Cổ Mã Lai

Cổ Mã Lai (tên khác: Indonésien, Proto-Malay) là tên của chủng tộc sống vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước). Chủng cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn, tầm vóc thấp, cư trú trên toàn bộ vùng Đông Nam Á cổ đại trải dài từ sông Dương Tử ở phía bắc đến các hải đảo Indonesia ở phía nam; từ Ấn Độ ở phía tây đến quần đảo Philippines ở phía đông.

Cổ Mã Lai
Proto-Malay
Tổng dân số
≈ 90.000
Khu vực có số dân đáng kể
 Malaysia49.401 (2000)[1]
 Thái Lan3.000 [2]
 Singapore?
Ngôn ngữ
Tiếng Temuan, Jakun, Orang Kanaq, Orang Seletar, Orang Kuala, Urak Lawoi', Malay, Indonesia, Thái, tiếng Anh.
Sắc tộc có liên quan
Orang Laut, Temuan, Jakun, Orang Kallang, Orang Seletar, Orang Selat, Orang Gelam, Orang Asli, Malay, Negrito và các dân tộc Austronesia khác

Chủng Cổ Mã Lai được coi là tổ tiên của người Mã LaiMalaysiaIndonesia hiện đại[3][4], cũng được coi là tổ tiên của nhiều dân tộc ở Việt Nam.

Người Proto-Malay được coi là thuyền viên có kiến thức trong đi biển, đánh cá, và các kỹ năng nông nghiệp nâng cao. Theo thời gian họ định cư ở những nơi khác nhau và thông qua giao lưu dẫn đến giao thoa văn hóa, tôn giáo, tập quán, và có sự kết hôn của những người ở các bộ tộc Orang Asli[5] với người SemangSenoi. Bộ phận người bản địa sống tách biệt và được bảo tồn đến ngày nay, được gọi là những người Negrito.

Nguồn gốc

Theo các giả thuyết thịnh hành hồi cuối thế kỷ XIX - thế kỷ XX do các nhà nghiên cứu ở châu Âu đưa ra, điển hình là học giả người Pháp Louis Finot (1864-1935), và được phổ biến ở Việt Nam, chủng cổ Mã Lai là kết quả của sự kết hợp giữa đại chủng Mông Cổđại chủng Úc khi một quần thể của đại chủng Mông Cổ từ vùng Tây Tạng thiên di về phía đông nam hồi 30.000 năm trước[6]. Tại Malaysia được nêu là thuyết nguồn gốc Vân Nam.

Theo Bách khoa toàn thư Malaysia thì có ba giả thuyết về nguồn gốc của Proto-Malay:

  1. Thuyết nguồn gốc Vân Nam cho rằng từ đó một quần thể đại chủng Á đã di cư theo sông Mekong, được xuất bản lần đầu vào năm 1889. Thuyết này được hỗ trợ bởi R.H. Geldern, J.H.C. Kern, J.R. Foster, J.R. Logen, Slametmuljana và Asmah Haji Omar. Bằng chứng hỗ trợ thuyết này bao gồm: Công cụ bằng đá được tìm thấy ở quần đảo Malay là tương tự như các công cụ Trung Á; sự giống nhau về phong tục ở Malay và Assam; và các ngôn ngữ MalayKhmer có nhiều điểm chung vì các tổ tiên của người Campuchia có nguồn gốc tại thượng nguồn của sông Mekong.
  2. Thuyết nguồn gốc New Guinea (xuất bản lần đầu vào năm 1965).
  3. Thuyết nguồn gốc Đài Loan (xuất bản lần đầu vào năm 1997), dựa trên hiện tượng trong ngữ hệ Nam Đảo thì sự đa dạng ngôn ngữ tập trung nhất tại Đài Loan với các ngôn ngữ Formosa, trong khi bên ngoài Đài Loan chỉ có một là ngữ tộc Malay-Polynesia. Để biết thêm thông tin, xem Ngữ hệ Nam Đảo.

Một số nhà ngôn ngữ học lịch sử đã kết luận rằng có ít ỏi cơ sở ngôn ngữ cho việc phân chia Proto-Malay và người Malay thứ hai (Deutero-Malay) [7]. Các phát hiện cho thấy rằng Proto-Malay và các dân tộc Deutero-Malay có thể có cùng nguồn gốc. Các giả thuyết trước đây cho rằng người Deutero-Malay đến vùng này trong làn sóng di cư thứ hai, khoảng 300 trước Công nguyên, còn người Proto-Malay thì đã đến sớm hơn nhiều.

Tham khảo

Xem thêm