CổMakuriaAlodia, bắt đầu suy tàn từ thế kỷ XII.[14] Đến năm 1365, Makuria hầu như sụp đổ và bị giới hạn ở Hạ Nubia, cho đến khi biến mất khoảng 150 năm sau.[15] Số phận của Alodia kém rõ ràng hơn.[14] Có ý kiến ​​cho rằng nước này đã sụp đổ sớm nhất vào thế kỷ 12 hoặc ngay sau đó, vì di tích khảo cổ học cho rằng vào thời kỳ này, Soba không còn là thủ đô của vương quốc.[16] Vào thế kỷ 13, miền trung Sudan dường như đã tan rã thành nhiều tiểu quốc khác nhau.[17] Giữa thế kỷ 14 và 15, Sudan bị các bộ lạc Bedouin thống trị.[18] Vào thế kỷ 15, một trong những người Bedouin này, theo truyền thống là Abdallah Jammah, đã kiến lập một liên minh bộ lạc và sau đó phá hủy tàn tích của Alodia. Vào đầu thế kỷ 16, liên minh của Abdallah bị tấn công bởi quân xâm lược từ phía nam, người Funj.[19]

Mối quan hệ về mặt dân tộc của người Funj vẫn còn gây tranh cãi. Hai lý thuyết đầu trong số ba lý thuyết nổi bật hơn cả cho rằng họ là người Nubia hoặc Shilluk, trong khi theo lý thuyết thứ ba, người Funj không phải dân tộc mà là một tầng lớp xã hội.[cần dẫn nguồn]

Vào thế kỷ 14, một thương nhân Funj theo đạo Hồi tên là al-Hajj Faraj al-Funi đã tham gia vào hoạt động buôn bán trên Biển Đỏ.[20] Theo lịch sử truyền miệng, dân tộc Dinka, những người di cư ngược dòng sông Nin Trắng và Nin Xanh kể từ khi Alodia tan rã vào thế kỷ 13, đã xung đột với người Funj và bị đánh bại.[21] Vào cuối thế kỷ 15/đầu thế kỷ 16, người Shilluk đến ngã ba sông Sobat và sông Nin Trắng, nơi họ chạm trán với một dân tộc không di trú mà họ gọi là Apfuny, Obwongo và/hoặc Dongo, một dân tộc ngày nay được coi là người Funj. Được cho là tinh vi hơn người Shilluk, họ đã bị đánh bại trong một loạt các cuộc chiến tàn khốc[22] và bị đồng hóa hoặc bị đẩy lên phía bắc.[23] Phong trào tuyên truyền chống Funj ở thời kỳ cuối của vương quốc gọi người Funj là "những kẻ ngoại đạo từ sông Nin Trắng" và "những kẻ man rợ" có nguồn gốc từ "những đầm lầy nguyên thủy phía nam".[24]

Vào năm 1504 người Funj đánh bại Abdallah Jammah và thành lập vương triều Funj.[25]

Ottoman đe dọa và khởi nghĩa Ajib

Một phụ nữ Sennar

Cải trang thành một Sharif, du khách người Do Thái David Reubeni đã đến thăm vương quốc năm 1523.[26] Reubeni viết rằng quốc vương Amara Dunqas liên tục đi thăm thú vương quốc của mình. Ông là nhà "cai trị người da đen và người da trắng"[27] giữa khu vực phía nam ngã ba sông Nin cho đến tận phía bắc Dongola,[26] sở hữu những đàn gia súc lớn và chỉ huy nhiều tướng lĩnh trên lưng ngựa.[27] Hai năm sau, đô đốc Ottoman Selman Reis đề cập đến Amara Dunqas và vương quốc của ông ta, cho rằng nó yếu và dễ bị chinh phục. Ông cũng tuyên bố rằng Amara đã cống nạp 9.000 con lạc đà hàng năm cho Đế quốc Ethiopia.[28] Một năm sau, người Ottoman chiếm đóng Sawakin,[29] nơi trước đây nằm trong lãnh thổ Sennar.[30] Có vẻ như để chống lại sự bành trướng của Ottoman ở khu vực Biển Đỏ, người Funj đã liên minh với Ethiopia. Bên cạnh lạc đà, người Funj được biết là đã xuất khẩu ngựa sang Ethiopia, sau đó sử dụng chúng trong cuộc chiến chống lại người Hồi giáo ở Zeila và sau đó là người Ottoman.[31]

Trước khi người Ottoman có chỗ đứng ở Ethiopia, Özdemir Pasha được bổ nhiệm làm Beylerbey của Habesh Eyalet vào năm 1555 (khi đó chưa bị chinh phục). Ông cố gắng hành quân ngược dòng sông Nin để chinh phục Funj, nhưng quân đội của ông đã nổi dậy khi họ đến gần ghềnh đầu tiên của sông.[32] Tuy nhiên, cho đến năm 1570, người Ottoman đã thiết lập căn cứ ở Qasr Ibrim thuộc Hạ Nubia, rất có thể là một động thái phủ đầu nhằm bảo vệ Thượng Ai Cập khỏi sự xâm lược của Funj.[33] Mười bốn năm sau, Ottoman tiến xa về phía nam đến ghềnh sông Nin thứ ba rồi cố gắng chinh phục Dongola, nhưng đến năm 1585, họ đã bị người Funj đánh bại trong trận chiến Hannik.[34] Chiến trường nằm ngay phía nam ghềnh thứ ba sẽ đánh dấu biên giới giữa hai vương quốc.[35] Vào cuối thế kỷ 16, người Funj tiến về vùng lân cận Habesh Eyalet, chinh phục vùng tây bắc Eritrea.[36] Do không thể tiến công vương quốc Funj và Ethiopia, Ottoman từ bỏ chính sách bành trướng của họ.[37] Do đó từ những năm 1590 trở đi, mối đe dọa từ Ottoman đã chấm dứt khiến liên minh Funj-Ethiopia trở nên không cần thiết, và quan hệ giữa hai quốc gia dần chuyển sang trạng thái thù địch công khai.[38] Tuy nhiên, vào cuối năm 1597, mối quan hệ này vẫn được mô tả là thân thiện khi thương mại đang phát triển.[39]

Trong khi đó, thời sultan Dakin (1568–1585) chứng kiến ​​vị vua nhỏ cai trị miền bắc Nubia Ajib trỗi dậy. Khi Dakin trở về sau một chiến dịch thất bại ở vùng biên giới Ethiopia-Sudan, Ajib đã có đủ quyền lực để đòi quyền tự trị cao hơn. Vài năm sau, ông ta ép sultan Tayyib kết hôn với con gái của mình, khiến Tayyib và con cháu bao gồm người kế vị Unsa trở thành chư hầu của ông. Abd al-Qadir II sau đó phế truất Unsa vào năm 1603/1604, khiến Ajib xâm chiếm miền trung nước Funj. Quân đội của ông đẩy lùi vua Funj về phía đông nam. Như vậy, Ajib đã cai trị một đế chế trải dài từ Dongola đến tận Ethiopia. Sau khi mất ngôi vào tháng 12 năm 1606, al-Qadir II trốn sang Ethiopia và quy phục hoàng đế Susenyos,[40] tạo cơ hội cho Susenyos can thiệp vào công việc của vương quốc.[41] Tuy nhiên, sultan mới của Funj Adlan I đã tìm cách lật ngược tình thế cuộc chiến chống lại Ajib,[42] cuối cùng giết chết ông vào năm 1611 hoặc 1612.[43] Trong khi đánh đuổi tàn quân của Ajib về phía bắc, chính Adlan đã bị phế truất và được con trai cựu vương Abd al-Qadir II, Badi I kế vị. Ông ban hành một hiệp ước hòa bình với các con trai của Ajib, đồng ý chia cắt nhà nước Funj. Những người kế vị Ajib, tức bộ lạc Abdallab, sẽ cai quản lãnh thổ ở phía bắc hợp lưu sông Nin XanhTrắng đồng thời cai trị với tư cách vua chư hầu Sennar. Điều này khiến người Funj mất quyền kiểm soát trực tiếp phần lớn vương quốc.[44]

Trong hai năm 1618-1619, nhà cai trị Medri Bahri Bahr Negash Gebre Mariam hỗ trợ Hoàng đế Susneyos trong một chiến dịch quân sự chống lại Vương quốc Hồi giáo Sennar. Hoàng đế Susneyos cử Bahr Gebre tấn công Mandara, nơi nữ hoàng Fatima kiểm soát một con đường lữ hành chiến lược từ Suakin. Bahr Negash đã bắt được Nữ hoàng Fatima, sau đó đưa bà này trở lại cung điện của Hoàng đế Susenyos ở Danqaz (Gorgora) và ra lệnh tiếp tục phục tùng Đế chế Ethiopia.[45]

Văn hóa

Ngôn ngữ

Trong thời kỳ Cơ đốc giáo, các ngôn ngữ Nubia đã được sử dụng giữa khu vực từ Aswan ở phía bắc đến một điểm chưa xác định ở phía nam, nơi hợp lưu của sông Nin XanhNin Trắng.[46] Chúng vẫn quan trọng trong thời kỳ Funj, nhưng dần dần tiếng Ả Rập thay thế[2] ở miền trung Sudan vào thế kỷ 19.[47]

Sultan

Những nhà cai trị Sennar mang tước hiệu Mek (sultan). Năm trị vì của họ có sự khác biệt tùy theo từng nguồn.[48][49]

  • Amara Dunqas 1503-1533/4 (AH 940)
  • Nayil 1533/4 (AH 940)-1550/1 (AH 957)
  • Abd al-Qadir I 1550/1 (AH 957)-1557/8 (AH 965)
  • Abu Sakikin 1557/8 (AH 965)-1568
  • Dakin 1568-1585/6 (AH 994)
  • Dawra 1585/6 (AH 994)-1587/8 (AH 996)
  • Tayyib 1587/8 (AH 996)-1591
  • Unsa I 1591-1603/4 (AH 1012)
  • Abd al-Qadir II 1603/4 (AH 1012)-1606
  • Adlan I 1606-1611/2 (AH 1020)
  • Badi I 1611/2 (AH 1020)-1616/7 (AH 1025)
  • Rabat I 1616/7 (AH 1025)-1644/5
  • Badi II 1644/5-1681
  • Unsa II 1681–1692
  • Badi III 1692–1716
  • Unsa III 1719–1720
  • Nul 1720–1724
  • Badi IV 1724–1762
  • Nasir 1762–1769
  • Isma'il 1768–1776
  • Adlan II 1776–1789
  • Awkal 1787–1788
  • Tayyib II 1788–1790
  • Badi V 1790
  • Nawwar 1790–1791
  • Badi VI 1791–1798
  • Ranfi 1798–1804
  • Agban 1804–1805
  • Badi VII 1805–1821

Nhiếp chính vương Hamaj

  • Muhammad Abu Likayik – 1769–1775/6
  • Badi walad Rajab – 1775/6–1780
  • Rajab 1780–1786/7
  • Nasir 1786/7–1798
  • Idris wad Abu Likayik – 1798–1803
  • Adlan wad Abu Likayik – 1803
  • Wad Rajab – 1804–1806

Bản đồ

Xem thêm

  • Biên niên sử Funj
  • Danh sách triều đại Hồi giáo Sunni

Tham khảo

Thư mục

Đọc thêm

Liên kết ngoài