Vương tộc Mecklenburg

Nhà Mecklenburg (tiếng Đức: Haus Mecklenburg), còn được gọi là Nikloting, là một triều đại gốc Slav ở Bắc Đức, cai trị cho đến năm 1918 tại vùng Mecklenburg, là một trong những vương tộc trị vì lâu nhất ở châu Âu. Nữ vương Juliana của Hà Lan (1909–2004) là thành viên của vương tộc này, vì cha của bà là Heinrich xứ Mecklenburg-Schwerin, con trai thứ của Đại công tước Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin.

Nhà Mecklenburg
Quốc giaMecklenburg
Danh hiệu
  • Nữ vương Hà Lan
  • Vua Thụy Điển
    Đại công tước, Công tước và Lãnh chúa xứ Mecklenburg
    Thân vương là Lãnh chúa xứ Wenden
    Prince of Ratzeburg
    Thân vương xứ Schwerin
    Bá tước xứ Schwerin
    Lãnh chúa xứ Rostock
    Lãnh chúa xứ Stargard
    Nhiếp chính Nga
    Nhiếp chính xứ Brunswick
Người sáng lậpPribislav
Người cuối cùngGustav Adolph (Güstrow)
Friedrich Franz IV (Schwerin)
Adolphus Friedrich VI (Strelitz)
Người đứng đầuCông tước Borwin[1][2]
Sáng lập1167; 857 năm trước (1167)
Phế truất1918
Dân tộcGerman
Dòng nhánhMecklenburg-Güstrow (extinct)
Mecklenburg-Schwerin (extinct in male line)
Mecklenburg-Strelitz

Nguồn gốc

Gia tộc Mecklenburg được thành lập bởi Pribislav, một Thân vương Obotrite (Slavic), người đã cải đạo sang Cơ đốc giáo và chấp nhận quyền thống trị của Công tước Sachsen Heinrich Sư tử (1142–1180), kẻ thù của người cha đã khuất của ông, và trở thành Lãnh chúa xứ Mecklenburg (bắt nguồn từ Mikla Burg, "pháo đài lớn", pháo đài chính của họ). Obotrites sau đó đã được Đức hóa. Nhánh chính của gia tộc được nâng lên công tước vào năm 1347.

Huy hiệu

Huy hiệu của Mecklenburg chia thành sáu phần và một tấm khiên hình chữ khắc ở giữa.

Trên huy hiệu của Nhà Mecklenburg chia ra làm 6 khoảnh với 6 biểu tượng khác nhau, thể hiện cho 6 lãnh thổ được cai trị bởi gia tộc, bao gồm: Công quốc Mecklenburg, Lãnh địa Rostock, Thân vương quốc Schwerin, Bá quốc Schwerin, Thân vương quốc Ratzeburg, Lãnh địa Stargard và Thân vương quốc Wenden.[3]

Tuyên bố ngai vàng Thụy Điển

Các Công tước xứ Mecklenburg từ thế kỷ XIV đã theo đuổi yêu sách thừa kế ở Thụy Điển. Công tước xứ Mecklenburg là hậu duệ và là người thừa kế của hai người phụ nữ gắn liền với các gia đình hoàng gia Scandinavia:

  • Bà cố nội của Lãnh chúa Heinrich II xứ Mecklenburg, một nữ quý tộc Scandinavia tên là Christina, vợ của Heinrich Borwin II, Lãnh chúa xứ Mecklenburg (mất năm 1226), là con gái của Vua Sverker II của Thụy Điển với người vợ đầu tiên. Christina là mẹ của Johann I xứ Mecklenburg, có con trai là Heinrich I xứ Mecklenburg.
  • Bà ngoại của Lãnh chúa Heinrich II xứ Mecklenburg, một phụ nữ tên là Marianna, là vợ đầu tiên của Công tước Barnim I xứ Pomerania (mất năm 1278), Lãnh chúa của Wolgast, đồng thời là em gái của Vua Eric XI của Thụy Điển. Marianna đã sinh ra một đứa con duy nhất, một cô con gái tên là Anastasia, sau này trở thành vợ của Heinrich I xứ Mecklenburg (mất năm 1302) và là mẹ của Heinrich II.

Vương triều Sverker đã tuyệt tự từ lâu, cuối cùng đã mất ngai vàng vào tay Vương tộc Eric. Dòng nam của vua Eric X đã tuyệt tự, và Birger Jarl, chồng của con gái ông (người duy nhất còn sống đến năm 1250), Ingeborg Eriksdotter của Thụy Điển đã hết sức cẩn thận để đảm bảo vương quyền cho các con trai của mình.

Tuyên bố giành ngai vàng Thụy Điển của Công tước xứ Mecklenburg đã trở thành hiện thực trong một thời gian trị vì ngắn ngủi: con trai của Heinrich II là Albrecht II, Công tước xứ Mecklenburg (1318–79), kết hôn với một người bà con là nữ thừa kế người Scandinavi tên là Euphemia của Thụy Điển và Na Uy (sinh năm 1317 và mất năm 1370 ). Con trai thứ hai của họ, công tước Albrecht III đã phế truất chú mình khỏi ngai vàng Thụy Điển và lên làm vua.

Margrete I của Đan Mạch đã chọn Eric xứ Pomerania làm người thừa kế. Eric là hậu duệ của em trai Albrecht III. Các vị vua của liên minh Kalmar đều là hậu duệ của Nhà Mecklenburg.

Dòng phụ hệ của Nhà Mecklenburg, hậu duệ của con trai út của Euphemia là Magnus I, Công tước xứ Mecklenburg, tiếp tục duy trì yêu sách ngai vàng của mình và thỉnh thoảng khuấy động tình hình ở Scandinavia.

Tham khảo

Nguồn

  • Ilka Minneker: Vom Kloster zur Residenz – Dynastische Memoria und Repräsentation im spätmittelalterlichen und frühneuzeitlichen Mecklenburg. Rhema-Verlag, Münster 2007, ISBN 978-3-930454-78-5
  • Erstling, Frank; Frank Saß; Eberhard Schulze (tháng 4 năm 2001). “Das Fürstenhaus von Mecklenburg-Strelitz”. Mecklenburg-Strelitz, Beiträge zur Geschichte einer Region (bằng tiếng Đức). Friedland: Steffen. ISBN 3-9807532-0-4.
  • Huberty, Michel; Alain Giraud; F. et B. Magdelaine (1991). L'Allemagne Dynastique, Tome VI : Bade-Mecklembourg. Le Perreux-sur-Marne: Giraud. ISBN 978-2-901138-06-8.

Liên kết ngoài