Di tích về thời Đinh

Di tích thời Đinh là hệ thống các di tích ở Việt Nam có lịch sử hình thành từ thời nhà Đinh hoặc có ở thời đại khác nhưng thờ các nhân vật lịch sử thuộc thời nhà Đinh, triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên.

Di tích Đền Thánh Mẫu (Thái Bình), nơi thờ một Hoàng hậu vợ Vua Đinh Tiên Hoàng
Cửa Đông vào Đền Đinh Lêcố đô Hoa Lư

Nhà Đinh là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt với kinh đô ở Hoa Lư và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên HoàngĐinh Phế Đế nhường cho Lê Hoàn. Nhà Đinh là triều đại mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ giành độc lập tự chủ lâu dài của đất nước Việt Nam. Hệ thống các di tích thời Đinh tập trung nhiều ở vùng lãnh thổ Đại Cồ Việt xưa, tức là các tỉnh khu vực châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ ngày nay.

Tổng quan

Các di tích thời Đinh có thể chia thành các nhóm Di tích hình thành từ thời Đinh và Di tích thờ nhân vật thời Đinh, phần lớn là các đền, đình, chùa, miếu thờ các nhân vật lịch sử.

  • Di tích hình thành từ thời Đinh: Di tích hình thành từ thời Đinh chỉ có ở nửa phía Bắc Việt Nam, các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra nằm trong phạm vi ranh giới nước Đại Cồ Việt xưa, tập trung nhiều ở di tích cố đô Hoa Lư.
  • Di tích thờ nhân vật thời Đinh: Di tích thờ nhân vật thời Đinh được xây dựng ở nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và có ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều hơn cả ở vùng ranh giới Đại Cồ Việt xưa.
  • Lê Hoàn cũng là vị tướng thời Đinh nên các di tích liên quan đến nhân vật lịch sử này và các vị tướng nhà Đinh sau tiếp tục theo giúp nhà Tiền Lê ở giai đoạn đã thay ngôi nhà Đinh thì vẫn xét vào di tích thời Đinh.

Danh sách di tích

Dưới đây danh sách các di tích thời Đinh phân theo các nhóm được cập nhật:

Di tích thờ thái hậu, hoàng hậu, công chúa

Danh sách các di tích thờ hoàng thân nhà Đinh, không tính các di tích như đền Phất Kim, Phủ Bà Chúa, chùa Bà Ngô đã thống kê vào nhóm cố đô Hoa Lư:

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Đình BườnMỹ Thắng, Mỹ Lộc[1]Nam ĐịnhDi tích quốc gia đình Bườn thờ Đinh Triều Quốc Mẫu Đàm Thị Thiềm, thân mẫu của Đinh Bộ Lĩnh gần đó có lăng mộ và miếu Trúc thờ 2 tướng Phùng Gia và Cao MộcThời Đinh
Miếu Lộc ThọĐộc Lập, Hưng Hà [2]Thái BìnhMiếu và đình Lộc Thọ thờ Đàm Hoàng Thái Hậu Đàm Thị (thân mẫu Vua Đinh) cùng các tướng lĩnh Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành đã về làng Lộc Thọ lập căn cứ chống Phạm Phòng Át.Thời Đinh
Đền Thung LáGia Hưng, Gia ViễnNinh BìnhCăn cứ Thung Lá có đền thờ Mẫu hậu của Vua Đinh và thờ Vương Bà bí ẩn đã có nhiều công lao chữa trị vết thương giúp Vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân. Thung Lá hiện là một điểm du lịch trên quê hương nhà Đinh.Thời Đinh
Miếu Long ViênGia Thủy, Nho QuanNinh BìnhĐền Long Viên hay miếu Long Viên thuộc thôn Mỹ Thịnh, nằm trên quê ngoại Vua Đinh, thờ Long Viên Đốc Khánh công chúa, là người đỡ đẻ khi Đinh Bộ Lĩnh chào đời.Thời Đinh
Đền Thánh MẫuĐông Sơn, Đông Hưng[3]Thái BìnhĐền Thánh Mẫu thờ Trinh Thục Hoàng hậu hay Trinh Minh Hoàng hậu là Đệ nhị cung phi trong Hoàng cung nhà Đinh. Bà là người có nhan sắc, tài nghệ văn chương và tinh thông võ nghệ.Tiền Lê
Đình Trạch XáHòa Lâm, Ứng HòaHà NộiĐình làng Trạch Xá thờ Tứ phi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen, là người có công phát triển truyền dạy nghề may trong cung đình Hoa Lư nên được hậu thế tôn vinh là Bà tổ nghề may.Tiền Lê
Đền Tổ nghề mayHòa Lâm, Ứng HòaHà NộiĐền Tổ nghề may được phục dựng năm 2014 trên nền đền cũ bị phá hủy bởi chiến tranh. Đền thờ Tứ phi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen, là người có công phát triển truyền dạy nghề may trong cung đình Hoa Lư nên được hậu thế tôn vinh là Bà tổ nghề may.Tiền Lê
Đền Tổ nghề mayMinh An, Hội AnQuảng NamĐền Bà Tổ nghề may Nguyễn Thị Sen được lập trong khu đô thị cổ Hội An để diễn ra lễ giỗ tổ nghề may hàng năm. Đền thờ Tứ phi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen, là người truyền dạy nghề may cho nhân dân, được hậu thế tôn vinh là Bà tổ nghề mayTiền Lê
Đền Bách CốcThành Lợi, Vụ BảnNam ĐịnhĐình Bách Cốc thờ Thái hậu Dương Vân Nga, tương truyền bà đã từng về đây đốc thúc binh lương. Ghi dấu ấn của bà làng Bách Cốc lập đền thờ tôn là Thần Hoàng làng.Tiền Lê
Phủ ViếtYên Chính, Ý YênNam ĐịnhMiếu Viết được thờ Đinh Tiên Hoàng, vì Hoàng Hậu Dương Vân Nga đã lấy Lê Hoàn nên để ghi công trạng của Bà, bà con Làng Viết đã lập bàn thờ Bà Dương Vân Nga ở Phủ Viết. Do vậy Phủ Viết trở thành chốn linh thiêng thờ mẫu từ xa xưa còn được bảo tồn đến hiện nay.Hậu Lê
Nghè Xuân PhảXuân Trường, Thọ XuânThanh HóaNghè Xuân Phả phối thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cùng vị thần chủ đền là Đại Hải Long Vương âm phù Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp giặc. Tại đây hàng năm lễ hội có Trò Xuân Phả rất độc đáo, do Hoàng hậu nhà Đinh trao truyền cho dân làng để dâng lên thành hoàng làng hàng nămThời Đinh
Đền Bạch MãLiên Thành, Yên ThànhNghệ AnPhối thờ Thái hậu Dương Vân Nga cùng với các con cháu bà là Lý Công Uẩn, Lê Thị Phất Ngân, Lý Thái Tông cùng vị thần chủ đền là Lý Nhật Quang.Thời Lý
Đình Tam ChúcBa Sao, Kim BảngHà NamĐình làng Tam Chúc thờ vua Đinh Tiên Hoànghoàng hậu Dương Thị Nguyệt là người Kim Bảng, Hà Nam cùng với vị thần Bạch Mã đã âm phù vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Đền Miếu BàVăn Xá, Kim BảngHà NamĐền miếu Bà ở làng Đặng Xá và Miếu Bóng Bà ở làng Chanh Thôn xã Văn Xá là 2 nơi thờ Công chúa Đinh Thị Ngọc Nương, con gái trưởng vua Đinh Tiên Hoàng trên quê hương của hoàng hậu Dương Nguyệt Nương.Thời Đinh
Miếu Bóng BàVăn Xá, Kim BảngHà NamMiếu Bóng Bà ở làng Chanh Thôn cùng với miếu Bà ở làng Đặng Xá thờ Công chúa Đinh Thị Ngọc Nương, con gái của vua Đinh Tiên Hoàng trên quê hương của hoàng hậu Dương Nguyệt Nương.Thời Đinh
Đình Phù SaViên Sơn, Sơn TâyHà NộiĐình làng Phù Sa thờ công chúa Phù Dung con gái vua Đinh Tiên Hoàng và Phò mã Trương Quán Sơn con trai của đại thần Trương Ma Ni, có công đánh giặc Tống xâm lược triều Tiền Lê, được ban thực ấp ở Sơn TâyTiền Lê
Đền làng SảiQuỳnh Lưu, Nho QuanNinh BìnhĐền hay phủ làng Sải thờ công chúa Phù Dung con Vua Đinh Tiên Hoàng và hoàng hậu Đinh Thị Tỉnh. Công chúa Đinh Phù Dung cùng với chồng là phò mã Trương Quán Sơn có công đánh dẹp giặc Chiêm Thành. Khi mất được lập đền thờ và được các triều vua sắc phong vì đã có công bảo vệ đất nước, che chở cho dân.Tiền Lê
Đền làng ĐồiQuỳnh Lưu, Nho QuanNinh BìnhĐền hay phủ làng Đồi thờ công chúa Liên Hoa con Vua Đinh Tiên Hoàng và hoàng hậu Nguyễn Thị Sen. Công chúa Đinh Liên Hoa là người tinh thông võ nghệ, theo giúp vua cha đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc và được ban thực ấp ở Trâm Nhị (Ân Thi, Hưng Yên). Khi mất được lập đền thờ và các triều vua sắc phong là Vua bà công chúa.Tiền Lê
Đình Trâm NhịVân Du, Ân ThiHưng YênĐình làng Trâm Nhị, xã Vân Du thờ công chúa Đinh Liên Hoa con vua Đinh Tiên Hoàng và hoàng hậu Đinh Thị Tỉnh, Công chúa Liên Hoa đã cùng cha dẹp loạn 12 sứ quân, sau có công lập ấp, gây dựng làng Trâm Nhị nên được nhân dân tôn thờ làm thành hoàng làng.Thời Đinh
Chùa Quán VinhNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhChùa Quán Vinh nằm bên quốc lộ 38B vào cố đô Hoa Lư, Trong chùa có thờ 2 công chúa con vua Đinh Tiên HoàngThời Đinh

Di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

Dưới đây là danh sách di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng không tính các di tích đền Vua Đinh, đình Yên Trạch, đình Yên Thành đã kê vào nhóm di tích cố đô Hoa Lư

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Đền Vua ĐinhYên Thắng, Ý YênNam ĐịnhLà nơi Đinh Bộ Lĩnh quy tụ lòng người, tuyển mộ trai tráng phục vụ công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân. Gò Đại Duyệt là nơi Vua chỉ huy quân sĩ luyện tập. Cánh đồng Mo là nơi quân sĩ bỏ lại những mo cau gói cơm nhiều đến mức chất thành những đống lớn...Tiền Lê
Đình Thượng ĐồngYên Tiến, Ý Yên[4]Nam ĐịnhĐình Thượng Đồng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và 2 anh em Đinh Đức Đạt, Đinh Đức Thông người Cát Đằng dấy binh theo Đinh Bộ Lĩnh. Khu vực của đình chính là nơi Vua Đinh đã đóng quân ngày xưa để đánh dẹp thu phục sứ quân Phạm Bạch HổHậu Lê
Đình ViếtYên Chính, Ý Yên[5]Nam ĐịnhLàng Viết là nơi nhà vua Đinh Tiên Hoàng cùng ba quân tướng sĩ đã dựng trại, luyện quân nhằm bảo vệ vùng cửa biển Thần Phù cửa ngõ phía đông bắc Cố đô Hoa Lư thời Đại Cồ Việt. Để ghi nhớ công ơn của Nhà vua cùng ba Quân Tướng sĩ người dân nơi đây đã dựng miếu thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, về sau, Đình - Chùa - Phủ được xây dựng mới với quy mô rộng hơn, khang trang vào năm 1805 - 1815.Hậu Lê
Đình Cát ĐằngYên Thắng, Ý YênNam ĐịnhLà là nơi khi xưa Vua Đinh Tiên Hoàng đã về đây để thu phục sứ quân Phạm Phòng Át, sau thành đình Cát Đằng là Vườn Quan nơi Phạm Bạch Hổ từng đóng quân. Ông đã gây dựng và biến nơi đây thành "Lầu Cát Đằng có tiếng, lâu đài chót vót sinh khí lành".Tiền Lê
Đền ThượngYên Tiến, Ý YênNam ĐịnhĐền Thượng còn được gọi là đền Cộng Hòa. Đền Thượng nằm cách đền Vua Đinh không xa. Tương truyền, đền Thượng là nơi Vua Đinh dựng cung thất.Tiền Lê
Đình Đằng ĐộngYên Hồng, Ý YênNam ĐịnhĐình làng Lẻ thuộc xã Yên Hồng, huyện Ý Yên. Đình Lẻ thờ Đinh Tiên Hoàng, là di tích đình làng được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2014.Tiền Lê
Đền làng BịchMinh Thuận, Vụ BảnNam ĐịnhĐền làng Bịch thờ phụng Vua Đinh Tiên Hoàng và vợ chồng danh tướng thời nhà Đinh có công mở mang làng Bịch cách đây hơn 1.000 năm, được nhân dân suy tôn là thánh, thần là Tướng quân Lê Khai và phu nhân Trần Thị Quế. Họ cùng người dân địa phương xây thành, hào để làm căn cứ; quy tụ người dân tham gia nghĩa quân cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Tiền Lê
Đàn Tế TrờiQuỳnh Lưu, Nho QuanNinh BìnhLà nơi Đinh Bộ Lĩnh lập đàn tế trời để tổ chức tế thần Nông dịp đầu xuân. Ngày nay, Ninh Bình đã phục dựng Đàn Kính Thiên Tràng An gần khu vực nàyThời Đinh
Đền BóngSơn Lai, Nho QuanNinh BìnhĐền Bóng là nơi Đinh Bộ Lĩnh xây dựng Hành cung phía Tây bảo vệ Kinh đô Hoa Lư. Thế kỷ X, các địa danh khu Hóc Lược, thung Chùa, núi Đầu cân, núi Rếch....thuộc xã Sơn Lai là nơi tuyển quân luyện tập binh sĩ, diễn ra các cuộc Lễ hội khao quân của vua Đinh.Tiền Lê
Đền Đông ThịnhSơn Lai, Nho QuanNinh BìnhDi tích đền Đông Thịnh là nơi Đinh Bộ Lĩnh xây dựng Hành cung phía Tây bảo vệ Kinh đô Hoa LưThời Đinh
Đền Lão CầuVăn Phú, Nho QuanNinh BìnhLà nơi Đinh Bộ Lĩnh đi sănTiền Lê
Đền Văn BòngGia Phương, Gia ViễnNinh BìnhQuê hương phát tích nhà ĐinhTiền Lê
Núi Kỳ LânGia Phương, Gia ViễnNinh BìnhNúi chùa Kỳ Lân tương truyền là nơi đặt Lăng phát tích nhà Đinh. Lăng Phát tích nằm ở lưng chừng núi.Thời Đinh
Đình Kính ChúcGia Phú, Gia ViễnNinh BìnhĐình làng Kính Chúc thờ Đinh Bộ Lĩnh trên ở gần quê ngoại của Vua. Nơi đây Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu, tập trận cờ lau.Thời Lý
Đình ThượngGia Phú, Gia ViễnNinh BìnhĐình Thượng Gia Phú thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Nơi đây thời trai trẻ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu, tập trận cờ lauThời Lý
Đình TraiGia Hưng, Gia ViễnNinh BìnhĐình Trai rất gần căn cứ động Hoa Lư. Nơi đây Đinh Bộ Lĩnh từng chăn trâu, tập trận cờ lau gần thuở ấu thơ.Thời Lý
Đình LượcSơn Lai, Nho QuanNinh BìnhĐình làng Lược ngoài thờ Vua Đinh Tiên Hoàng còn là nơi thờ cúng Nam quốc đô đài Trấn Bắc Đại Vương, tướng của Vua và Chăn Vương Công chúa Đinh Thị Huyền Chân.Thời Đinh
Đình VuaSơn Lai, Nho QuanNinh BìnhĐình và phủ thôn Sát là nơi đặt hành cung phía Tây thời Đinh. Đình là nơi thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, Thành hoàng bản thổ Đinh Công Á, phủ là nơi thờ Thủy Tinh Công chúa, Thiên Danh Công chúa, Thiên Tinh công chúa và Ngọc Thanh công chúa.Thời Đinh
Đình Ngọc MỹSơn Lai, Nho QuanNinh BìnhĐình Ngọc Mỹ thờ vua Đinh trên vùng đất là nơi đặt hành cung phía Tây thời ĐinhThời Đinh
Đình Mỹ HạGia Thủy, Nho QuanNinh BìnhGia Thủy là quê mẹ của Vua Đinh Tiên Hoàng và quê hương của thái hậu Dương Vân NgaThời Đinh
Đình Ngọc NhịGia Thủy, Nho QuanNinh BìnhĐình Ngọc Nhị trên quê hương Gia Thủy của thái hậu Đàm Thị thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Đình nằm gần sông Bôi.Thời Lý
Đình Ngọc BaGia Thủy, Nho QuanNinh BìnhThờ Vua Đinh Tiên Hoàng trên quê hương của Đinh Triều Quốc MẫuThời Lý
Đình Trung TrữNinh Giang, Hoa LưNinh BìnhĐình Trung Trữ thờ Vua Đinh, Vua Lê và thái hậu Dương Vân Nga. Đình nằm gần kinh đô Hoa LưTiền Lê
Động Hoa LưGia Hưng, Gia ViễnNinh BìnhĐộng Hoa Lư là một thung lũng trong lòng núi. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh trước khi tiến hành đánh dẹp 12 sứ quânThời Đinh
Chùa Lạc KhoáiGia Lạc, Gia ViễnNinh BìnhChùa nằm tại ngã ba sông nên gọi là chùa Giao Thủy. Tương truyền, chùa Lạc Khoái là nơi xưa kia Vua Đinh đi bắt cá ở sông Hoàng Long có vào ngủ trọ. Sau này Vua còn cho lập hành cung ở đây để cùng Dương Vân Nga chiêm ngưỡng cảnh đẹp.Thời Đinh
Phủ ĐạiTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Đại nằm bên sông Sào Khê. Rất gần kinh đô Hoa Lư. Phủ Đại thờ Vua Đinh và người bạn Nguyễn Bặc đồng thời là tướng của Vua.Hậu Lê
Đền Trần xóm CốngKhánh Lợi, Yên KhánhNinh BìnhĐền Trần thuộc xóm Cống, xã Khánh Lợi, Yên Khánh phối thờ Vua Đinh Tiên Hoàng với các vị: Cống Thủy Thanh Long, Đông Hải Đại Vương, Lực Lộ Đại Vương và Nguyễn Bật Luân.Hậu Lê
Đền LăngLiêm Cần, Thanh LiêmHà NamĐền Trung trong di tích đền Lăng vốn là sinh từ thời Vua Đinh. Là căn cứ Vua Đinh về đây tuyển quân và quê hương Lê Hoàn. Hiện nay đền Lăng đang được tôn tạo thành khu du lịch.Thời Đinh
Đình YếnThanh Hà, Thanh LiêmHà NamThờ Vua Đinh quê hương Lê HoànThời Đinh
Đình Phương KhêNgọc Sơn, Kim BảngHà NamDi tích lịch sử đình Phương Khê ở xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng là nơi thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, tương truyền vùng đất này là nơi vua đặt đồn trại và tuyển dụng binh lính trong chiến dịch dẹp loạn 12 sứ quân.[6]Thời Đinh
Đình Lạc NhuếĐồng Hóa, Kim BảngHà NamĐình làng Lạc Nhuế xưa là một căn cứ quân sự của Đinh Bộ Lĩnh. Vua Đinh đã về đây tuyển quân và sách lập Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt là người con gái địa phương.Thời Đinh
Miếu Thượng
Đồng Lạc
Đồng Hóa, Kim BảngHà NamMiếu Thượng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng còn ghi dấu tích một căn cứ quân sự, nơi chiêu mộ hào kiệt đánh dẹp 12 sứ quân.Tiền Lê
Miếu Trung
Chùa Đặng Xá
Văn Xá, Kim BảngHà NamNơi Vua Đinh lập đồn trại thu nạp quân sĩ dẹp giặc, quê hương của hoàng hậu Dương Thị Nguyệt.Tiền Lê
Đình Đôn LươngYên Bắc, Duy TiênHà NamĐình Đôn Lương ở phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên là nơi thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, tương truyền vùng đất này là nơi vua đặt đồn trại và tuyển dụng binh lính trong chiến dịch dẹp loạn 12 sứ quân.[6]Thời Đinh
Đền Đinh Tiên Hoàng ĐếHợp Thanh, Mỹ ĐứcHà NộiĐền Đinh Tiên Hoàng Đế ở làng Vài, xã Hợp Thanh là nơi Thờ Đinh Tiên Hoàng Đế. Khi xưa Đinh Bộ Lĩnh đã hành quân từ Nho Quan, qua Hòa Bình và dừng chân lập doanh trại và tuyển quân ở làng Vài.Thời Đinh
Đình Đoan NữAn Mỹ, Mỹ ĐứcHà NộiĐình làng Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là nơi ghi dấu ấn Đinh Bộ Lĩnh hành quân và dừng chân tại đây.[7]Thời Tiền Lê
Đền Vua Đinh Tiên HoàngAn Mỹ, Mỹ ĐứcHà NộiĐền Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là nơi ghi dấu ấn Đinh Bộ Lĩnh hành quân và dừng chân tại đây.Thời Tiền Lê
Đền Bách LinhHòa Nam, Ứng HòaHà NộiĐền Bách Linh có tượng thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng bài vị 99 vị thần của 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa. Đền Bách Linh có vai trò như một đền Hàng Tổng.Thời Đinh
Nhà thờ Vua ĐinhHòa Khương, Hòa VangĐà NẵngCó tượng thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng gia tộc họ Đinh1996
Nhà thờ Đinh TộcHạ Nông, Điện BànQuảng NamCó tượng thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng gia tộc họ Đinh2000
Đình Pác MòngQuảng Lạc, Tp Lạng SơnLạng SơnĐình Pác Mòng thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng các tướng lĩnh đi đánh dẹp vùng biên giới. Đây là di tích lịch sử văn hóa của người Tày thờ Vua Đinh.Hậu Lê
Đình Pò HángBính Xá, Đình LậpLạng SơnĐình Pò Háng là nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng của người Tày vùng biên giới Việt - Trung. Đình là một điểm du lịch gắn liền với tuyến đường hoa lau và cột mốc biên giới 1297.Hậu Lê
Đền Phja ĐengCường Lợi, Na RìBắc KạnĐền Phya Đeng ở xã Cường Lợi, tỉnh Bắc Kạn, thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Đền có từ thời Hậu Lê, là nơi người Tày thờ quốc thần Đinh Tiên Hoàng cùng Nùng Trí Cao.Thời Nguyễn
Đình Phù LiệtThắng Lợi, Văn GiangHưng YênThờ Vua Đinh Tiên Hoàng và ngũ vị đại vương giúp vua dẹp loạn.Thời Đinh
Miếu Vua ĐinhSong An, Vũ ThưThái BìnhThờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng gia tộc họ Đinh. Tương truyền Đinh Bộ Lĩnh từng qua đây và truyền dạy cho dân làng cách làm bánh Hú còn tồn tại đến ngày nay.Hậu Lê
Chùa Kỳ BáSong An, Vũ Thư[8]Thái BìnhAm Thiên Tự thờ Phật và vua Đinh Tiên Hoàng ĐếThời Nguyễn
Chùa An HòaCao Minh, Phúc Yên [9]Vĩnh PhúcThờ Phật và vua Đinh Tiên Hoàng ĐếThời Nguyễn
Đình Nông TrangNông Trang, Việt TrìPhú ThọThờ Đinh Tiên Hoàng Đế gắn với giai thoại ủng hộ của người dân khi vua về đây dẹp 2 sứ quân họ KiềuHậu Lê
Đình Vân CơMinh Phương, Việt TrìPhú ThọThờ Đinh Bộ Lĩnh. Theo truyền thuyết và các tài liệu lịch sử, dã sử có ghi chép rằng: Vị thần thờ ở đình Vân Cơ và đình Nông Trang thành phố Việt Trì là vua Đinh Tiên Hoàng, vị anh hùng dân tộc Việt Nam đã có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất Quốc gia, mở nền độc lập cho Đất nước từ thế kỷ X.[10]Hậu Lê
Đình Sóc BaiYên Bồng, Lạc ThủyHòa BìnhThờ Đinh Tiên Hoàng Đế gắn với tín ngưỡng của người MườngHậu Lê
Đình Cao PhongHòa Thắng, Buôn Ma ThuộtĐắk LắkThờ Đinh Tiên Hoàng Đế gắn với tín ngưỡng của người MườngHậu Lê
Đình Yên ThưYên Phương, Yên LạcVĩnh PhúcThờ Vua Đinh Tiên Hoàng đã truyền dạy võ công cho dân làng. Hàng năm vào dịp áp tết, ở làng Yên Thư có nghi lễ "Mục đồng đánh quân" và "chợ mục đồng" dành cho trẻ con rất nổi tiếng được lưu truyền.Hậu Lê
Cồn Đầu TrâuHải Phong, Hải LăngQuảng TrịCồn Đầu Trâu nằm tại làng Hưng Nhơn (Kẻ Vĩnh), xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nguyên là cồn mồ Đổng Thượng sau được bồi đắp to dần và trở thành nơi cúng kỵ Đinh Bộ Lĩnh hàng năm của làng Hưng Nhơn. Tại Cồn Đầu Trâu thường diễn ra tập trận cờ lau của trẻ em 2 làng Hưng Nhơn và An Thơ.Nhà Nguyễn.
Tượng đài Đinh Tiên HoàngĐông Thành, Tp Ninh BìnhNinh BìnhQuảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình là nơi đặt tượng đài Đinh Tiên Hoàng bằng đồng cao 10m, đặt ngoài trời.2010
Tượng cờ lau Đinh Bộ LĩnhBến Thành, Quận 1Thành phố Hồ Chí MinhTượng cờ lau Đinh Bộ Lĩnh mô tả Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ được các bạn suy tôn làm minh chủ. Tượng nằm trong công viên văn hóa Tao Đàn.1992
Tượng Anh hùng Đinh Bộ LĩnhPhường 1, Vũng TàuBà Rịa – Vũng TàuTượng đài Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh được đặt tại điện thờ Hồ Mây, phường 1, thành phố Vũng Tàu.2015

Di tích thờ 12 sứ quân

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Đình Lác Giã BàngTề Lỗ, Yên LạcVĩnh PhúcThờ sứ quân Nguyễn KhoanTiền Lê
Đình Vĩnh MỗCao Xá, Lâm ThaoPhú ThọThờ sứ quân Nguyễn Khoan tại nơi ông mở mang, lập làngTiền Lê
Đền Gia LoanThị trấn Yên LạcVĩnh PhúcThờ sứ quân Nguyễn Khoan, tước hiệu Quảng Trí Quân - vị vua tài cao trí lớn tại căn cứ quân sự Tam ĐáiTiền Lê
Đình Ném ĐoàiKhắc Niệm, Tp BNBắc NinhThờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tại nơi ông xây dựng chùa Cổ NiệmTiền Lê
Đình làng ĐôngKhắc Niệm, Tp BNBắc NinhĐình khu phố Đông, phường Khắc Niệm cũng là nơi thờ Vũ Ninh Vương Nguyễn Thủ Tiệp trên địa bàn khi xưa ông quản lýTiền Lê
Đình Hạp LĩnhHạp Lĩnh, Tp BNBắc NinhThờ sứ quân Nguyễn Thủ TiệpTiền Lê
Đình Tiên XáHạp Lĩnh, Tp BNBắc NinhThờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tại căn cứ Tiên DuTiền Lê
Đình Phúc NghiêmPhật Tích, Tiên DuBắc NinhThờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tại nơi có dấu tích thành cổ núi Bát Vạn do ông xây dựngHậu Lê
Đền GinNam Dương, Nam TrựcNam ĐịnhThờ sứ quân Kiều Công HãnThời Đinh
Đình Yên BìnhDương Xá, Gia LâmHà NộiThờ sứ quân Lý Khuê tại nơi ông mấtThời Đinh
Đình Dương ĐanhDương Xá, Gia LâmHà NộiThờ sứ quân Lý Khuê tại nơi ông mấtThời Đinh
Đền MâyLam Sơn, Tp HYHưng YênThờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng ChâuTiền Lê
Đình Xích ĐằngLam Sơn, Tp HYHưng YênThờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng ChâuTiền Lê
Đền Hàng CáMinh Khai, Tp HYHưng YênThờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng ChâuTiền Lê
Đền thờ và Lăng MộNgọc Thanh, Kim ĐộngHưng YênThờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng ChâuTiền Lê
Đền Vua MâyĐại An, Vụ BảnNam ĐịnhThờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ôngTiền Lê
Đền Vua MâyQuang Trung, Vụ BảnNam ĐịnhĐền thôn Bất Di, xã Quang Trung cũng có tên là Đền Vua Mây thờ Phạm Bạch HổTiền Lê
Đình, ChùaĐại Thắng, Vụ BảnNam ĐịnhThờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ôngTiền Lê
Đình Phương MạcPhương Đình, Đan PhượngHà NộiThờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ôngTiền Lê
Đình Phương MạcThanh Đa, Phúc ThọHà NộiThờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ôngTiền Lê
Đình Đông HảiĐông Vinh, Đông HưngThái BìnhThờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ôngTiền Lê
Đền Khai LongTân Sơn, Đô LươngNghệ AnĐền Khai Long là 1 ngôi đền thiêng được xây dựng cách đây trên 1.000 năm. Tương truyền đây là nơi Ngô Xương Xí chiêu dân lập căn cứ thời 12 sứ quân.Thời Đinh
Đền Khai LongTrung Sơn, Đô LươngNghệ AnĐền Khai Long thờ vị tướng Thập Nhị Sứ Quân là Ngô Xương Xí được phong tặng Thượng thượng Đẳng - Tối Linh Đại Vương.Tiền Lê
Đình Phú DuyAn Phú, Mỹ ĐứcHà NộiNgô Xương Xí cũng được thờ làm thành hoàng làng Phú Duy, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, phía nam Hà Nội. Bãi tập trận của nghĩa quân xưa kia chính là những bãi trên núi quanh đầm Cửa Hương.Tiền Lê
Đình Phí TrạchPhương Tú, Ứng HòaHà NộiNgô Xương Xí cũng được thờ làm thành hoàng làng Phí Trạch, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, phía nam Hà Nội.Tiền Lê
Đền Tam XãSài Sơn, Quốc OaiHà NộiĐền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn. Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, Đa Phúc là 3 xã cùng chung một đền thờ.Tiền Lê
Đình Thụy KhêSài Sơn, Quốc OaiHà NộiThờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mấtTiền Lê
Đình Sài KhêSài Sơn, Quốc OaiHà NộiThờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mấtTiền Lê
Đình Đa PhúcSài Sơn, Quốc OaiHà NộiThờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mấtTiền Lê
Đền Phù Sa ThượngHoàng Nam, Nghĩa HưngNam ĐịnhThờ sứ quân Ngô Nhật Khánh tại cửa biển nơi ông bị bão dìm chếtHậu Lê
Đình Ngô SàiThị trấn Quốc OaiHà NộiĐình nằm ở gần sông Tích, được coi là vị trí trung tâm thành Quèn xưa của Đỗ Tướng Công. Theo truyền thuyết địa phương, Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài những chiến công hiển hách, ông còn là người giúp nhân dân trong "Nông – Trang – Canh – Cửi" nên khi mất được người dân trong lãnh địa suy tôn là thành hoàng làng.Tiền Lê
Đình Cổ HiềnTuyết Nghĩa, Quốc OaiHà NộiThờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mấtTiền Lê
Miếu họ ĐỗBình Minh, Thanh OaiHà NộiThờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại căn cứ quân sự đồn Bảo ĐàTiền Lê
Đình Bình XáBình Phú, Thạch ThấtHà NộiThờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại vùng ông chiếm đóng, nửa nam Thạch ThấtTiền Lê
Đình Đông TrạchNgũ Hiệp, Thanh TrìHà NộiThờ sứ quân Nguyễn Siêu tại căn cứ quân sự Tây Phù LiệtTiền Lê
Đình Việt YênNgũ Hiệp, Thanh TrìHà NộiĐình còn có tên Kẻ Vẹt. Đình Việt Yên thờ tướng Nguyễn Siêu làm thành hoàng làng. Nguyễn Siêu cho quân sĩ tập luyện, xây thành đắp lũy trên từ sông Cái xã Việt Yên, dưới thì ngang sông Con tới xã Phúc Am.Tiền Lê
Đình Đông PhùĐông Mỹ, Thanh TrìHà NộiThờ sứ quân Nguyễn Siêu tại căn cứ quân sự Tây Phù LiệtTiền Lê
Đình Văn UyênDuyên Hà, Thanh TrìHà NộiThờ sứ quân Nguyễn Siêu tại căn cứ quân sự Tây Phù LiệtTiền Lê
Đình Liễu NgoạiKhánh Hà, Thường TínHà NộiThờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi gần căn cứ quân sự Tây Phù LiệtTiền Lê
Đình Lạc ThủyĐông Kết, Khoái ChâuHưng YênThờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ôngTiền Lê
Đền Quan Trấn BắcĐại Tập, Khoái ChâuHưng YênThờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ôngTiền Lê
Đền HậuĐông Kết, Khoái ChâuHưng YênThờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ôngTiền Lê
Đình Trung HàAn Vĩ, Khoái ChâuHưng YênThờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ôngTiền Lê
Đình Cung ChúcTrung Lập, Vĩnh BảoHải PhòngĐình Cung Chúc phối thờ tướng quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưaTiền Lê
Miếu Chiều BàngTrung Lập, Vĩnh BảoHải PhòngMiếu Chiều Bàng là nơi thờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưaTiền Lê
Đình Cự LộngTrần Lãm, Tp TBThái BìnhThờ sứ quân Trần Lãm cùng hai vị thánh là Đông Hải Đại vương và Nam Hải Đại vương có công dẹp giặc, trị thủy, giữ nước tại vùng Bố Hải Khẩu xưaTiền Lê
Đình Lạc ĐạoTrần Lãm, Tp TBThái BìnhThờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưaTiền Lê
Đình BoKỳ Bá, Tp TBThái BìnhThờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưaTiền Lê
Miếu Vua LãmThành phố Thái BìnhThái BìnhThờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưaTiền Lê
Đền XámHồng Quang, Nam TrựcNam ĐịnhThờ sứ quân Trần Lãm tại căn cứ quân sự của ông xưaTiền Lê
Đình Phú HàoĐiền Xá, Nam TrựcNam ĐịnhThờ sứ quân Trần Lãm lập ra làng Phú Hào và xã Điền XáTiền Lê
Đình Liễu NhaMỹ Phúc, Mỹ LộcNam ĐịnhĐình làng Liễu Nha thờ sứ quân Trần Lãm và thuộc tướng của ông là Trần Dũng Lực tại căn cứ quân sự của ông xưa.Tiền Lê
Đình ĐôngMỹ Phúc, Mỹ LộcNam ĐịnhĐình Đông thôn Tam Đông thờ sứ quân Trần Lãm và thuộc tướng của ông là Trần Dũng Lực tại căn cứ quân sự của ông xưa với lễ hội mở vào ngày 10 tháng 4 âm lịch hằng năm.Tiền Lê
Đình TâyMỹ Phúc, Mỹ LộcNam ĐịnhĐình Tây thôn Tam Đông thờ sứ quân Trần Lãm và Trần Dũng Lực là thuộc tướng của Trần Lãm tại căn cứ quân sự của ông lập ra khi xưaTiền Lê
Đình Dậu TrìHồng Thái, Ninh GiangHải DươngThờ sứ quân Trần Lãm thời Đinh tại nơi ông âm phù nhà TrầnThời Trần
Đình NhạpHùng Vương, TX Phú ThọPhú ThọThờ sứ quân Kiều Thuận tại nơi ông mấtThời Đinh
Đền Trù MậtVăn Lung, TX Phú ThọPhú ThọThờ sứ quân Kiều Thuận tại nơi ông mấtThời Đinh
Đình BếnPhụng Công, Văn GiangHưng YênThờ sứ quân Lã Đường tại căn cứ Tế GiangThời Đinh
Đền ThượngMỹ Hà, Mỹ LộcNam ĐịnhThờ sứ quân Lã Đường tại căn cứ quân sự của ôngThời Đinh
Miếu Bản ThổMễ Trì, Nam Từ LiêmHà NộiThờ tướng nhà Ngô Lã Đại Liệu và con trai ông là sứ quân Lã ĐườngThời Đinh
Đình Cự ChínhNhân Chính, Thanh XuânHà NộiThờ tướng nhà Ngô Lã Đại Liệu và con trai ông là sứ quân Lã ĐườngThời Đinh
Đình Phi LiệtLiên Nghĩa, Văn GiangHưng YênThờ sứ quân Lã Đường với tôn hiệu Thạch Lã tướng quân, gần làng Phi Liệt là làng Phù Liệt thờ 5 vị đại vương có công phù giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Lã ĐườngThời Đinh

Di tích cố đô Hoa Lư

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Đền Vua ĐinhTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhThờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Hoàng tộc nhà Đinh và 4 vị Tứ trụ triều đình trung thần nhà ĐinhTiền Lê
Đền Vua LêTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhThờ Vua Lê Đại Hành, Lê Long Đĩnh, Dương Vân Nga cùng bài vị thờ Công chúa Phất Ngân và tướng Phạm Cự LượngThời Lý
Đền Phất KimTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhThờ công chúa Phất Kim, con gái Vua Đinh, vợ của sứ quân Ngô Nhật KhánhTiền Lê
Đền Nội Lâm (Trần)Trường Yên, Hoa LưNinh BìnhĐền Nội Lâm - ngôi đền trong rừng Vua Đinh xây dựng để thờ thần Quý Minh, sau này Trần Thái Tông về đây nên đổi thành đền TrầnThời Đinh
Đền Tứ TrụTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhĐền Tứ Trụ nằm cùng khu với đền Trình trong Quần thể di sản thế giới Tràng An, đền thờ 4 tướng đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu CơThời Đinh
Đình Yên TrạchTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhThờ Đinh Tiên Hoàng làm thành hoàng làng Yên TrạchTiền Lê
Đình Yên ThànhTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhThờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành làm thành hoàng làng Yên ThànhTiền Lê
Lăng Vua ĐinhTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhNằm trên đỉnh núi Mã Yên, trước đền Vua Đinh trong di tích cố đô Hoa LưTiền Lê
Lăng Vua LêTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhNằm bên chân núi Mã Yên, gần đền Vua Đinh và chùa Kim Ngân trong di tích cố đô Hoa LưTiền Lê
Bia Nhà LýTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhNằm ở quảng trường cổ đô Hoa Lư, do Hà Nội phục dựng tặng Ninh Bình trong di tích cố đô Hoa Lư dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội2010
Bia Câu DềnTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhCầu Dền là cây cầu cổ nằm ở cửa ngõ phía bắc vào Kinh đô Hoa Lư, cầu bắc qua sông Sào Khê trong di tích cố đô Hoa LưThời Đinh
Bia Cửa ĐôngTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhCầu Đông là cây cầu cổ nằm ở cửa ngõ phía đông vào Kinh đô Hoa Lư, cầu bắc qua sông Sào Khê trong di tích cố đô Hoa Lư, là nơi bá quan văn võ qua lại mỗi khi vào triều bệ kiến.Thời Đinh
Phủ Vườn ThiênTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Vườn Thiên thờ Kình Thiên Đại Vương Lê Long Thâu con cả Vua Lê Đại Hành cùng với hoàng tử Lý Long BồTiền Lê
Phủ Đông VươngTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Đông Vương thờ Đông Thành Vương Lê Long Tích con thứ hai của Vua Lê Đại Hành cùng với hoàng tử Lý Long BồTiền Lê
Phủ KhốngTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Khống nằm trong khu vực thành Nam Tràng An thờ 7 vị quan trung thần thời ĐinhThời Đinh
Phủ ĐộtTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Khống hay Đền Trình nằm trong khu vực thành Nam Tràng An thờ 2 vị quan trung thần thời Đinh là Tả Thanh Trù và Hữu Thanh TrùThời Đinh
Phủ ChợTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Chợ nằm trong khu vực chợ Cầu Đông thờ bà tổ hát chèo Phạm Thị Trân và vị quan Ngũ Lầu Đại Vương phụ trách 5 lầu ca hátThời Đinh
Phủ Phù DungTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Phù Dung thuộc thôn Yên Trạch, gần chân núi Cột Cờ thờ công chúa Phù Dung, con Vua Đinh Tiên Hoàng.Thời Đinh
Phủ Bến ĐòTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Bến Đò nằm ở bên sông Hoàng Long, thờ Đông Thái Đại Vương là vị quan coi cửa Bắc kinh đô Hoa Lư.Thời Đinh
Phủ Cửa ĐềnTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Cửa Đền thờ Ngũ Đạo Đại Vương, vị tướng phụ trách 5 đạo quân.Thời Đinh
Phủ VậtTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ Vật thờ Cẩm Trà Đại Vương, tướng phụ trách tuyển quân, vào ngày 6/1 âm lịch có hội vật tưởng nhớ ông.Thời Đinh
Phủ Thành HoàngNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhPhủ Thành Hoàng thuộc thôn Áng Ngũ thờ Nguyễn Bặc.Thời Đinh
Phủ Làng ThongNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhPhủ Làng Thong ở thôn Thong Bái thờ một vị tướng được tôn gọi là Vạn Dần Đại Vương phụ trách thủy quân thường xuyên luyện tập ở sông Sào Khê, đoạn gần hang Luồn suốt hai triều Đinh và Tiền Lê.Thời Đinh
Phủ Thong KhốngTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ nằm ở thôn Thiên Trường, xã Trường Yên thờ Đinh triều tả, hữu thái giám thời Đinh.Thời Đinh
Phủ Áng LẫmTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ nằm ở thôn Thiên Trường, xã Trường Yên thờ Đinh triều tả, hữu thái giám thời Đinh.Thời Đinh
Phủ Áng MươngTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ nằm ở thôn Thiên Trường, xã Trường Yên thờ Đinh triều tả, hữu thái giám thời Đinh.Thời Đinh
Phủ Ngòi GaiTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhPhủ nằm ở thôn Thiên Trường, xã Trường Yên thờ Đinh triều tả, hữu thái giám thời Đinh.Thời Đinh
Chùa Nhất TrụTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhĐược xây dựng từ thời Tiền Lê, nơi lưu giữ bảo vật thạch kinh cổ nhất Việt NamTiền Lê
Chùa Kim NgânTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhĐược xây dựng từ thời Tiền Lê, nơi lưu giữ tài sản, ngân khố triều đìnhTiền Lê
Chùa Cổ AmTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhChùa Am thuộc thôn Yên Trung, nằm ở phía tây bắc núi Đìa; chùa Đìa thuộc thôn Yên Thành, nằm ở phía đông nam núi Đìa, xã Trường Yên. Đây là hai chùa cổ thời Đinh xây dựng theo kiểu động chùa, tựa lưng vào núi.Thời Đinh
Chùa Duyên NinhTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhChùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ thời Đinh Lê, là chùa cầu duyên nổi tiếngThời Đinh
Chùa Bà NgôTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhChùa Bà Ngô nằm bên phải bờ sông Hoàng Long thuộc khu vực ngoại vi thành Hoa Lư xưa, là nơi hoàng hậu Hoàng Thị mẹ Ngô Nhật Khánh tu hành và tiến hành nghi thức sám hốiThời Đinh
Chùa Báo ÂnTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhChùa Báo Ân nằm cạnh Phủ Khống trong quần thể di sản thế giới Tràng An thờ các tướng lĩnh tử nạn trong nội chiến 12 sứ quân và chống Tống xâm lược lần thứ nhấtTiền Lê
Chùa Bái ĐínhGia Sinh, Gia ViễnNinh BìnhChùa Bái Đính là nơi thờ thần núi Cao Sơn tây trấn Hoa Lư tứ trấnThời Đinh
Chùa động Am TiênTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhLà nơi pháp trường xử án thời Đinh. Nơi gắn với các danh nhân Trương Ma Ni, phò Mã Trương Quán Sơn, công chúa Đinh Phù Dung, Thái hậu Dương Vân NgaĐức Thánh NguyễnThời Đinh
Chùa động Hoa SơnNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhLà nơi nuôi ấu chúa Đinh Toàn thời ĐinhThời Đinh
Chùa động Thiên TônThiên Tôn, Hoa LưNinh BìnhLà tiền đồn vào kinh đô Hoa Lư thời ĐinhThời Đinh
Chùa động Bàn LongNinh Xuân, Hoa LưNinh BìnhLà ngôi chùa cổ thời ĐinhThời Đinh
Nền cung điệnTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhNằm sâu cách mặt đất tự nhiên 3 m, được khai quật từ những năm 1970, sát khuôn viên đền vua Lê Đại Hành. Hiện đã xây dựng nhà mái che và trưng bày phục vụ du khách tham quanThời Đinh
Thành Hoa LưTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhKinh thành Hoa Lư gồm 10 đoạn tường thành đắp nối liền giữa các ngọn núi tự nhiên lại với nhau tạo thành 2 vòng thành Đông và thành Tây. Bên cạnh thành Hoa Lư là thành Tràng An là tòa thành tự nhiên phòng thủ bảo vệ mặt sauThời Đinh
Thành ĐôngTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhThành Đông thuộc 2 làng Yên Thành, Yên Thượng. Là nơi đặt cung điện Hoa Lư, có vai trò quan trọng hơn thành Tây và thành Nam. Gồm 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín: núi Đầm - núi Thanh Lâu - núi Cột Cờ - núi Chẽ - núi Chợ và đoạn nối từ núi Mã Yên sang thành Tây.Thời Đinh
Thành TâyTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhThành Tây hay thành trong có diện tích tương đương thành Đông, thuộc làng cổ Chi Phong cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi: núi Hàm Sá - núi Cánh Hàn - núi Hang Tó; núi Quèn Dót - núi Mồng Mang - núi Cổ Giải và tường đắp ngang thành trong.Thời Đinh
Thành NamTrường Yên, Gia Sinh
Ninh Xuân, Ninh Hải
Ninh BìnhThành Nam là kinh thành tự nhiên nằm ở phía Nam kinh đô Hoa Lư, thường được gọi là Tràng An có núi cao bao bọc xung quanh, bảo vệ mặt sau thành. Địa thế thành Nam rất vững chắc, đoạn sông Trường chảy qua thành Nam có một hệ thống khe ngòi chằng chịt từ các ngách núi đổ ra. Thành Nam có nhiều giá trị về mặt quân sự, là nơi dự trữ, thủ hiểm từ đây có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy.Thời Đinh
Núi Mã YênTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhNúi Mã Yên trông xa có hình yên ngựa. Đứng ở trên đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn cảnh cố đô Hoa Lư. Người xưa đã án táng Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi với quan niệm đề cao tinh thần thượng võ của người, dù mất vẫn còn trên yên ngựa, vì vậy để lên thăm lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng phải bước lên 150 bậc đá của núi Mã Yên.Thời Đinh
Núi Cột CờTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhNúi Cột Cờ ở phía đông kinh thành, núi Cột Cờ là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt, tại đây đã khai quật được dấu tích tường thành.Thời Đinh
Ghềnh ThápTrường Yên, Hoa LưNinh BìnhGhềnh Tháp là nơi Đinh Tiên Hoàng duyệt thủy quân. Khu vực này còn có hang Tiền, hang muối - nơi cất giữ tài sản quốc gia, động Am Tiên nhốt hổ, báo để xử người có tội.Thời Đinh
Sông Hoàng LongGia Viễn, Hoa LưNinh BìnhSông Hoàng Long dài 25 km, nơi gắn với những truyền thuyết rồng vàng chở Đinh Bộ Lĩnh qua sông. Sông nằm ở phía bắc kinh đô Hoa Lư, nơi đây có núi Cắm Gươm, suối Kênh GàThời Đinh
Sông Sào KhêGia Viễn, Hoa LưNinh BìnhSông Sào Khê là một nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu di tích cố đô Hoa Lư. Bến Dời Đô là nơi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô để xuống thuyền tiến về Thăng Long.Thời Đinh
Đàn Kính ThiênGia Sinh, Gia ViễnNinh BìnhĐàn Kính Thiên Tràng An được lập ở khu vực hành cung phía tây kinh đô Hoa Lư xưa, là nơi diễn ra lễ tế Trời, công bố với thiên hạ về việc thống nhất đất nước lên ngôi của Vua ĐinhThời Đinh

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Hà Nội

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Đình Trung Kính HạYên Hòa, Cầu GiấyHà NộiThờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn cùng với Nộn Công thời Hùng Vương.[11] Làng Trung Kính vốn là vùng đất cổ nằm bên sông Tô gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ.Hậu Lê
Đình Trung Kính ThượngYên Hòa, Cầu GiấyHà NộiThờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn cùng với Nộn Công thời Hùng Vương.[11] Làng Trung Kính vốn là vùng đất cổ nằm bên sông Tô gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ.Hậu Lê
Đền Trung NhaNghĩa Đô, Cầu GiấyHà NộiTướng Trần Công Tích làm quan dưới triều Đinh, quê ở trang Đông Lộc (Hưng Yên). Khi quân Tống xâm lược, Trần Công Tích đem 500 tinh binh đến đóng ở ấp Phượng Đảo, tức vùng Nghĩa Đô để luyện quân và tuyển quân lên biên giới chống lại giặc Tống. Hai bà vợ Lê Hồng Nương và Lê Quế Nương cũng là những nữ tướng hậu cần.[12]Tiền Lê.
Đình Đào ThụcThụy Lâm, Đông AnhHà NộiThờ Đương Giang, là một vị tướng nhà Đinh có công mang 5.000 quân lính và thu nạp 30 trai tráng làng Đào Thục đi đánh dẹp giặc Ngô cùng với một người trong mộng là Phi Nương Hoàng hậu. Bà là người đã phù giúp cho ông trong chiến trận.Tiền Lê
Đình Biểu KhêThụy Lâm, Đông AnhHà NộiĐình làng Biểu Khê cũng thờ Đương Giang, là một vị tướng nhà Đinh có công trong việc dẹp loạn 12 sứ quân thời Đinh Tiên Hoàng.Tiền Lê
Đình Mạnh TânThụy Lâm, Đông AnhHà NộiĐình làng Mạnh Tân cũng thờ Đương Giang đại vương, là một vị tướng nhà Đinh có công trong việc dẹp loạn 12 sứ quân thời Đinh Tiên Hoàng.Tiền Lê
Đền Lương SửVăn Miếu, Đống ĐaHà NộiDo Vua Lý Thái Tông cho xây dựng để thờ tướng nhà Đinh Phạm Cự Lượng, người đã giúp ông ngoại Vua (Lê Đại Hành) lên ngôi hoàng đế và phong ông là vị thần chuyên xét việc hình ngục.Thời Lý
Đình Bá DươngHồng Hà, Đan Phượng [13]Hà NộiThờ tướng Nguyễn Cả, tham gia dẹp 12 sứ quân, sau từ quan về làng dạy dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp, ông bày ra những trò vui thanh cao, trong đó có chơi diều cùng đám trẻ mục đồng.Tiền Lê
Đình Tình QuangGiang Biên, Long BiênHà NộiĐình làng Tình Quang thờ tướng nhà Đinh Đinh Điền và 2 vị thần khác. Đình Tình Quang đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật ngày 11/5/1993.Tiền Lê
Đình Mai PhúcPhúc Đồng, Long BiênHà NộiThờ hai anh em Xuân Vinh và Luận Nương đã tập hợp trai tráng trong làng thành đội dân binh, đánh bại các sứ quân Nguyễn Khoan, Lã Đường, Kiều Công Hãn.[14]Thời Đinh
Đình Cầu BâyThạch Bàn, Long Biên[15]Hà NộiĐình làng Cầu Bây thờ vị tướng Lã Lang Đường có công phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Em trai của vị tướng Lã Lang Đường là Lã Lang Đế được thờ ở làng Ngô bên cạnh làng Cầu Bây.Thời Lê
Đình làng NgôThạch Bàn, Long BiênHà NộiĐình làng Ngô thờ tướng nhà Đinh Lã Lang Đế có công phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và đánh quân Ngô.. Anh trai của vị tướng Lã Lang Đế là Lã Lang Đường được thờ ở làng Cầu Bây bên cạnh làng Ngô.Thời Lê
Đình Thống NhấtCự Khối, Long Biên[15]Hà NộiĐình Hạ Trại thôn Thống Nhất thờ Lã Lang Đế phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Lê
Đình Thổ KhốiCự Khối, Long BiênHà NộiĐình Thổ Khối có từ trước năm 1730, bên trong thờ 6 vị thành hoàng trong đó có 3 vị là Bạch Đa đại vương, Dị Mệ đại vương và Đào thành hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân.1730
Đình Cư AnTam Đồng, Mê LinhHà NộiĐình làng Cư An, xã Tam Đồng thờ Phạm Huyền Thông - Thái úy thống lĩnh tiền quân thủy bộ thời Đinh sau được phong Thái úy Thượng Quốc Đại Vương. Ông là người trang Hồ Liên (Thanh Oai), có công đánh dẹp các sứ quân Ngô Xương Xí, Nguyễn Siêu, Phạm Bạch Hổ. Ông cũng được thờ ở Đình Phương Mỹ xã Mỹ Hưng, Thanh Oai quê hương.[16]Tiền Lê
Đình Phương LiệtPhương Liệt, Thanh Xuân [17]Hà NộiThờ Tích Lịch đại vương Phạm Tích (3 anh em ông, Một người mặt xanh tên là Tích; mặt trắng tên là Thánh; mặt đỏ tên là Thành đã cùng theo giúp Đinh Tiên Hoàng lập được nhiều công lớn.Tiền Lê
Đình Hữu TừHữu Hòa, Thanh TrìHà NộiĐình làng Hữu Từ thờ Bà chúa Trai Phạm Thị Hến, sau được Vua Lê Đại Hành phong Phạm Hoàng hậu. Thần sắc các đền thờ gọi Bà là Đô Hồ phu nhânThời Lý
Đình Phú DiễnHữu Hòa, Thanh TrìHà NộiĐình làng Phú Diễn thờ Vua Lê Đại Hành và Bà chúa Trai, tức Đô Hồ phu nhân, sau được phong Phạm Hoàng hậuThời Lý
Đình Hữu Thanh OaiHữu Hòa, Thanh TrìHà NộiĐình làng Hữu Thanh Oai thờ Vua Lê Đại Hành tại nơi vua đóng quân để phá cuộc xâm lược của nhà Tống. Khi theo đường sông Nhuệ đến các làng Tó, Lê Hoàn đã dừng chân trên gò đất có hình con rùa ở Rừng Mơ. Dân làng ra chúc tụng và dâng cỗ chay. Về sau, dân làng lập miếu thờ ông trên gò này và thờ ông ở đình.Thời Lý
Đình Hoa XáTả Thanh Oai, Thanh TrìHà NộiĐình làng Hoa Xá và Minh Ngự Lâu là hai di tích gần kề nhau bên tả ngạn sông Nhuệ. Đình Hoa Xá hay đình làng Tó thờ Vua Lê Đại Hành và bà chúa Trai, tức Đô Hồ phu nhân Phạm hoàng hậu. Phía sau tam quan có đôi ngựa đá do Ngô Thì Nhậm cung tiếnThời Lý
Minh Ngự LâuTả Thanh Oai, Thanh TrìHà NộiMinh Ngự Lâu là nơi ở cũ của bà Chúa Hến (Đô Hồ phu nhân), nằm cách đình Hoa Xá khoảng 200m. Minh Ngự Lâu nhỏ hơn nhiều so với đình Hoa Xá và được làm theo một kiểu kiến trúc truyền thống với hai nếp nhà ba gian xếp thành hình “chữ Nhị”.Thời Lý
Đình Ba DânTứ Hiệp, Thanh Trì [18]Hà NộiThờ anh em của Nguyễn Bặc là Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục. Cả ba anh em ông đều là tướng nhà Đinh. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh giao Nguyễn Bồ làm chỉ huy tiến quân đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, không may Nguyễn Bồ cùng ba tướng Nguyễn Phục, Đinh Thiết, Cao Sơn tử trận.Thời Đinh
Đình TrungTứ Hiệp, Thanh TrìHà NộiThờ 2 tướng là Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục, là tướng nhà Đinh. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh giao Nguyễn Bồ làm chỉ huy tiến quân đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, không may Nguyễn Bồ cùng ba tướng Nguyễn Phục, Đinh Thiết, Cao Sơn tử trận.Thời Đinh
Đình Văn ĐiểnTứ Hiệp, Thanh TrìHà NộiThờ 2 tướng là Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục, là tướng nhà Đinh. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh giao Nguyễn Bồ làm chỉ huy tiến quân đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, không may Nguyễn Bồ cùng ba tướng Nguyễn Phục, Đinh Thiết, Cao Sơn tử trận.Thời Đinh
Đình Tự KhoátNgũ Hiệp, Thanh TrìHà NộiThờ tướng Cao Sơn, cùng với Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết đã hy sinh trong trận đánh dẹp sứ quân Nguyễn SiêuThời Đinh
Đình Phương MỹMỹ Hưng, Thanh OaiHà NộiĐình làng Phương Mỹ, xã Mỹ Hưng thờ Phạm Huyền Thông - Thái úy thống lĩnh tiền quân thủy bộ thời Đinh sau được phong Thái úy Thượng Quốc Đại Vương. Ông là người trang Hồ Liên (Thanh Oai), có công đánh dẹp các sứ quân Ngô Xương Xí, Nguyễn Siêu, Phạm Bạch Hổ. Ông cũng được thờ ở Đình Cư An xã Tam Đồng, huyện Mê Linh.[16]Tiền Lê
Đền Hoàng TrungHồng Dương, Thanh OaiHà NộiĐền làng Hoàng Trung thờ Lưu Cơ, được Đinh Bộ Lĩnh phong Đại Thống chế tướng quân, cho trông coi thành Đại La. Lưu Cơ không chỉ là người có công dẹp loạn 12 sứ quân mà còn lập ra làng Hoàng Trung.Chưa rõ
Đình Tảo DươngHồng Dương, Thanh OaiHà NộiĐình sàn Tảo Dương là một ngôi đình cổ được kiến tạo năm 1545, là nơi thờ tự tứ vị thành hoàng thời Đinh: Hoàng Tế đại vương, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm quan Thái úy. Trần Tuệ đại vương con ông Trần Kính, được vua Đinh phong làm “Thái phó đại tướng quân”. Trần Minh đại vương là anh em sinh đôi của ông Trần Tuệ, được phong làm “Tham tán binh sự tướng quân”. Hoàng Hựu đại vương (còn gọi là Nguyễn Hựu) là người Tảo Dương, con cụ Nguyễn Quang và cụ Đặng Thị Minh được vua Đinh phong làm “Điều sát binh sự tướng quân”.Hậu Lê
Đình MaiThanh Mai, Thanh OaiHà NộiĐình làng Mai hay đình Nga My Hạ thờ Hà Khôi đại vương là người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc cát cứ vùng Thanh Oai. Đinh Bộ Lĩnh từng cho quân đóng trại trên đất làng Mai, nay là 2 thôn Nga Mi Hạ và Nga Mi Thượng xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.Thời Đinh
Đình Cự ĐàCự Khê, Thanh OaiHà NộiThờ Hoàng Thông là tướng thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Hàng năm vào ngày 14 tháng giêng âm lịch có lễ hội Đại kỳ phúc tiến hành lễ rước thánh Hoàng Thông Phả Độ Đại Vương.Tiền Lê
Đình Quang LãngQuang Lãng, Phú Xuyên [19]Hà NộiQuần thể di tích Quang Lãng gồm các đền, đình, miếu, lăng mộ ở các làng thuộc địa bàn xã Quang Lãng thờ Lục vị đại vương (6 anh em trai là Nguyễn Vật, Nguyễn Lôi, Nguyễn Quảng, Nguyễn Quán, Nguyễn Linh, Nguyễn Lặc có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân). Riêng đình Quang Lãng là nơi thờ chính Nguyễn Quán và Nguyễn Lặc tại nơi mà 4 người em lập đồn Hạ.Thời Đinh.
Đình MễQuang Lãng, Phú XuyênHà NộiĐình làng Mễ thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Đình được xếp hạng di tích quốc gia.Thời Đinh
Đình Mai XáQuang Lãng, Phú XuyênHà NộiĐình Mai Xá nằm trong quần thể di tích thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.[20] Đình Mai Xá là nơi thờ chính Nguyễn Quảng và Nguyễn Linh tại nơi hai ông mất và cũng thuộc khu vực lập đồn Hạ.Thời Đinh
Đình Sảo ThượngQuang Lãng, Phú Xuyên [20]Hà NộiĐình Sảo Thượng là di tích quốc gia thờ Nguyễn Vật - hiệu Hiển Vật đại vương là người anh cả trong sáu anh em trai có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Đặc biệt, Đạo quân của ông Nguyễn Vật đã tiến về Trường Châu đánh thắng sứ quân Trần Hồ. Đình được xếp hạng di tích quốc gia năm 2001Thời Đinh
Đình TạQuang Lãng, Phú XuyênHà NộiĐình ông Tạ nằm trong quần thể di tích thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Đình Tạ và đình Sảo Thượng là nơi thờ chính Nguyễn Vật tại nơi người anh cả lập đồn ThượngThời Đinh
Đình Tầm KhêQuang Lãng, Phú XuyênHà NộiĐình Tầm Khê thuộc quần thể di tích thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Làng Tầm Khê thờ chính Nguyễn Lôi, người đã lập đồn Trung tại khu Cây Gạo.Thời Đinh
Đình Mai NộiMai Đình, Sóc SơnHà NộiThờ Nguyễn Bặc với biệt danh Quang Minh.Tiền Lê
Đình Lai SơnBắc Sơn, Sóc SơnHà NộiĐình Cúc làng Lai Sơn thờ 2 vị tướng thời Đinh: Đương Giang Đại Vương, Phi nương công chúa và 2 vị tướng thời Hùng Vương: Quý Minh, Cao Sơn. Đương Giang là vị tướng nhà Đinh có công thu nạp 5.000 quân lính ở Đông Anh (Hà Nội) đi đánh dẹp giặc Ngô.Tiền Lê
Đình SoCộng Hòa, Quốc OaiHà NộiĐình So là một trong những di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật độc đáo nhất của xứ Đoài. Đình thờ 3 anh em họ Cao có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đình So đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệtHậu Lê
Quán Trên,
Quán Dưới
Đồng Quang, Quốc OaiHà NộiKhu di tích quốc gia Quán Trên - Quán Dưới - Cây đa thờ thành hoàng làng Đồng Lư là 3 anh em họ Cao, người trang Sơn Lộ có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quânHậu Lê
Đình Đồng LưĐồng Quang, Quốc OaiHà NộiĐình làng Đồng Lư thờ thành hoàng làng Đồng Lư là 3 anh em họ Cao, người trang Sơn Lộ có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Làng Đồng Lư và Làng So xưa thuộc trang Sơn Lộ nên cùng có đình thờ tam vị thành hoàngHậu Lê
Đình Sơn ĐồngSơn Đồng, Hoài Đức [21]Hà NộiThờ Vương Thanh Cao, Bộ tướng của Vua Đinh Tiên Hoàng có công đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ ĐộngTiền Lê
Đền ThượngSơn Đồng, Hoài Đức [21]Hà NộiThờ Đào Trực, tướng Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành sau này. Ông có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân và giặc Tống xâm lược, sau lại truyền nghề mỹ nghệ cho dân làng Sơn ĐồngTiền Lê
Đền Mậu HòaMinh Khai, Hoài ĐứcHà NộiThờ Phạm Đông Nga đã theo Đinh Bộ Lĩnh và trở thành tướng tài, được phong Tổng đốc đại vương. Ông có công khởi dựng làng Mậu Hòa nằm ven bờ đê sông ĐáyThời Đinh
Đình Phương BảnPhụng Châu, Chương MỹHà NộiThờ 2 vị tướng nhà Đinh là Uy Sơn đại vương và Ngọ Tân đại vương. Hai ông là người làng Phương Bản từng chiêu mộ binh sĩ theo giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Trần
Đình Tiến ÂnThủy Xuân Tiên, Chương Mỹ[22]Hà NộiĐình Tiến Ân thờ Đặng Đống Thính và em trai Đặng Chiêu Pháp có công đánh dẹp 12 sứ quân, đặc biệt là trận đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở đồn Bảo ĐàThời Đinh
Đình Yên NhânHòa Chính, Chương MỹHà NộiThờ Hồ Thông là người văn võ toàn tài, thông minh, trí tuệ được phong làm chỉ huy phó sứ thời vua Đinh Tiên Hoàng.Hậu Lê
Đình làng SủiPhú Thị, Gia LâmHà NộiĐình Sủi thờ tướng nhà Đinh Đào Liên Hoa, có công dẹp loạn và mở mang đất hoang. Ông được Đinh Bộ Lĩnh phong làm Tây Vị Đại Vương rồi được cử đi Chánh sứ sang Trung Quốc. Khi huyện Gia Lâm có giặc loạn nổi lên, ông đem quân đi dẹp rồi lập đồn cùng trang ấp ở Thổ Lỗi, dậy nhân dân sản xuất, xây nhà cửa lo cuộc sống. Dân làng Sủi đã lập đình Sủi thờ ông và tôn ông là Thành hoàng làng.[23]Thời Đinh
Đình Thuận QuangDương Xá, Gia LâmHà NộiDi tích đình Thuận Quang thuộc thôn Thuận Quang, xã Dương Xá. Đình thờ Đại vương Phùng Tùng có công dẹp loạn 12 sứ quân ở thời nhà Đinh.[24]Thời Lý
Đình Kim SơnKim Sơn, Gia LâmHà NộiĐình Kim Sơn còn lưu giữ 17 sắc phong. Đặc biệt có cổ vật từ thế kỷ 15 gồm hai pho tượng phỗng bằng gỗ. Đình thờ hai anh em sinh đôi Cao Điền và Cao Đỗ (con ông Cao Trạch và bà Lê thị), có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và đánh giặc Chiêm Thành.[25]Thời Lý
Nghè Kim SơnKim Sơn, Gia LâmHà NộiNghè Kim Sơn thờ nhị vị đại vương triều Đinh Cao Điền Công và Cao Đỗ Công. Nghè Kim Sơn là nơi gốc thờ 2 vị Thành hoàng, chính là dinh của 2 ông lúc sinh thời.[26]Thời Lý
Đền Trung MầuTrung Mầu, Gia LâmHà NộiĐền làng Trung Mầu là di tích lịch sử lâu đời. Theo sắc phong, hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên đều thờ ba vị tướng thời Đinh: Cao Chương Đại Vương, Cao Gia Đại Vương, Tòng Chinh Đại Vương. Các vị tướng này đều là người xã Trung Mầu có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và Chiêm Thành giữ nước.Thời Lý
Đền Thịnh LiênTrung Mầu, Gia LâmHà NộiĐền làng Thịnh Liên là di tích lịch sử lâu đời. Theo sắc phong, hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên đều thờ ba vị tướng thời Đinh: Cao Chương Đại Vương, Cao Gia Đại Vương, Tòng Chinh Đại Vương. Các vị tướng này đều là người xã Trung Mầu có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và Chiêm Thành giữ nước.Thời Lý
Đình Đông Dư ThượngĐông Dư, Gia LâmHà NộiCác đình ở làng Đông Dư đều thờ Tam vị đại vương trong đó có tướng nhà Đinh Bạch Đa đại vương là người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Lý
Đình Đông Dư HạĐông Dư, Gia LâmHà NộiCác đình ở làng Đông Dư đều thờ Tam vị đại vương trong đó có tướng nhà Đinh Bạch Đa đại vương là người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Lý
Đình Bát TràngBát Tràng, Gia LâmHà NộiThờ Lưu Thiên Tử đại vương Lưu Cơ do những người thợ gốm làng Bồ Xuyên - Bạch Bát di dời từ quê hương Yên Mô, Ninh Bình ra đây lập nghiệp.Hậu Lê
Đền Phù LưuPhù Lưu, Ứng HòaHà NộiLàng Phù Lưu gồm 2 thôn Phù Lưu Thượng và Phù Lưu Hạ đều thuộc xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đình Phù Lưu Thượng và đình Phù Lưu Hạ thờ Không Bảng đaị vương triều Đinh, có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Có thuyết nói Không Bảng đại vương chính là Không Thần đại vương có tên húy là Cao Quang Vương, cũng được thờ tại đền làng Ngoại Hoàng xã Lưu Hoàng bên cạnh xã Phù Lưu.Thời Nguyễn
Đền Không ThầnLưu Hoàng, Ứng HòaHà NộiĐền Không Thần hay đình làng Ngoại Hoàng thờ Cao Quang Vương, vị tướng nhà Đinh có công giúp Vua dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt. Thời 12 sứ quân, Một đồn binh của Đinh Bộ Lĩnh đã đóng tại Kẻ Hóp (Ngoại Hoàng). Sau khi tướng lĩnh hy sinh người dân làng Ngoại Hoàng đã thờ ông là Thành Hoàng làng.Thời Nguyễn
Đình Quảng NguyênQuảng Phú Cầu, Ứng HòaHà NộiĐình làng Quảng Nguyên thờ Đống Củ Đại vương, là tướng tài danh của Đinh Tiên Hoàng Đế.[27] Đình Quảng Nguyên là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng về giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.Thời Nguyễn
Đình Thanh DươngĐồng Tiến, Ứng HòaHà NộiThờ Vua Lê Đại Hành và các hoàng tử con vuaThời Lý
Miếu CòPhương Tú, Ứng HòaHà NộiMiếu Cò cùng với đình Đụn nằm ở làng Động Phí. Miếu Cò là nơi thờ hai anh em Bạch Tượng, Bạch Địa và người em họ Đô Đài. Cả ba anh em có công thu nạp trai làng Động Phí tham gia dẹp loạn 12 sứ quânThời Đinh
Đình Động PhíPhương Tú, Ứng Hòa[28]Hà NộiThờ Bạch Tượng, vị tướng tham gia dẹp loạn 12 sứ quân. Thần tích, thần phả ở đình làng Động Phí cho biết Đinh Điền, Nguyễn Bặc có về đây thu nạp lực lượng Bạch Tượng gồm 500 quân línhThời Đinh
Đình Ngọc ĐộngPhương Tú, Ứng HòaHà NộiĐình làng Ngọc Động thờ Bạch Địa, vị tướng có công thu nạp trai làng Ngọc Động tham gia dẹp loạn 12 sứ quânThời Đinh
Đình Nguyễn XáPhương Tú, Ứng HòaHà NộiĐình làng Nguyễn Xá thờ Đô Đài, tướng tham gia dẹp loạn 12 sứ quânThời Đinh
Đình Hòa XáHòa Xá, Ứng Hòa [29]Hà NộiThờ Nguyễn Đức Chính là vị tướng có công dẹp loạn 12 sứ quân, đã được Đinh Tiên Hoàng phong làm tả đạo Tướng quânThời Đinh
Làng Vân ĐìnhVân Đình, Ứng Hòa [30]Hà NộiThời nhà Đinh, nhân dân Vân Đình đã ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân, lập nước Đại Cồ Việt. Ở thôn Vân Đình có đình Thượng, đình Nhì, đình Ba thờ ba anh em ruột người trang Vân Đình đã mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Quán Lục Sĩ ở Thanh Ấm thờ thần Minh Phúc – một tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công với nước.Thời Đinh
Đình ThượngVân Đình, Ứng HòaHà NộiĐình Thượng Vân Đình thờ người anh cả trong ba anh em trai người trang Vân Đình đã mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Làng Vân Đình hình thành từ thời Đinh, với tên gọi ban đầu là Kẻ Đinh, sau tránh họ Vua đổi san Kẻ Đình.Thời Đinh
Đình NhìVân Đình, Ứng HòaHà NộiĐình Nhì Vân Đình thờ người thứ hai trong ba anh em trai trang Vân Đình đã mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Đình BaVân Đình, Ứng HòaHà NộiĐình Ba Vân Đình thờ người em út trong ba anh em trai trang Vân Đình, có tên hiệu Mộc Hoàn Cư Sĩ đã mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Đình Thanh ẤmVân Đình, Ứng HòaHà NộiĐình làng Thanh Ấm thờ Minh Phúc Đại Vương đã đi theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Quán Lục SĩVân Đình, Ứng HòaHà NộiQuán Lục Sĩ ở Thanh Ấm cũng thờ Minh Phúc Đại Vương và võ sư Trương Ma Ni theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Trương Ma Ni có con trai Trương Quán Sơn là phò mã nhà ĐinhThời Đinh
Đình Hướng XáQuất Động, Thường TínHà NộiĐình làng Hướng Xá thờ tướng Đào Công Thắng là vị tướng văn võ toàn tài đã giúp vua Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, được phong làm đại vương lục quốc triệu lễ bộ công của triều đình. Nhân dân nhớ công ơn người, đã lập đình thờ người và tôn là Thành Hoàng đô hộ Hùng kế Đống Binh Đại Vương.[31]Thời Đinh
Đình An LãngVăn Tự, Thường TínHà NộiThờ Vua Lê Đại Hành và các hoàng tử con vuaThời Lý
Đền Vĩnh MộNguyễn Trãi, Thường TínHà NộiLàng Vĩnh Mộ có đền thờ và sự tích Nguyễn Bính, Bản Quán Thành Hoàng Hiển Ứng Linh Chương Tôn Thần thời 12 sứ quân, là vị tướng nhà Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.[32]Thời Lý

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Ninh Bình

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Đình Áng NgũNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhĐình làng Áng Ngũ thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản.Tiền Lê
Đình Ngô Khê HạNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhĐình làng Ngô Khê Hạ thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản.Tiền Lê
Đình Thanh Khê HạNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhĐình làng Thanh Khê Hạ thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản.Tiền Lê
Đình Ngô Khê ThượngNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhĐình làng Ngô Khê Thượng thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản.Tiền Lê
Đình Thanh Khê ThượngNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhĐình làng Thanh Khê Thượng thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản.Tiền Lê
Đền Con CòNinh Hòa, Hoa LưNinh BìnhĐền Con Cò nằm ven sông Chanh, thờ Nguyễn Bặc tại nơi ông bị hành thích.Tiền Lê
Phủ KhốngTrường Yên, Hoa Lư[33]Ninh BìnhThờ Tứ trụ triều Đinh, Đinh Công tiết chế và 7 quan trung thần là những trung thần của vua Đinh Tiên Hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân, chống lại Lê HoànThời Đinh
Đền XếchNinh Hòa, Hoa Lư[34]Ninh BìnhĐền Xếch ở thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân thờ Đinh Sài Bơi dẹp loạn 12 sứ quân và tận trung với nhà ĐinhThời Lý
Đền Nột LấmNinh Xuân, Hoa LưNinh BìnhĐền Nột Lấm hay đền Trên thuộc thôn Khê Đầu Thượng thờ đức thánh cả "Đinh triều tả giám sát hay "Hành Khiển Quang Lộc đại vương" là Nguyễn Bặc.Tiền Lê
Đền NgoàiNinh Xuân, Hoa LưNinh BìnhĐền Ngoài ở thôn Khê Đầu Thượng xã Ninh Xuân thờ đức đệ nhị là Tướng nhà Đinh.Tiền Lê
Đền Gối ĐạiNinh Hải, Hoa LưNinh BìnhThờ Việt Thắng Đại Vương - tướng nhà Đinh, trấn ải vùng đất phía tây ở Hoa Lư và sống ẩn tại thung Nham đến khi qua đời.Tiền Lê
Chùa Đẩu LongTân Thành, Tp NBNinh BìnhChùa Đẩu Long được xây dựng từ thời Tiền Lê, Thờ Nguyễn Bặc, Lê Hoàn cùng các vị thần khác.Tiền Lê
Đền ThượngNinh Sơn, Tp NB[35]Ninh BìnhThờ quan tổng tài Lã Quốc Tuấn về trấn giữ quê hương và dạy nghề dệt chiếu cho dân làng Thiện Trạo.Thời Đinh
Đền Đồng BếnĐông Thành, Tp NBNinh BìnhLà nơi Dương Vân Nga gặp gỡ Lê HoànThời Lý
Đền Vân ThịThanh Bình, Tp NBNinh BìnhThờ bà tổ sân khấu chèo Phạm Thị Trân, là người phụ trách ca hát trong cung đình Hoa Lư, Bà được hậu thế tôn vinh là bà tổ nghề hát chèo.Tiền Lê
Đình Yên KhoáiNinh Phúc, Tp NBNinh BìnhThờ hai tướng Cao Lịch, Cao Khiển dẹp loạn 12 sứ quânChưa rõ
Đền Phúc TrungNinh Phúc, Tp NBNinh BìnhThờ hai tướng Cao Các, Cao Sơn có công dẹp loạn 12 sứ quânTiền Lê
Đền Phúc HạNinh Phúc, Tp NBNinh BìnhThờ Lịch Lộ đại vương có công dẹp loạn 12 sứ quânTiền Lê
Đền Chi LạiNinh Phong, Tp NBNinh BìnhThờ Lịch Lộ đại vương có công dẹp loạn 12 sứ quânTiền Lê
Đền Đinh ĐiềnKhánh Thịnh, Yên MôNinh BìnhNằm cùng khuôn viên với chùa Tháp làng Yên Liêu Hạ, Thờ tướng Đinh Điền và phu nhân cùng Thiền sư Lương Tuấn.Tiền Lê
Đền Đinh ĐiềnKhánh Thịnh, Yên MôNinh BìnhNằm cùng khuôn viên với chùa Phượng Ban thuộc làng Yên Liêu Thượng, Thờ tướng quân Đinh Điền, phu nhân và Kiều Mộc thiền sư Lương Tuấn.Tiền Lê
Đền Thượng
Bồ Vi
Khánh Thịnh, Yên MôNinh BìnhĐền Thượng làng Bồ Vi xã Khánh Thịnh cũng thờ Đinh Điền, Phu nhân và Kiều Mộc thiền sư Lương Tuấn.Tiền Lê
Đền ThượngKhánh Thượng, Yên MôNinh BìnhĐền Thượng thôn Thắng Động thờ Lịch Lộ đại vương là tướng của Vua Đinh.Tiền Lê
Đền ThượngYên Lâm, Yên MôNinh BìnhLà nơi Lê Hoàn lập phòng tuyến đánh dẹp Chiêm ThànhThời Lý
Đền HạYên Lâm, Yên MôNinh BìnhLà nơi thờ quốc sư Khuông Việt, người lập ra làng Yên LâmThời Lý
Đền Vua LêYên Thắng, Yên MôNinh BìnhLà nơi Lê Hoàn lập phòng tuyến đánh dẹp Chiêm ThànhThời Lý
Đình Từ ĐườngYên Thái, Yên MôNinh BìnhLà nơi Lê Hoàn đánh dẹp Chiêm Thành đi quaThời Lý
Đình Quảng CôngYên Thái, Yên MôNinh BìnhLà nơi Lê Hoàn đánh dẹp Chiêm Thành đi quaThời Lý
Miếu HạYên Lâm, Yên MôNinh BìnhThờ Khuông Việt đại sư, quốc sư triều Đinh và Tiền LêThời Tiền Lê
Khởi Nguyên ĐườngGia Phương, Gia ViễnNinh BìnhNơi thờ của dòng họ Nguyễn Bặc trên quê hương.Tiền Lê
Lăng mộ Nguyễn BặcGia Phương, Gia ViễnNinh BìnhLăng mộ tưởng niệm tướng quân Nguyễn Bặc.Tiền Lê
Đền Ngọc SơnLiên Sơn, Gia ViễnNinh BìnhThờ Phò mã Lưu Cơ trên quê hương Gia Viễn.Thời Lý
Đền Quan Thái BảoLiên Sơn, Gia ViễnNinh BìnhThờ tướng Trịnh Tú, bạn của Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ và từng 2 lần được Vua Đinh Tiên Hoàng cử đi sứ Trung HoaThời Lý
Nhà thờ Thái úyYên Ninh, Yên KhánhNinh BìnhThờ tướng Phạm Cự Lượng cùng với mộ táng của ông đặt tại nghĩa trang làng Đa, xã Khánh Ninh, Yên Khánh.Thời Lý
Đền Tam ThánhKhánh An, Yên Khánh [36]Ninh BìnhThờ Đinh Điền, Thượng Trân Trưởng Công Chúa và Kiều mộc thiền sư Lương Tuấn giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn 12 sứ quân.Thời Lý
Chùa Phi ĐếKhánh An, Yên KhánhNinh BìnhThờ thân phụ, thân mẫu và tướng quân Đinh ĐiềnThời Lý
Miếu HạKhánh An, Yên KhánhNinh BìnhThờ tướng Đinh Điền và phu nhân cùng Thiền sư Lương Tuấn.Tiền Lê
Đền Đệ NhịKhánh An, Yên KhánhNinh BìnhĐền Đức Đệ Nhị thờ Lịch Lộ đại vương có công dẹp loạn 12 sứ quânThời Đinh
Đền Vua ThầyKhánh An, Yên KhánhNinh BìnhThờ Bản thổ Địch Lộ Tổ Sư Đại thần, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, chữa bệnh cho Hoàng tộc, được Vua Đinh phong là “Thái y Phúc Trạch Đại vương”. Ông mở trường dạy học, bốc thuốc cứu người, nhân dân tôn kính gọi là vua Thầy, lập đền thờ để thờ tự.Thời Đinh
Đền, chùa Phú MỹKhánh Vân, Yên KhánhNinh BìnhThờ tướng Đinh Điền và phu nhân cùng Thiền sư Lương Tuấn.Tiền Lê
Đền Nội Thị LânYên Ninh, Yên KhánhNinh BìnhThờ Lê Hoàn và Dương Vân NgaThời Lý
Đền Hành PhúcKhánh Phú, Yên KhánhNinh BìnhĐền thôn Hành Phúc thờ Lịch Lộ Đại Vương và Hành Khiển là tướng của Đinh Bộ LĩnhThời Đinh
Đình Thôn TânKhánh Lợi, Yên KhánhNinh BìnhThờ hai tướng Cao Sơn, Cao Các là 2 anh em trai, có công dẹp loạn 12 sứ quân. Sau khi Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh 2 ông bỏ vào lập nghiệp ở đất Nghệ AnThời Đinh
Đền làng KhoPhú Lộc, Nho QuanNinh BìnhĐền Kho thờ anh em Lê Chương, Lê Du cùng tập hợp 2000 quân sĩ theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp các sứ quân và được giao cai quản vị trí cũ. Nơi đây cũng có lăng mộ 2 ôngThời Đinh
Chùa, đình KhoPhú Lộc, Nho QuanNinh BìnhĐình Kho thờ tướng Lê Chương tại nơi ông đóng quân. Chùa Kho nằm cạnh đền Kho, được xây dựng trên đất do Vua Đinh ban cho Lê Chương. Lễ hội rước từ đình Kho về đền KhoThời Đinh
Đình BáiSơn Thành, Nho QuanNinh BìnhThờ tứ trụ triều Đinh gồm Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.Thời Lý
Đình Mai XáGia Thủy, Nho QuanNinh BìnhThờ Trần Cao Minh là tướng của Đinh Bộ Lĩnh đi dẹp các sứ quân. Do bại trận ông tự tuẫn tiết để bảo toàn danh dự.Thời Đinh
Đền Vua LêLai Thành, Kim SơnNinh BìnhThờ Lê Hoàn và Dương Vân NgaThời Lý

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Thái Bình

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Từ đường
Bùi Quang Dũng
Tân Bình, Tp Thái BìnhThái BìnhThờ Bùi Quang Dũng, tướng nhà Đinh và có công phù giúp nhà Lý dẹp loạn ở Kỳ Bố. Vua Đinh Tiên Hoàng phong Bùi Quang Dũng làm Trấn đông tiết độ sứ, đóng trị sở tại thành Kỳ Bố, kiêm chỉ huy 3 đạo quân thuộc vùng Đông Đạo (lúc này nhà Đinh có tất cả 10 đạo quân) và thăng cho hàm là Đặc tấn khai quốc thiên sách thượng tướng, tước Tĩnh an hầu.Thời Lý
Đền QuanHoàng Diệu, Tp Thái BìnhThái BìnhĐền Quan là di tích lịch sử nổi tiếng ở thành phố Thái Bình, Đền Quan là nơi thờ vị thần triều Đinh là “Tiết Chế Nam Đạo Đại Thần Tướng". Ngài họ Trần – húy Thắng, là tướng của sứ quân Trần Lãm trấn giữ Thái Bình. Việt Thắng Đại Vương là người có công dẹp loạn 12 sứ quân và giúp dân trị thủy sông Trà. Ngài sinh và mất ở thế kỷ 10. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê đều được tu bổ; Đền hiện tại được đại tu vào năm Duy Tân thứ 2.[37].Thời Đinh
Đình Đồng ĐứcPhúc Thành, Vũ ThưThái BìnhThờ thành hoàng làng Bùi Quang Dũng và Bùi Quang Đạt là những vị tướng thời Đinh Tiên Hoàng. Bùi Quang Dũng đã cùng quân sỹ khai khẩn các vùng đất hoang vu thuộc miền Đông đạo thành các cánh đồng tốt tươi, mầu mỡ, chiêu dân và đưa gia đình binh sỹ đến ở, cộng tất cả là 5 làng.Thời Lý
Đình Bùi XáMinh Lãng, Vũ ThưThái BìnhTừ đường họ Bùi và đình làng Bùi Xá thờ thành hoàng làng Bùi Quang Dũng, vị tướng nhà Đinh có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân và khai khẩn vùng đất Kỳ Bố Hải Khẩu, Thái Bình ngày nay.Thời Lý
Đình Miếu HoànhMinh Lãng, Vũ ThưThái BìnhĐình Miếu Hoành thuộc thôn Thanh Nội, xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đình Hoành thờ vị tướng thời Đinh có tên húy là Dương Đường Bộc làm Thành hoàng làng. Tướng quân Dương Đường Bộc là người có nhiều công lao giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và trấn giữ vùng đất Vũ Thư.Tiền Lê
Miếu BắcĐông Sơn, Đông HưngThái BìnhThờ 4 anh em trai họ Đinh, đều là Đại tướng Quân cai quản 1000 chiếc thuyền, binh tướng là thủy quân. Khi vua Đinh Tiên Hoàng đang thống lĩnh 15 vạn quân và hơn 3000 cỗ ngựa đang tác chiến với quân Tàu và các Sứ quân gồm trên 30 trận. Các ông đã cùng các tướng lĩnh đánh bại các sứ quân, tướng Hồ Công, Ngô Dương Sĩ, Đỗ Siêu, Lai Đốc bị chém và hơn 3 vạn quân bị giết lấp đầy sông Nhị Hà.Tiền Lê
Đền Phù LưuĐông Sơn, Đông Hưng[3]Thái BìnhĐền, đình Phù Lưu cũng thờ 4 vị tướng họ Đinh giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, họ có em gái là Hoàng hậu nhà Đinh Đinh Thị Tỉnh được thờ ở Đền Thánh Mẫu cùng làng. Sau này các ông đều làm quan dưới 2 triều Đinh - Lê.Thời Đinh
Đình Đông HảiĐông Vinh, Đông HưngThái BìnhThờ Phạm Bạch Hổ tại vùng chiếm đóng xứ ĐôngTiền Lê
Đền Vua LêMinh Tân, Đông HưngThái BìnhThờ thập đạo tướng quân Lê HoànThời Lý
Đình LưuĐông Phương, Đông Hưng[38]Thái BìnhThờ Khổng Chiêu hay Khổng Phúc Thần – là tướng theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Đình Thọ PhúHồng Minh, Hưng HàThái BìnhĐình làng Thọ Phú thờ Liên Công cùng 4 người con (4 vị tướng Kiều Công, Đức Công, Đề Công và Tử Công) có công về Hoa Lư cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Tiền Lê [39]
Đền Vua Lê Đại HànhChi Lăng, Hưng HàThái BìnhThờ Vua Lê Đại HànhThời Lý
Miếu, đền Tứ XãBắc Sơn, Hưng HàThái BìnhThờ Vua Lê Đại HànhThời Lý
Đình Làng KênhTây Đô, Hưng HàThái BìnhĐình Kênh thờ Vua Lê Đại HànhThời Lý
Đình Lộc ThọĐộc Lập, Hưng HàThái BìnhĐình làng Lộc Thọ nằm gần Miếu Lộc Thọ thờ Đinh Triều Quốc Mẫu ở xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, Thái Bình, Đình Lộc Thọ thờ 4 vị Thành Hoàng làng là các Tướng Đinh Điền, Phạm Thành, Lưu Công, Sát Công đã tận trung với triều Đinh.Thời Lý
Đền Vua LêĐông Đô, Hưng HàThái BìnhThờ thập đạo tướng quân Lê HoànThời Lý
Đền Thống NhấtThống Nhất, Hưng HàThái BìnhThờ tướng quân Phạm Hương Quan có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quânThời Lý
Đền Triều QuyếnHòa Tiến, Hưng HàThái BìnhĐền ở làng Triều Quyến, xã Hòa Tiến thờ Chu Minh Đại Vương; Thanh Kiền Đại Vương; Dầm Dề Đại Vương là những vị tướng thời Đinh Tiên HoàngThời Lý
Đền Vua LêHòa Bình, Hưng HàThái BìnhThờ thập đạo tướng quân Lê HoànThời Lý
Đền Lưu XáCanh Tân, Hưng Hà [40]Thái BìnhThờ Lưu Ngữ, giỏi văn võ, theo Lê Hoàn đến với Đinh Bộ Lĩnh từ những ngày đầu dẹp loạn.Tiền Lê
Đình KhảDuyên Hải, Hưng Hà [41]Thái BìnhThờ tướng Nguyễn Phúc đã chiêu binh, xây dựng lực lượng thành lập một căn cứ riêng ở Khả Khu, sau ông hàng phục Đinh Bộ Lĩnh, được phong làm quan.Tiền Lê
Đình Lập BáiKim Trung, Hưng HàThái BìnhThờ 3 anh em Tích Lịch, Thánh Đâu và Thành Hành con ông Phạm Trù theo Vua Đinh dẹp 12 sứ quân. Các ông cũng được thờ ở đình Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.Tiền Lê
Đình Việt Yên, Vườn MơĐiệp Nông, Hưng Hà[42]Thái Bình4 anh em họ Trịnh gồm: Minh công, Khang công, Nguyên công, Lương công đã giúp Vua Đinh đánh dẹp sứ quân Kiều Công Hãn. Vườn Mơ xưa là đại bản doanh của 4 anh em họ Trịnh, và là nơi yên nghỉ của thân phụ Trịnh Thông và bà vợ kế là Trần Thị Hạnh. Khi còn đang xây dựng lực lượng chống Ngô Xương Xí và sau này theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, 4 anh em họ Trịnh đã xây dựng ở giữa làng, canh vườn Mơ một hội đồng cung. Họ thường xuyên đến đây bàn bạc công việc, chỉ huy 4 đồn phòng thủ ở 4 góc làng.Thời Đinh.
Miếu Tư ChínhĐiệp Nông, Hưng Hà[42]Thái BìnhMiếu Tư Chính thờ Tướng Trịnh Minh công, đóng ở xứ Cửa Chùa, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm quản giới nguyên soái tướng quân.Thời Đinh.
Miếu Thượng ĐôngĐiệp Nông, Hưng Hà[42]Thái BìnhMiếu Thượng Đông thờ Tướng Trịnh Lương công đóng ở xứ Cửa Triệu, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm thống suất tướng quân.Thời Đinh.
Miếu Cả ĐoàiĐiệp Nông, Hưng Hà[42]Thái BìnhMiếu Cả Đoài thờ Tướng Trịnh Nguyên công đóng ở xứ Kiều Kinh, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm giám sát tướng quân.Thời Đinh.
Miếu Tư NhấtĐiệp Nông, Hưng Hà[42]Thái BìnhMiếu Tư Nhất thờ Tướng Trịnh Khang công đóng ở xứ Bến Bến, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm thượng dũng sứ.Thời Đinh.
Đình LạngThụy Chính, Thái Thụy [43]Thái BìnhThờ Cường Bạo Đại Vương là một vị tướng thời Đinh và là một nhân vật được thần thánh hóa trong cổ tích Việt Nam. Ông xuất thân là một ngư dân ngang tàng, có sức khỏe và tài năng chiêu dân chống lại thiên tai, được triều đình nhà Đinh trọng dụng và ban thưởng.Tiền Lê
Miếu Ba ThônThụy Hải, Thái Thụy [44]Thái BìnhThờ Nguyễn Quảng Lại (tên khác là Nguyễn Hãng) đã cùng các tướng tài giỏi khác phò Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân thống nhất Tĩnh hải quân và được phong giữ chức Thủy đạo đại tướng quân. Trong một lần cùng Đinh Tiên Hoàng truy đuổi tàn quân của Kiều Công Hãn, ông đã mất tích, xác trôi về cửa Bố Hải Khẩu rồi được người dân làng chài trang Quang Lang chôn cất và thờ cúng.Thời Đinh
Từ đường
Nguyễn Hữu
Thụy Hải, Thái Thụy [45]Thái BìnhTừ đường Nguyễn Hữu ở thôn Quang Lang Đông, xã Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình là nơi phụng thờ tổ nghề cá Quang Lang. Thời kỳ loạn 12 sứ quân, ông tổ nghề cá Quang Lang là Nguyễn Hữu Thắng vốn là “con độc” trong gia đình nho giáo trấn Sơn Tây, chẳng may bố mẹ mất sớm, ông thả thuyền trôi theo dòng sông rồi dạt vào vùng đất bên bờ biển này dựng lều mưu sinh. Ông truyền dạy nghề cá cho mọi người dân nơi này. Ông còn chặt thân cây Báng (tên chữ là Quang Lang) đập dập, lấy bột trong thân cây làm bánh ăn thay cơm gạo. Mọi người học theo ông và cái tên Quang Lang cũng hình thành từ ngày ấy.Thời Đinh
Đình Tu TrìnhThụy Hồng, Thái ThụyThái BìnhThờ 6 vị thần Hoàng thời nhà Đinh dẹp loạn 12 sứ quân. Đình được xây dựng từ thế kỷ X, nằm gần bến sông Mát, có tên là Đình Bến hay còn gọi là Đình 5 gian.Thời Đinh
Đình Lưu ĐồnThụy Hồng, Thái ThụyThái BìnhThờ tráng sĩ có tên là Gáo thông minh, văn võ song toàn đã theo nghĩa quân Trần Lãm- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, dựng nghiệp nhà Đinh. Sau được phong chức Đô ThốngThời Đinh
Đền Vua LêThái Thịnh, Thái ThụyThái BìnhThờ thập đạo tướng quân Lê HoànThời Lý
Đình Ngẫu KhêQuỳnh Khê, Quỳnh PhụThái BìnhThờ 3 anh em Phạm Công Thanh, Phạm Công Hoài, Phạm Công Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh bại quân lính của sứ quân Phòng ÁtTiền Lê
Đình Tô HảiAn Mỹ, Quỳnh PhụThái BìnhThờ Nguyễn Tử Minh, người gốc phủ Ứng Hòa, Hà Nội đã về Bố Hải Khẩu theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.Tiền Lê
Đền Cam MỹAn Ấp, Quỳnh PhụThái BìnhĐền làng Cam Mỹ thờ nhị vị tướng quân thời Đinh có tên húy: Hùng Công và Dũng Công. Đây là 2 vị tướng có nhiều công lao theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và có công lập làng Cam Mỹ, xã An Ấp, Quỳnh Phụ, Thái Bình.Tiền Lê
Đền Vua LêQuỳnh Sơn, Quỳnh PhụThái BìnhThờ thập đạo tướng quân Lê HoànThời Lý
Đền Vua LêQuỳnh Trang, Quỳnh PhụThái BìnhThờ thập đạo tướng quân Lê HoànThời Lý
Đình An KýQuỳnh Minh, Quỳnh PhụThái BìnhĐình làng An Ký thờ Từ Hải Đại Vương - tướng nhà Đinh, có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân và chiêu dân lập ấp ở vùng An Ký.Tiền Lê
Đình Đông TrụQuỳnh Minh, Quỳnh PhụThái BìnhĐình làng Đông Trụ thờ Đô Đài đại vương triều Đinh làm thành hoàng làng. Lễ hội hàng năm diễn ra từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch.để tưởng nhớ công ơn của ngài Đô Đài đại vương người có công dẹp Tống bình Chiêm.Tiền Lê

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Nam Định, Hà Nam

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Miếu TrúcMỹ Thắng, Mỹ Lộc[1]Nam ĐịnhMiếu Trúc thờ tướng quân Phùng Gia vị tướng nhà Đinh đã cùng với Cao Mộc đã về làng Bườn trông coi lăng mộ Đàm hoàng thái hậu, thân mẫu của Đinh Bộ Lĩnh. Ông cũng được thờ ở gian phía đông trong đình BườnThời Đinh
Lăng Cao MộcMỹ Thắng, Mỹ Lộc[1]Nam ĐịnhLăng mộ Tướng quân Cao Mộc cách đình Bườn 700m về hướng đông nam trên diện tích 168m2. Khám thờ quay ra mộ xây kiểu 2 tầng, 8 mái, lợp giả ngói ống; trên cổ đẳng khám. Cao Mộc cũng được thờ ở gian phía tây đình Bườn.Thời Đinh
Đền An LáNghĩa An, Nam Trực [46]Nam ĐịnhThờ Nguyễn Tấn người chiêu dân về đây lập ấp, khi đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân, sứ quân Kiều Công Hãn bại trận từ Phong Châu chạy qua vùng Âu Hóa thì bị Nguyễn Tấn đem quân ra đánh, chém vào cổ, bỏ chạy đến làng Din thì chết. Từ đây, Nguyễn Tấn hết lòng giúp sức cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.Tiền Lê
Đền Nam LạngTrực Tuấn, Trực NinhNam ĐịnhĐền Nam Lạng ở xã Trực Tuấn là nơi thờ vị tướng đã giúp vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp loạn 12 sứ quân.Tiền Lê
Đền Hưng LộcNghĩa Thịnh, Nghĩa HưngNam ĐịnhThờ Phạm Cự Lượng tướng thời ĐinhTiền Lê. Ông là Tâm phúc tướng quân của Đinh Bộ Lĩnh, cai quản thị vệ và bảo vệ hoàng thành. Sau giúp Lê Hoàn lên ngôi và đánh giặc TốngThời Lý
Đình Hải LạngNghĩa Thịnh, Nghĩa HưngNam ĐịnhThờ Phạm Cự Lượng tướng thời ĐinhTiền Lê. Ông là Tâm phúc tướng quân của Đinh Bộ Lĩnh, cai quản thị vệ và bảo vệ hoàng thành. Sau giúp Lê Hoàn lên ngôi và đánh giặc TốngThời Lý
Đền Công MẫnTrung Thành, Vụ BảnNam ĐịnhThờ Trần Công Mẫn, người Sơn Tây theo về với vua Đinh lại được cử xuống phủ Nghĩa Hưng để chiêu mộ được 1000 quân sĩ. Ông lấy vợ người trang Thái Duyến là bà Xuyến Nương và tập hợp được đến nghìn trai tráng quê vợ tham gia nghĩa quân.Tiền Lê
Đình Hướng NghĩaMinh Thuận, Vụ BảnNam ĐịnhThờ Đương Chu tại căn cứ, là tướng được Đinh Bộ Lĩnh cử làm sứ giả đi đến các đạo để chiêu mộ quân sĩ.Thời Lý
Đình ThánhMinh Thuận, Vụ Bản[47]Nam ĐịnhĐình thôn Bịch thờ tướng quân Lê Khai là vị tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân và vợ ông - bà Trần Thị Quế.Thời Đinh
Đình Liên XươngHiển Khánh, Vụ BảnNam ĐịnhĐình làng Liên Xương là di tích lịch sử văn hóa thờ các vị đại vương có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Tương truyền, Một bà mẹ người làng Liên Xương xã Hiển Khánh sinh hạ được bốn người con trai thì đã gửi cả bốn con theo vua Đinh dẹp loạn. Bốn người con của bà sau này đều được thờ tại bốn đình Đông- Tây- Nam- Bắc của làng Liên Xương.Hậu Lê
Phủ BàLiên Bảo, Vụ BảnNam ĐịnhThờ bà Hoàng Thị Đậu cùng anh là Hoàng Sơn Khung theo vua Đinh đánh Phạm Phòng Át. Dưới triều Đinh bà giữ chức giám sát ngự sử. Thánh Đậu đại vương được thờ ở Phủ Bà (Đắc Lực, Liên Bảo, Vụ Bản) gắn với sự tích nàng Đậu bán nước ở đầu thôn ủng hộ lương thực cho Đinh Bộ Lĩnh.Thời Đinh
Đình An NhânThành Lợi, Vụ BảnNam ĐịnhThờ Tạ Sùng Hy có công phá vòng vây của Ngô sứ quân cứu thoát Đinh Bộ Lĩnh.Tiền Lê
Đền Phú CốcThành Lợi, Vụ BảnNam ĐịnhĐền Phú Cốc thờ tướng Lê Khai. Ngọc phả đền Phú Cốc cho biết Nguyễn Bặc thừa lệnh Đinh Bộ Lĩnh về Phú Cốc chiêu mộ được hơn ba nghìn người quân sĩ. Nguyễn Bặc cũng là người chiêu dụ được Lê Khai - bậc hùng trưởng ở Vụ Bản, Nguyễn Tấn - thổ hào vùng An Lá, Nam Trực. Dân phủ Nghĩa Hưng theo về với Lê Khai rất đông.Tiền Lê
Đền Cường BạoBối La, Vụ Bản[43]Nam ĐịnhThờ Cường Bạo Đại Vương là một vị tướng thời Đinh và là một nhân vật được thần thánh hóa trong cổ tích Việt Nam. Ông sinh ra ở làng Bối Tuyền, thuộc xã Bối La, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam ĐịnhTiền Lê
Đình La XuyênYên Ninh, Ý YênNam ĐịnhThờ Ninh Hữu Hưng là tướng theo Vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân và tham gia xây dựng kinh đô Hoa Lư, ông mở mang vùng đất Nam Định và được tôn vinh là ông tổ nghề xây dựng ở Việt NamTiền Lê
Đình Cầu ChanhYên Phúc, Ý YênNam ĐịnhThờ thượng đẳng Thần Đại vương Trung Hưng tướng Trần Doanh Nghị đã cùng các tướng Đinh Điền, Nguyễn Khu, dương cờ khởi nghĩa, tụ về cùng Đinh Bộ Lĩnh lập nước Đại Cồ Việt. Ông được vua Đinh cử về vùng cửa biển Đại Nha, trụ sở tại làng Chanh Cầu để trấn giữ vùng cửa biển nàyTiền Lê
Đình Cát ĐằngYên Tiến, Ý Yên [48]Nam ĐịnhThờ anh em Đinh Đức Đạt và Đinh Đức Thông và Vua Đinh Tiên HoàngTiền Lê
Đình Trung ThônYên Tiến, Ý YênNam ĐịnhThờ Trung Mẫn Đại Vương Đinh Đức Nghi, người xã Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân vốn là công thần triều Đinh.Tiền Lê
Đình Đồng VănYên Tiến, Ý YênNam ĐịnhThờ Trung Mẫn Đại Vương Đinh Đức Nghi – công thần triều Đinh.Tiền Lê
Đình Đằng ChươngYên Tiến, Ý YênNam ĐịnhThờ tướng Đinh Điền ở căn cứ quân sự của Vua Đinh.Tiền Lê
Đình Quảng ThượngYên Lương, Ý Yên [49]Nam ĐịnhThờ Lãng Công có công nuôi vua Đinh.Thời Đinh
Đình Thanh KhêĐồn Xá, Bình Lục [50]Hà NamThờ Nguyễn Ninh, Nguyễn Tĩnh gặp thời loạn lạc đã tập hợp trai tráng vùng Bình Lục tập luyện võ nghệ để bảo vệ quê hương. Khi Đinh Bộ Lĩnh nổi dậy các ông đã theo về để đánh dẹp 12 sứ quân, lập nhiều công trạng lớn.Thời Tiền Lê
Đình Vị HạTrung Lương, Bình LụcHà NamThờ Đương Chu tại quê nhà, là tướng được Đinh Bộ Lĩnh cử làm sứ giả đi đến các đạo để chiêu mộ quân sĩTiền Lê
Đình Mai ĐộngTrung Lương, Bình LụcHà NamThờ 2 anh em Phạm Hán và Phạm Phổ có công đánh dẹp sứ quân Phạm Phòng Át và Ngô Nam và làm quan dưới triều Đinh.Tiền Lê
Đình Mỹ ĐôAn Lão, Bình LụcHà NamThờ Đương Chu Đại Vương có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quânTiền Lê
Đền Ba DânTân Sơn, Kim BảngHà NamThờ Đinh Nga trên căn cứ quân sự của ông và các thuộc tướng là Đinh Thiết, Đinh Ngân, Phạm Đức, Trần Huy, Đinh Mỹ.[51]Thời Đinh
Đình Tân SơnTân Sơn, Kim BảngHà NamĐình làng Thụy Sơn, xã Tân Sơn thờ Đinh Nga đại vương đã có công giúp Đinh bộ Lĩnh giẹp loạn 12 sứ quân. Ngoài đình Thụy Sơn trên địa bàn xã còn có Đền Ba Dân cũng thờ tướng quân Đinh Nga là đền chung của 2 xã Tân Sơn và Thụy Lôi hiện nay.Thời Đinh
Đình Hồi TrungThụy Lôi, Kim BảngHà NamĐình làng Hồi Trung, xã Thụy Lôi thờ Đinh Nga đại vương đã có công giúp Đinh bộ Lĩnh giẹp loạn 12 sứ quân. Ngày 10/5 âm lịch là ngày lễ hạ đền. Ngày 10/7 là ngày hội khao quân. Ngày 10/11 là ngày hóa của thần, lễ dùng thịt lợn đen, xôi, bánh. Ngày mồng 9, 10 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội chích của làng, kỉ niệm ngày sinh của Đinh Nga Đại Vương.Thời Đinh
Đình Trung HòaThụy Lôi, Kim BảngHà NamĐình làng Trung Hòa, xã Thụy Lôi thờ Đinh Nga đại vương đã có công giúp Đinh bộ Lĩnh giẹp loạn 12 sứ quân. Ngày 10/5 âm lịch là ngày lễ hạ đền. Ngày 10/7 là ngày hội khao quân. Ngày 10/11 là ngày hóa của thần, lễ dùng thịt lợn đen, xôi, bánh. Ngày mồng 9, 10 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội chích của làng, kỉ niệm ngày sinh của Đinh Nga Đại Vương.Thời Đinh
Đền Cao MậtLê Hồ, Kim BảngHà NamThờ danh tướng Phạm Hạp, có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp yên thập nhị sứ quân. Khi đất nước thanh bình, ngài xin về lập ấp ở xã Cao Mật, được hưởng lộc từ số thuế thu được ở huyện Kim Bảng.Thời Lý
Miếu Hạ
Đồng Lạc
Đồng Hóa, Kim BảngHà NamThờ Thánh Mẫu, thành hoàng làng là người giúp việc cho Đinh Tiên Hoàng ĐếTiền Lê
Đình Nhật TânNhật Tân, Kim Bảng [52]Hà NamThờ Lưu Quyền theo vua đi đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động, được vua phong chức là Thủy tào phán sự.Thời Đinh
Đình Phù NhịTiến Thắng, Lý NhânHà NamThờ Ngũ vị thành hoàng, là những tướng tài, đã hiệp lực cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp đánh tan 12 sứ quân thể hiện trên bức đại tự cổ kính giữa đình làng.Hậu Lê
Đình Động XáThanh Phong, Thanh LiêmHà NamThờ tướng Đinh Điền và Đinh Bang. Tương truyền các ông là Nguyễn Điền, Nguyễn Bang do có công đánh dẹp được ban quốc tính chuyển sang họ ĐinhTiền Lê
Đình Cẩm DuThanh Lưu, Thanh LiêmHà NamThờ Vua Lê Đại Hành trên quê hương Hà NamThời Lý
Đình Ứng LiêmThanh Lưu, Thanh LiêmHà NamThờ Vua Lê Đại Hành trên quê hương Hà NamThời Lý
Đình, chùa Bái ĐoàiLiêm Cần, Thanh LiêmHà NamThờ Nguyễn Điền, Nguyễn Bang, Đặng Chân Nương công dẹp loạn 12 sứ quân và đánh giặc Tống xâm lượcTiền Lê
Đình làng GừaLiêm Thuận, Thanh Liêm[53]Hà NamThờ Trương Nguyên, tham gia đội quân của Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân. Khi ông từ Hoa Lư về quê có mang theo một quả cầu, một dụng cụ để luyện tập binh sĩ bày trò chơi cho nhân dân để hôm nay hội làng Gừa có trò cướp cầu.Tiền Lê

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Hải Dương, Hưng Yên

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Đền Kim ĐằngLam Sơn, Tp Hưng YênHưng YênThờ tướng Đinh Điền và phu nhân Phan Thị Môi. Trên đường đi dẹp loạn đến đây, Đinh Điền thấy thế đất tựa "Thanh Long, Bạch Hổ chầu về", Đinh Điền liền cho dựng doanh trại và lấy người con gái địa phương tên Phan Thị Môi làm vợ.[54]Tiền Lê
Đình Phương CáiHồng Châu, Tp Hưng YênHưng YênĐền Phương Cái thờ Phan Cương, vị tướng có công dẹp loạn 12 sứ quânTiền Lê
Đình Cốc KhêPhạm N.Lão, Kim ĐộngHưng YênĐền làng Cốc Khê thờ tướng Võ Trung có công đánh dẹp các sứ quân Lã Xử Bình, Ngô Xương Xí và giặc Chiêm Thành. Võ Trung về già đến chơi núi Mộ Dạ ở Nghệ An và hóa ở đó nên có đền thờ tại núi Mộ Dạ cạnh đền Cuông và ở quê ngoại thuộc trại Liễu Cốc, Hưng Yên với sắc phong là Đông Thành đại vương.Thời Đinh
Đền Đinh ĐiềnLương Bằng, Kim ĐộngHưng YênThờ tướng Đinh Điền ở trại Đằng Man. Khi lập căn cứ ở đây, Đinh Điền chọn 3 người họ Phan, họ Phạm và họ Nguyễn ở trang Đằng Man làm gia tướng và chọn người con gái họ Phan là Môi Nương làm vợ. Phu nhân Tướng quân Đinh Điền cũng đã nhiều lần tham gia đánh giặc cùng chồng.Tiền Lê
Đình Đồng HạĐức Hợp, Kim Động[55]Hưng YênThờ tướng Lưu Lang có công dẹp loạn 12 sứ quân, được phong là Phó sĩ sư và được ban thực ấp ở Đồng Hạ, Hưng Yên. Khi Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh, ông cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ chống đối lên bị Lê Hoàn sát hại.Thời Lý
Miếu Ngô XáVĩnh Xá, Kim ĐộngHưng YênCó tượng thờ tam vị đại vương Sùng Công, Quách Công và Thiện Công là 3 anh em gốc Trung Hoa chiêu tập binh sĩ được hơn ba trăm người gồm Phượng Lâu 5, An Tàô 10, An Xá 45, Vĩnh Đồng 45, Dưỡng Phú 51, Cốc Khê Tạ Xá 55, Đào Xá 36 và trang sở tại 55 người gia nhập quân đội Nguyễn Bặc đánh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Đình Ngô XáVĩnh Xá, Kim ĐộngHưng YênĐình làng Ngô Xá thờ tam vị đại vương Sùng Công, Quách Công và Thiện Công là 3 anh em gốc Trung Hoa chiêu tập binh sĩ đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Vua Đinh đã phong tặng Sùng Công làm Trưởng Án Nội Các, Quách Công làm Kim Thiên Môn Điện, Thiện Công làm Tây Chính Trấn Ngự Phủ Điện.Thời Đinh
Đình ThắmThị trấn Văn Giang [56]Hưng YênĐình làng Đan Nhiễm hay đền Đường Cái thờ tướng Chu Công Mẫn hiệu "Thiên Đống Đại Vương" cùng với phu nhân là người có công khai mở làng Đan Nhiễm và đánh dẹp Lã Đường trong thời loạn 12 sứ quânChưa rõ
Đình Phù LiệtThắng Lợi, Văn Giang[57]Hưng YênThờ 5 vị đại vương vùng Tế Giang có công phù giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Lã Đường. Vua Đinh Tiên Hoàng đã cho đổi tên làng Gềnh thành làng Phù Liệt với ý nghĩa là làng phù quốc giúp vua và chiến đấu oanh liệt với các sứ quân còn làng ủng hộ sứ quân Lã Đường gần đó đã được gọi là làng Phi Liệt.Thời Đinh
Đình Đại TừĐại Đồng, Văn LâmHưng YênThờ Thái sư Lưu Cơ có công lập làng chiêu dân đánh dẹp sứ quân Lý Khuê. Làng Đại Từ (Văn Lâm, Hưng Yên) là nơi Lưu Cơ đã đóng quân để xuất binh đi bình định sứ quân Lý Khuê. Dân làng, trai đinh Đại Từ đã ủng hộ và tham gia nghĩa quân.Thời Lý
Nghè Văn ỔĐại Đồng, Văn Lâm [58]Hưng YênNghè Văn Ổ được xây dựng từ thời nhà Đinh. Là nơi tôn thờ 3 vị đại vương: Trân Công, Đài Công, Quốc Công và Mộ Chúa phu nhân, công chúa. Đây đều là những người có công phò vua Đinh Tiên Hoàng đánh loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Đình Trịnh XáChỉ Đạo, Văn Lâm [59]Hưng YênThờ ba anh em Đài Công, Trâu Công, Quốc Công và Đặng Mộ Nương là vợ Đài Công. Ba anh em Đài Công mang hơn 30 nghĩa binh là dân các thôn Lộng Đình, Trình Xá, Cát Lư do mình tuyển chọn đến xin gia nhập quân đội Hoa Lư đánh dẹp 12 sứ quân.Tiền Lê
Đình Cát LưChỉ Đạo, Văn Lâm [59]Hưng YênThờ ba anh em Lý Đài Công, Lý Trâu Công và Lý Quốc Công cùng vợ Đài Công là Đặng Mộ Nương, là những trung thần nhà Đinh, không theo nhà Tiền LêTiền Lê
Đình Long CầuĐoàn Đào, Phù CừHưng YênThờ 3 anh em theo Vua Đinh Tiên Hoàng, Ông thứ nhất (Phấn) làm Tham tán triều nghị lên Trấn thủ đất Cao Bằng, Ông thứ hai (Trọng) làm Đô đốc ngự sử sang Trấn thủ vùng Tuyên Quang, Ông thứ ba (Quý) giữ chức Thái bộc về Trấn thủ miền Thanh Hóa.Tiền Lê
Miếu DậmPhan Sào Nam, Phù Cừ [60]Hưng YênThờ 3 vị tướng quân chưa rõ họ (có tên là: Nhân, Đức, Chính) người thôn Ba Đông, từ thời vua Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn 12 sứ quân. Phía bên kia sông Cửu An có đền Mẫu Ba Đông thờ thân mẫu của họ.Thời Đinh
Đền Mẫu Ba ĐôngPhan Sào Nam, Phù CừHưng YênThờ thân mẫu 3 vị tướng quân chưa rõ họ (có tên là: Nhân, Đức, Chính) người thôn Ba Đông, từ thời vua Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn 12 sứ quân. Phía bên kia sông Cửu An có Miếu Dậm 3 tướng quân.Thời Đinh
Đình Nội LễAn Viên, Tiên LữHưng YênThờ Trần Ứng Long, người có sáng kiến chặt tre đan thuyền, phỏng theo cách đan thúng đã phá được căn cứ của quân Đỗ Cảnh Thạc và được hậu thế tôn vinh là ông Tổ nghề đan thuyền và nghề sơn.Tiền Lê
Đình Nhân KiệtHùng Thắng, Bình GiangHải DươngThờ tướng Đinh Điền trên vùng đất khai hoang. Đinh Điền từng kéo quân về vườn Hồng Ba Đống thuộc làng Nhân Kiệt để lập căn cứ luyện quân. Ông được triều đình ban thưởng 500 mẫu ruộng cùng nhiều trâu cày. Ông đã quy tụ dân chúng lập lên xã Thanh Chung nay tách hình thành 2 làng là Nhân Kiệt và Tuấn KiệtTiền Lê
Đình Tuấn KiệtHùng Thắng, Bình GiangHải DươngThờ tướng Đinh Điền trên vùng đất khai hoang. Đình Tuấn Kiệt được khởi dựng vào thời hậu Lê. Năm 2002, địa phương xây dựng lại đình to đẹp mang phong cách thời Nguyễn với kiến trúc kiểu chữ “Đinh” (J) gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cungTiền Lê
Đình Bình CáchBình Xuyên, Bình GiangHải DươngĐình làng Bình Cách thờ 3 nhân thần có tên là: Hữu, Vân, Trần Công tướng của Đinh Bộ Lĩnh, có công đánh dẹp 12 sứ quân.Tiền Lê
Đình Hồ LiễnVĩnh Tuy, Bình GiangHải DươngVị Thành hoàng thứ nhất thờ ở đình Hồ là người làng, con ông Phạm Hoàng và bà Trương Thị Bạch tên hiệu là Huyền Thông Thái úy. Phạm Nhật Công là tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước Đại Cồ Việt.Thời Đinh
Đình Tranh TrongThúc Kháng, Bình GiangHải DươngĐình làng Tranh Trong thờ anh em cùng cha khác mẹ Lý Long và Lý Khang có công đánh dẹp Kiều Công Hãn, Ngô Nhật KhánhThời Đinh
Đình Tranh NgoàiThúc Kháng, Bình GiangHải DươngĐình làng Tranh Ngoài thờ anh em cùng cha khác mẹ Lý Long và Lý Khang có công đánh dẹp Kiều Công Hãn, Ngô Nhật KhánhThời Đinh
Đình Bình AnTân Việt, Bình GiangHải DươngĐình làng Bình An thờ Hồng Lĩnh Tráng Trần, tướng của vua Đinh Tiên Hoàng, có công dựng lên làng rồi mất ở làng Bình An. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, nói ông là Đào Đình Quế.Thời Đinh
Đình Bằng TraiVĩnh Hồng - Bình GiangHải DươngThờ Trình An Tể, người theo Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quân
Đền Vua LêAn Lạc, Chí LinhHải DươngThờ Vua Lê Đại Hành tại căn cứ quân sự của ôngThời Lý
Chùa NgáiCộng Hòa, Chí LinhHải DươngThờ 5 tướng quân họ Phí theo Nguyễn Bặc về Chi Ngãi cai quản. Khi năm anh em họ Phí mất được xây đình thờ làm Thành Hoàng nhưng đình làng Chi Ngại bị phá hủy bởi thực dân Pháp nên bài vị, ngai thờ và thần tích của năm vị tướng họ Phí vẫn được lưu giữ ở chùa Ngái. Tại đình Động Phí xã Đạo Tú huyện Ứng Hòa quê nhà các ông được thờ cùng với Nguyễn Bặc.Tiền Lê
Đình Mạc ĐộngLiên Mạc, Thanh HàHải DươngThờ Vua Lê Đại Hành tại căn cứ quân sự của ôngThời Lý
Đền Từ HạThanh Quang, Thanh HàHải DươngĐền Từ Hạ thuộc xã Thanh Quang (Thanh Bính cũ) là nơi thờ tướng Đặng Chân, phu nhân Trịnh Thị Khang và con trai Đặng Trí có công đánh dẹp 12 sứ quânThời Đinh
Đình Thiệu MỹVĩnh Lập, Thanh HàHải DươngĐình làng Thiệu Mỹ thờ 3 vị Thành hoàng làng là tướng nhà Đinh: Đặng Chân (Đức Thánh Phụ), Đặng Trí (Đức Thánh Tử) và Trịnh Thị Khang (Đức Thánh Mẫu) từng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước vào thế kỉ 10.Thời Đinh
Đình Phương LaCẩm Chế, Thanh Hà [61]Hải DươngĐình làng Phương La thờ Hoàng Trung Công, Hoàng Chí Công và Hoàng Uy Công là 3 anh em trai có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Đình Kỳ TâyCẩm Chế, Thanh HàHải DươngĐình làng Kỳ Tây thờ Hoàng Trung Công, Hoàng Chí Công và Hoàng Uy Công có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Đền Quách AnThanh An, Thanh HàHải DươngBa làng cổ thuộc xã Thanh An đều được hình thành từ thế kỉ thứ X trên mảnh đất màu mỡ được bồi đắp bởi hai con sông là sông Rạng và sông Hương. Đền làng Quách An thờ ba cha con họ Đinh, ba cha con họ Triệu có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Dưới triều Đinh Tiên Hoàng các ông được phong công thần.Thời Đinh
Đền Tiên TảoThanh An, Thanh HàHải DươngĐền làng Tiên Tảo thờ ba cha con họ Đinh, ba cha con họ Triệu có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Dưới triều Đinh Tiên Hoàng các ông được phong công thần. Đất nước thanh bình các ông tổ chức khai mở vùng đất Thanh An giữa sông Rạng và sông Hương.Thời Đinh
Đền Phú Mỹ Xuân HoaBình Dân, Kim Thành[62]Hải DươngThờ tam vị đại vương: Đặng Sỹ Nghị, Đặng Sỹ Phan, Đặng Sỹ Lẫm đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Đặng Sĩ Nghị sau được Vua Đinh Tiên Hoàng giao làm quan ở Hoan Châu, Nghệ AnThời Đinh
Miếu Phú NộiBình Dân, Kim ThànhHải DươngMiếu Phú Nội ở xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương thờ các vị tướng đã theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân.Tiền Lê
Đình Vạn TảiHồng Phong, Nam SáchHải DươngĐình Vạn Tải ở xã Hồng Phong thờ tướng Đinh Văn Cung, là người gốc động Hoa Lư sinh ra trên đất Hải Dương. Khi Nguyễn Bặc tiến quân qua trang Vạn Tải. Đinh Văn Cung chiêu mộ dân trang được hơn trăm người theo làm gia thần đến bái yết đại tướng để theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Sau Vua gia phong cho ngài chức quyền trưởng lĩnh bản phủ tả đạo binh nhung kiêm tán mưu sự Thái Bảo Tiền quân, làm quan tại quê nhà.[63]Tiền Lê
Miếu An CưĐức Xương, Gia Lộc [64]Hải DươngThờ Tướng Lê Cát Bạo có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, đã chọn đất làng để hạ trại, thu phục quân dân. Khi ông mất được nhân dân trong làng dựng đền thờ ngay nơi ông hạ trại và tôn làm thành hoàng.Tiền Lê
Đình Hậu BổngQuang Minh, Gia LộcHải DươngĐình làng Hậu Bổng thờ Đại vương Lê Viết Bạo, cha là Lê Cường, mẹ là Tô Thị Phương, nguyên quán Vụ Bản, Nam Định. Lê Viết Bạo có tài văn võ song toàn. Năm 18 tuổi, ông theo sứ quân Đinh Bộ LĩnhHoa Lư dẹp các sứ quân. Ông từng đóng quân ở làng Hậu Bổng, khi ông mất được phong làm thành hoàng.Tiền Lê
Miếu RồngNhật Tân, Gia Lộc [65]Hải DươngThờ Đào Ngọc Sâm có công dẹp 2 sứ quân nhà Ngô, được Đinh Tiên Hoàng phong Tham tán mưu sự thống lĩnh thủy bộ chu doanh đại tướng quân. Sau này Đào Ngọc Sâm tiếp tục giúp Lê Hoàn đánh giặc Tống.Hậu Lê
Đình Hộ VệCẩm Hưng, Cẩm Giàng [66]Hải DươngĐình làng Hộ Vệ thờ Đinh Hùng Lực, người có công dẹp loạn mười hai sứ quân. Khi Đinh Bộ Lĩnh lâm nguy, Đinh Hùng Lực đã dẫn nhân đinh ở địa phương gia sức giải vây.Hậu Lê
Đình Kim ĐôiCẩm Hoàng, Cẩm Giàng [67]Hải DươngĐình làng Kim Đôi thờ thờ 3 vị Thành hoàng đã hiển linh báo mộng giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Vị trí của Đình là nơi Vua Đinh Tiên Hoàng đã dừng chân và nghỉ ngơi.Hậu Lê
Đình Ngọc UyênNgọc Châu, Tp Hải DươngHải DươngThờ Lê Viết Hưng cùng em trai Lê Viết Quang theo Đinh Bộ Lĩnh, hưng binh trấn giữ vùng châu thổ, đánh thắng nhiều trận ở vùng Chí Linh, Thanh Lâm.[68]Thời Đinh
Đình Đông QuanTân Hưng, Tp Hải DươngHải DươngĐình làng Đông Quan hay đình Sọ thờ 3 vị tướng nhà Đinh có công theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân là Trung Liệt Đại vương, Viên Dương Đại vương và Thanh Độ Đại vương. Trong cuộc khởi nghĩa của Đinh Bộ Lĩnh, Trung Liệt giữ chức “Thống lĩnh Tiền quân quản sư thủy bộ chư quân sự”, Viên Dương giữ chức “Tham tán Mưu thần”, Độ Công giữ chức “Phó tướng Hậu quân”, chỉ huy ba đạo quân.Thời Đinh
Đình Đỗ ThượngPhạm Kha, Thanh MiệnHải DươngĐình làng Đỗ Lâm Thượng thờ Lý Trí Thắng, Tả đạo binh nhung kiêm Tham tán mưu sự, được giao nhậm chức ở Hoan Châu, 3 năm sau được vời về triều phong chức Chưởng ấn nội các. Khi Lê Hoàn lên ngôi, Lý Trí Thắng lại tập hợp lực lượng hợp sức với Đinh Điền, Nguyễn Bặc chiến đấu để giữ ngôi báu của nhà Đinh.Tiền Lê
Đình Đỗ HạPhạm Kha, Thanh MiệnHải DươngĐình làng Đỗ Lâm Hạ thờ Lý Trí Thắng, Tả đạo binh nhung kiêm Tham tán mưu sự, được giao nhậm chức ở Hoan Châu, 3 năm sau được vời về triều phong chức Chưởng ấn nội các. Khi Lê Hoàn lên ngôi, Lý Trí Thắng lại tập hợp lực lượng hợp sức với Đinh Điền, Nguyễn Bặc chiến đấu để giữ ngôi báu của nhà Đinh.Tiền Lê
Đền Từ ÔTân Trào, Thanh MiệnHải DươngĐình làng Từ Ô thờ Lý Trí Thắng, Tả đạo binh nhung kiêm Tham tán mưu sự, được giao nhậm chức ở Hoan Châu, 3 năm sau được vời về triều phong chức Chưởng ấn nội các. Khi Lê Hoàn lên ngôi, Lý Trí Thắng lại tập hợp lực lượng hợp sức với Đinh Điền, Nguyễn Bặc chiến đấu để giữ ngôi báu của nhà Đinh.Tiền Lê
Đình Bằng BộCao Thắng, Thanh Miện[69]Hải DươngThờ Cao Minh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quânHậu Lê

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở nơi khác

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Nhà thờ họ VõDiễn Bình, Diễn ChâuNghệ AnNhà thờ họ Võ ở xã Diễn Bình và xã Diễn Liên huyện Diễn Châu đều thờ tướng Võ Trung có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân Lã Xử Bình, Ngô Xương Xí. Võ Trung lần lượt giữ chức Tham nghị triều chính, Binh bộ thượng thư, đốc trấn châu Hoan, tổng trấn Hải Dương dưới triều Đinh. Khi Chiêm Thành sang cướp phá Đại Cồ Việt, ông làm phó tướng đem quân đi đánh. Võ Trung về già đến chơi núi Mộ Dạ thuộc huyện Đông Thành và hóa ở đó nên Triều đình truyền cho dân dựng đền thờ tại núi Mộ Dạ cạnh đền Cuông và ở quê ngoại thuộc trại Liễu Cốc, Hưng Yên với sắc phong là Đông Thành đại vương.Thời Đinh
Đền Kim LungMai Hùng, Hoàng MaiNghệ AnĐền Kim Lung thờ tướng nhà Đinh Cao Các có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh giặc, phối thờ Cao Sơn, Cao Các, Hàn Sơn và Hiệp SơThời Lý
Đền Xuân HòaHưng Long, Hưng NguyênNghệ AnThờ anh em song sinh Cao Các, Cao Sơn có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và đánh giặc Chiêm ThànhHậu Lê
Đền Ngọc ĐiềnThị trấn Hưng NguyênNghệ AnThờ Cao Các, người Cao Xá, Thọ Xuân, Châu Ái; được Đinh Bộ Lĩnh phong là Giám Nghị Đại Phu và giao cho 5 vạn quân và trấn giữ vùng An Ninh, châu HoanTiền Lê
Đền Rú LáNam Nghĩa, Nam ĐànNghệ AnThờ tướng nhà Đinh Cao Các có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh giặc cùng với 02 vị thần khác. Theo thần phả đền Rú Lá thì Cao Các, sinh ngày 06/01/983 ở Châu Ái. Ông góp công lớn giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, ổn định đất nước trong thời gian đầu lập quốc. Ông được vua Đinh ban cho trấn thủ vùng đất An Ninh, sau khi ông mất, triều đình cho lập miếu thờ, muôn đời hương khói. Đến thời nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã ban sắc, phong là Mỹ Tự Đại Vương. Các triều đại phong kiến tiếp theo đều truy phong làm “Thượng đẳng thần, tối linh tôn thần”Hậu Lê
Đền Giáp CaXuân Lâm, Nam ĐànNghệ AnThờ Cao Các đã giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp các sứ quân khác, được phong chức Giám Nghị đại phu. Khi Chiêm Thành đem quân sang quấy nhiễu Đại Việt, vua Đinh lại triệu Cao các về triều và giao cho ông thống lĩnh 5 vạn tinh binh đi đánh dẹp, giành thắng lợi vẻ vang. Những vùng đất ông hành quân qua đều lập đền thờ.[70]Hậu Lê
Đình MõHậu Thành, Yên ThànhNghệ AnThờ tướng nhà Đinh Cao Các có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh giặc, phối thờ thần Cao SơnHậu Lê
Đình Trụ ThạchLý Thành, Yên ThànhNghệ AnThờ Cao Các có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh giặc, phối thờ thần Cao Sơn, Bạch Y công chúa.Hậu Lê
Đình Quỳnh NghĩaQuỳnh Nghĩa, Quỳnh LưuNghệ AnĐình làng Quỳnh Nghĩa thờ Quan tể tướng Đinh Trọng Dật, người văn võ song toàn có công theo giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.[71]Chưa rõ
Đình Tân PhúcLăng Thành, Quỳnh LưuNghệ AnThờ Hồ Hưng Dật, kết bạn với Đinh Công Trứ, có góp ý với Đinh Bộ Lĩnh về kế hoạch dẹp loạn 12 sứ quân. Khi Đinh Tiên Hoàng Đế lên ngôi đã phong ông trấn thủ Hoan Châu.Chưa rõ
Đền Cửa GanQuỳnh Hoa, Quỳnh LưuNghệ AnĐền Cửa Gan còn có tên là đền Phú Mỹ là nơi thờ tướng Cao Các thời Đinh cùng với nhiều vị thần khác.[72]Hậu Lê
Đình Yên LưuHưng Hòa, VinhNghệ AnĐình làng Yên Lưu thờ tướng quân Đinh Văn Lĩnh, là người được Vua Đinh Tiên Hoàng cử vào trấn thủ đất Hoan Châu, khai khẩn vùng đất phía Nam thành phố Vinh và lập ra làng Yên Lưu.[73]
Đền Diên CờNghi Trường, Nghi LộcNghệ AnThờ Thần Cao Các người làng Cao Xá, sinh ngày 6 tháng 1 năm 938 đã theo Đinh Bộ Lĩnh và có công sáng lập Nhà Đinh, được ban thực ấp ở vùng đất huyện An Ninh.[74]Hậu Lê
Đình ĐoàiHà Châu, Phú BìnhThái NguyênThờ tướng quân Phạm Cự Lượng. Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy binh dẹp loạn 12 sứ quân, Phạm Cự Lạng cùng Phạm Hạp đem hơn 2000 người, ngựa từ quê đến Hoa Lư phò Đinh Bộ Lĩnh. Phạm Cự Lạng được phong chức Phòng Ngự sứ tiên phong Tướng quân ra giữ cửa biên Đại Ác.Thời Lý
Đình Hoàng ĐàmNam Tiến, Phổ YênThái NguyênThờ Phạm Cự Lượng thời Đinh - Tiền Lê. Dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, Phạm Cự Lạng được phong Tâm phúc tướng quân coi việc Thị vệ Quan thân cận của nhà vua.Thời Lý
Đình Thượng GiãThuận Thành, Phổ YênThái NguyênThờ Phạm Cự Lượng thời Đinh - Tiền Lê.Thời Lý
Nghè Nam ĐôĐông Cao, Phổ YênThái NguyênThờ Phạm Cự Lượng thời Đinh - Tiền Lê.Thời Lý
Đình Đông ThượngĐông Thành, Thanh BaPhú ThọThờ Thỏa Kỳ Đô hộ thông minh Nẫm ứng đại vương và Trung Quân Chính trực dũng lược Hùng đoán đại vương thuộc họ Vi Đông Thành có công lập làng Đông Thành và giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.[75]Thời Đinh
Đền Phú ĐộngSơn Cương, Thanh BaPhú ThọĐền làng Phú Động tổng Hoàng Cương, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thờ Bạch Quốc hiệu Bạch Thạch Quốc Đô Đại Vương, tướng dưới thời Đinh Tiên Hoàng, là người làng Phú Động có công theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp sứ quân Kiều Thuận.Thời Đinh.[76]
Đình, miếu Mộ Chu HạBạch Hạc, Việt TrìPhú ThọThờ Vua Lê Đại Hành và 2 bà hoàng hậuThời Lý
Chùa Phúc KhánhHiền Quan, Tam NôngPhú ThọThờ Lý Mộc Trang đại vương đã dung nạp 300 người cùng theo về tham gia khởi nghĩa cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh đuổi giặc Ngô. Nhà Đinh ban cho ông thực ấp ở huyện Tam Nông.[77]Thời Đinh
Đình Tề LễCao Xá, Lâm ThaoPhú ThọĐình làng Tề Lễ thờ Tề Lễ Đường Thượng Quan tên húy Hoàng Định, người ban đầu là thuộc tướng của sứ quân Kiều Công Hãn, sau theo về với Vua Đinh đi dẹp loạn 12 sứ quân và được phong chức quan đóng trước thành cũ của Kiều Công Hãn.Thời Đinh
Đền Du TràngGiang Sơn, Gia Bình [78]Bắc NinhThờ hai vị tướng vốn là người Du Tràng nhưng không thuần phục sứ quân Lý Khuê, sau họ đem theo quân lính về Hoa Lư gia nhập lực lượng Đinh Bộ Lĩnh và có công dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra triều đại nhà Đinh.Thời Đinh
Đình Ngăm LươngLãng Ngâm, Gia Bình[79]Bắc NinhThờ 3 anh em trai là Đô Công, Chất Công và Đinh Công giỏi nghề sông nước, giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp thứ sử châu Vũ Ninh. Khi lập nước Đại Cồ Việt họ được giao cai quản khu vực núi Thiên Thai, khi mất được ba thôn (Tiêu, Tràng, Tía) chia ra lập đền thờ. Người anh cả thờ đền Thượng, ông thứ hai thờ ở đền Trung và ông thứ ba được thờ ở đền Hạ; riêng đền Ngăm Lương là nơi thờ chung của cả ba anh em, được tôn vinh là những vị thủy thần.Tiền Lê
Đình Đại ViĐại Đồng, Tiên DuBắc NinhThờ Trương Ngọ, Trương Mai và Bạch Đa là 3 vị tướng nhà Đinh đều quê ở động Hoa Lư, đóng ở chùa trang Bối Khê, đạo Sơn Nam. Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh.Thời Đinh [80]
Nghè GạĐại Đồng, Tiên DuBắc NinhNghè xóm Gạ còn được gọi là miếu Gạ là nơi thờ Trương Ngọ đại vương - vị tướng nhà Đinh có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh nên được người dân ở đây lập đền thờ. Hàng năm, Lễ hội làng Đại Vi sẽ rước thần từ Nghè Gạ về đình làng Đại Vi để cùng các vị thần Bạch Đa và Trương Mai dự hội.Thời Đinh
Nghè NốiĐại Đồng, Tiên DuBắc NinhNghè xóm Nối còn được gọi là miếu Nối là nơi thờ Bạch Đa đại vương - vị tướng nhà Đinh có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Khi ba anh em ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh nên được người dân ở đây lập đền thờ. Hàng năm, Lễ hội làng Đại Vi sẽ rước thần từ Nghè Nối về đình làng Đại Vi để cùng các vị thần Trương Ngọ và Trương Mai dự hội.Thời Đinh
Đình Đông CốcHà Mãn, Thuận ThànhBắc NinhThờ Linh Thông Đại vương là người bản xứ, có công theo giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Miếu Cửu TướngLàng Phú Ninh, Thuận ThànhBắc NinhThờ 9 vị tướng quân người Thuận Thành tham gia đánh dẹp 12 sứ quân. Sau Lê Hoàn cho rằng các ông là lực lượng gián điệp của Lý Khuê khiến cả chín vị tướng đều phải tự sát. Về sau vua Đinh biết họ bị oan, mới phong cả chín người làm đại vương và cho dân xã quê hương thờ cúngThời Đinh
Đình Bùi HạYên Phú - Yên ĐịnhThanh HóaThờ tướng Đào Lang thời nhà Đinh có công tạo dựng lập làng Trịnh Lộc và lập được nhiều công tích dẹp loạn 12 sứ quân và kháng chiến chống Tống (lần thứ nhất), sau được Vua Lê Đại Hành giao việc đào kênh Nhà LêTiền Lê [81]
Đình Tam LạcXuân Thọ, Triệu SơnThanh HóaĐình Tam Lạc hay đình Tám Mái thờ tướng Cao Sơn thời Đinh. Đình tọa lạc trên vùng đất căn cứ Bình Kiều xưa của Ngô Xương Xí thời 12 sứ quân.[82] Theo cuốn thần phả Tam Lạc thì khi nhà vua dẫn quân đi dẹp loạn đến đây gặp mùa mưa lũ, nước sông Bình Kiều dâng cao không qua được, phải nghỉ chân trên một gò cao. Đêm ấy nhà vua nằm mơ thấy một vị thần râu tóc bạc phơ báo mộng chỉ rõ hướng đi và dặn: chỉ cần viết thư chiêu hàng, không cần dùng tới binh khí để tránh đổ máu cho trăm họ. Vua y kế mà làm. Trận ấy vua Đinh thắng lớn mà không tốn mủi tên, hòn đạn nào.Thời Lý
Đền Lê HoànTrung Lập, Thọ XuânThanh HóaThờ Vua Lê Đại Hành trên quê hương Thanh HóaThời Lý
Đền Vua LêNga Giáp, Nga SơnThanh HóaThờ Vua Lê Đại Hành trên quê hương Thanh HóaThời Lý
Đình Phú KhêHoàng Phú, Hoằng Hóa[83]Thanh HóaThờ hai anh em Chu Minh và Chu Tuấn có công đánh dẹp 12 sứ quânHậu Lê
Phủ VạnTiến Nông, Triệu Sơn[84]Thanh HóaThờ 3 tướng Trần Công Hoan, Trần Công Huân và Trần Công Tiếu là những người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí, lập ra nước Đại Cồ Việt.Tiền Lê
Đền Trình MinhHà Châu - Hà TrungThanh HóaThờ Trình Minh, một nhân vật lịch sử tài năng và mưu lược, người đã có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng bình định xong loạn 12 Sứ quân hồi thế kỷ X. Khi Lê Hoàn lên ngôi đã cho vời Trình Minh nhiều lần, nhưng do quan điểm Trung quân với nhà Đinh, ông đã cự tuyệt không ra làm quan với Triều Lê.[85]Tiền Lê
Đình Văn CúAn Đồng, An DươngHải PhòngThờ Đỗ Vĩ, vợ và hai con trai Đỗ Quang, Đỗ Huy dẹp loạn 12 sứ quân, trung thần nhà Đinh chống lại nhà Tiền Lê nên bị hại.[86]Chưa rõ
Đình Hoàng LâuHồng Phong, An DươngHải PhòngNgôi đình làng Hoàng Lâu ở Hồng Phong, An Dương, Hải Phòng thờ 6 vị Thành hoàng làng là những công thần triều vua Đinh Tiên Hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân, và đã được các triều Vua phong tặng 10 bản sắc phong.[87]Thời Tiền Lê
Đền Vua LêMinh Đức, Thủy NguyênHải PhòngThờ Vua Lê Đại Hành tại căn cứ chiến thắng Bạch Đằng 981Thời Lý
Đền Trinh HưởngThiên Hương, Thủy Nguyên [88]Hải PhòngThờ Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ 3 anh em họ Đào có công dẹp loạn và làm quan nhà Tiền Lê.Tiền Lê
Đình Trại KênhKênh Giang, Thủy Nguyên [89]Hải PhòngThờ 3 anh em Lý Phả, Lý Hoằng, Lý Quảng người Hoa Lư, có công tham gia dẹp loạn 12 sứ quân. Cuối đời Đinh, nội bộ triều đình mâu thuẫn, ba anh em về ẩn cư ở trang Sài Kênh, huyện Thủy Đường. Khi Nguyễn Bặc vời ba anh em về Hoa Lư giúp chống Lê Hoàn và đều bị tử trận cùng Nguyễn Bặc.Thời Lý
Đình Phương MỹMỹ Đồng, Thủy Nguyên[90]Hải PhòngThờ Phạm Quảng vị quan dưới 2 triều Đinh và Tiền LêTiền Lê
Đền Khai QuốcCấp Tiến, Tiên Lãng [91]Hải PhòngThờ 3 vị tướng Trương Phương, Trương Tề, Trương Tụy cùng Thần Thiên Quan Bình Lãng và Bạt hải Đại vương, vua Đinh đã dành kính tặng Ngũ vị đẳng thần tại Kinh Lương, những vị thần giữ Biển Đông của đất nước.
Chùa Đót SơnCấp Tiến, Tiên LãngHải PhòngThờ hai thiền sư nhà Đinh là Đinh Bộ Lan và Đinh Bộ ĐôngThời Đinh
Đình Bồ LýBồ Lý, Tam ĐảoVĩnh PhúcDi tích đình Bồ Lý thờ phụng hai vị thành hoàng làng là Giàn Sơn Linh Ứng tôn thần và Giang Khẩu Hộ Sát Linh Thính tôn thần có công giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, bảo vệ chủ quyền, thống nhất đất nước.Thời Đinh
Miếu VũBạch Lưu, Sông LôVĩnh PhúcMiếu Vũ tọa lạc tại thôn Xóm Làng, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc thờ ba vị thần: Linh Lang đại vương, Sơn Lang đại vương và Minh Lang đại vương có công âm phù giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân vào thế kỷ X. Vào thời kỳ loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh dẫn quân tiến theo dòng Nhĩ Hà, Lô giang, tới phủ Tam Đới, đạo Sơn Tây thấy có ngôi miếu đã cho quân lập đàn cầu khẩn mong được thần miếu phù trợ. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng ban thưởng, gia phong cho ba vị thần tại Bạch Lưu Thượng là Uy Linh tức Hiển ứng Đại vương, tặng phong “Tế thế Hộ quốc Khang dân Phù vận Đại vương thượng đẳng thần”.Thời Đinh
Đình Hoàng PhúcĐồng Phúc, Yên Dũng[92]Bắc GiangThờ 3 vị Thần từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng: Lâm Giang phụ quốc chi thần, Bảo Vũ Hộ chi thần, Anh La đôn khác có công giúp Vua dẹp loạn 12 sứ quân.Tiền Lê
Đình Nội HươngHương Lâm, Hiệp HòaBắc GiangĐình làng Nội Hương ở xã Hương Lâm là Di tích Lịch sử - Văn hóa thờ các vị tướng thời Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân là: Đương Giang Đại Vương, Linh Giang Thiên Thánh, Hồng Thánh Linh Thông và Linh Quang hiển thánh.Tiền Lê
Đình Đông TrướcMai Đình, Hiệp HòaBắc GiangĐình Đông Trước ở xã Mai Đình, Hiệp Hòa là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, thờ Bạch Tượng thời nhà Đinh cùng 2 vị tướng triều Hùng là Cao Sơn; Quý Minh.[93]Hậu Lê
Đình Đoan BáiMai Đình, Hiệp HòaBắc GiangĐình làng Đoan Bái thờ Cương Nghị Đại Vương và Diên Bình Đào Yêu Công Chúa, triều Đinh Tiên Hoàng.[94] Cương Nghị Đại Vương tên húy là Lý Cương Nghĩa,[95] cùng với phu nhân Đào Diên Bình, được sắc phong Đào Thiên Nương có công giúp Đinh Tiên Hoàng đế đánh dẹp 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.Hậu Lê
Chùa Đống LânP Hưng Đạo - Cao Bằng[96]Cao BằngHai anh em Trần Quý và Trần Kiên có công chữa bệnh cứu dân. Gặp thời loạn 12 sứ quân, khi Đinh Bộ Lĩnh bị thương đã mời hai ông đến cứu chữaTiền Lê.
Đình Bích LaTriệu Phong - Quảng TrịThanh HóaNghè Miếu thờ Cao Các Đại vương trong tổ hợp đình Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tương truyền, làng cổ Bích La là nơi Cao Các khi xưa đánh dẹp Chiêm Thành có lập doanh trại tại đây.Hậu Lê.
Đền Nguyễn Phúc GiápLộc Hà - Hà TĩnhHà TĩnhTướng Quân Nguyễn Phúc Giáp làm quan dưới 2 triều nhà Đinh và Tiền Lê. Ông trực tiếp chỉ đạo việc thu nạp và vận động dân binh từ Thanh Hóa trở vào tổ chức khai hoang, ngăn mặn, mở mang đồng ruộng và đào tuyến kênh Nhà Lê từ Ninh Bình vào đến Hà Tĩnh.[97]Hậu Lê.
Đền Cao SơnCương Gián - Nghi XuânHà TĩnhDi tích Đền Cao Sơn thuộc thôn Bắc Sơn, xã Cương Gián là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tương truyền, Cao Các sinh ra và lớn lên ở Cao Xá, huyện Thọ Xuân. Khi đất nước rơi vào loạn lạc, ông theo Đinh Bộ Lĩnh và được phong làm Giám Nghị Đại Phu. Sau khi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh xưng Đại thắng Đinh Hoàng Đế. Ông ban cho Cao Các thực ấp ở huyện An Ninh. Khi chúa Chiêm Thành đem quân uy hiếp nước Đại Việt. Vua Đinh triệu Cao Các về triều giao cho 5 vạn binh lính, ấn kiếm đi đánh giặc. Sau trận đại thắng quân Chiêm, Ông lâm bệnh và mất đột ngột tại quê nhà. Vua Đinh thương tiếc cho lập miếu thờ ông. Khi còn sống Ngài cùng quân lính đã đi qua động Núi Trúc ( nay thuộc xã Cương Gián) để nghỉ chân, sau khi Ngài mất để tưởng nhớ công lao của Ngài, các vị tiền bối làng xã nhà ta ngày xưa đã chọn nơi đây sơn thủy hữu tình, địa linh nhân kiệt để lập nên đền thờ Đức thánh Cao Sơn Cao Các giữa rừng Núi Trúc.[98]Hậu Lê.
Đình Hòa PhúHòa Minh - Liên ChiểuĐà NẵngLàng Hòa Phú (nay thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) từ lâu đã có ngôi miếu thờ 3 vị tướng của Đại Việt tử trận trong các cuộc chiến chinh phạt Chiêm Thành. Cao Các là vị tướng nhà Đinh, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân, lập ra Nhà nước Đại Cồ Việt, sau đó vung gươm đánh đuổi Chiêm Thành, giúp đỡ dân làng ổn định cuộc sống tại những nơi ông đã dẫn quân đi qua.[99]Hậu Lê.

Di tích có dấu ấn thời Đinh

Tên di tíchXã, huyệnTỉnhNội dungNiên đại
Đền Sóc, chùa Non NướcVệ Linh, Sóc SơnHà NộiKhởi nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương và chùa Non Nước đã được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng để làm nơi tu hành của Quốc sư Khuông ViệtThời Đinh
Đền Bạch MãVăn Xá, Kim BảngHà NamKhi Đinh Bộ Lĩnh khởi binh đã dẫn quân đến cầu đảo tại đền Bạch Mã bảo vệ thành Đại La. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng Đế nhớ tới sự linh ứng của Thần đã sức cho làng Đặng Xá lập đền thờ và phong hiệu: Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế - Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã ĐạI Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Đền thờ Thần Bạch Mã ở đầu làng Đặng Xá gọi là miếu Thượng.Thời Đinh
Đình làng LuồngBiên Sơn, Lục NgạnBắc GiangĐình làng Luồng có từ thời Đinh, thờ hai vị có công phò giúp Hùng Định Vương dẹp quân Thục là Cao Sơn và Quý Minh.Thời Đinh
Đền ChóaDũng Liệt, Yên PhongBắc NinhĐền Chân Lạc ở xã Dũng Liệt thờ 3 vị thần là: Thủy tộc long quân, Hoàng Hà long khiết phu nhân và Tam Giang công chúa thời Hùng Vương. Nội dung câu đối ở đền còn ghi rõ việc vua Đinh Tiên Hoàng trên đường đi đánh giặc, tháng 6 năm Mậu Dần, vào đền cầu đảo được linh ứng, nên đã làm thơ ở đền. Trong đền Chóa còn lưu giữ chiếc gáo đồng vua Đinh ban tặng trong một lần cầu mưa.[100]Thời Đinh
Đình TâyBình Dương, Gia BìnhBắc NinhKhu di tích lịch sử đình Tây ở thôn Gia Phú, xã Bình Dương, Gia Bình, Bắc Ninh thờ phụng Đức thánh Côn Lang thuộc dòng dõi họ Hùng, người có công đánh giặc Thục. Đến đời vua Đinh Tiên Hoàng đi dẹp giặc qua nơi này, được Ngài âm phù. Vua Đinh, phong cho ngài là Côn Lang đại vương và ra tặng Bản cảnh Thành hoàng Ngưng Hưu chi thần.[101]Thời Đinh
Chùa ThầySài Sơn, Quốc OaiHà NộiTrên vách đá chùa Bối Am có 3 bia. Bia thứ nhất là "Bối Am tự bi", khắc năm Tân Mùi (1571), đời vua Lê Anh Tông (1557-1573) cho biết chùa Thầy nguyên thủy được xây dựng từ thế kỉ X, dưới thời Đinh (968-980) và được mở mang dưới các triều đại sau đó.Thời Đinh
Chùa Vô ViPhụng Châu, Chương MỹHà NộiVào thế kỷ thứ X, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích tại núi Trầm rồi dựng lên ngôi chùa Vô Vi. Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi có tên gọi là Phúc Trù tự. Thời Trần chùa được xây dựng ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự.Thời Đinh
Đền Nội Bình ĐàBình Minh, Thanh OaiHà NộiTục truyền, bức phù điêu tại đền Nội Bình Đà được khởi dựng từ thời nhà Đinh, khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế đã cho xây đền Hùng tại Phong Châu cũng cho xây dựng đền Nội ở làng Bình Đà để thờ Lạc Long Quân. Vua Đinh đã giao cho Hoàng hậu Đan Gia và Đinh Quốc công Nguyễn Bặc đặc trách, cùng với Bộ Lễ tuyển các thợ giỏi để chế tác Bảo vật quốc gia bức phù điêu giá tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại đền Nội..[102]Thời Đinh
Chùa Triều KhúcTân Triều, Thanh TrìHà NộiTheo hiện vật còn lại, chùa Triều Khúc có dấu tích từ thời nhà Đinh. Điều này được căn cứ vào các chữ trên câu đối hiện còn đặt trên Tam bảo của chùa đó là: “Hương Vân tự Cổ Tòng Đinh - Lý - Trần - Lê Kỷ Kinh Vật Hoán Tinh Di Thần Thông Tự Tại”. Chùa Triều Khúc đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Nghệ thuật - Kiến trúc ngày 29/01/1993.[103]Thời Đinh
Đình Trân TảoPhú Thị, Gia LâmHà NộiĐình Trân Tảo thờ Lý Công Tấn là Linh thông Hiển hiện Đại vương. Theo thần phả, ngài đã có công âm phù giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước.[104]Thời Đinh
Chùa Đồng NgọTiên Tiến, Thanh HàHải DươngChùa Đồng Ngọ là một trong hai ngôi chùa cổ nhất của Hải Dương. Quốc sư Khuông Việt đã xây dựng chùa này vào năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng.Thời Đinh
Chùa Côn SơnCộng Hòa, Chí LinhHải DươngChùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Hun. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi núi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun.Thời Đinh
Chùa Đô QuanYên Khang, Ý Yên[105]Nam ĐịnhCăn cứ vào tư liệu còn lưu giữ tại chùa Đô Quan (Yên Khang, Ý Yên, Nam Định) cùng truyền thuyết ở địa phương thì từ thế kỷ thứ 10, sứ quân Phạm Phòng Ất về đây lập nên phường Quán Đổ và xây dựng chùa Đô Quan.Thời Đinh
Chùa Tường QuangDương Quan, Thủy Nguyên[106]Hải PhòngQua những tư liệu lịch sử để lại, chùa Tường Quang được xây dựng từ thời Đinh, thế kỷ 10. Chùa Tường Quang danh lam cổ tự có niên đại trên ngàn năm tuổi thuộc diện rất hiếm có của thành phố Hải Phòng.Thời Đinh
Đền Vua BàAn Hồng, An Dương[107]Hải PhòngĐền Vua Bà thờ vị thần có tên Trần Hồng Nương, có công âm phù giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Thời Đinh
Miếu VũBạch Lưu, Sông Lô [108]Vĩnh PhúcMiếu Vũ tọa lạc tại thôn Xóm Làng, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc thờ ba vị thần: Linh Lang đại vương, Sơn Lang đại vương và Minh Lang đại vương có công âm phù giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân vào thế kỷ X khi vua hành quân qua làng Bạch Lưu Thượng.Bắc Thuộc
Đình Phúc Lập NgoàiTam Phúc, Vĩnh Tường[109]Vĩnh PhúcThời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, biết sự linh ứng của đình Phúc Lập, đã làm lễ cầu đảo tại đây. Khi thống nhất non sông về một mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, ngài ban thưởng công trạng cho các tướng sĩ, gia phong mỹ tự cho bách thần có công âm phù dẹp giặc. Đế Nương và Cao Vương là 2 vị thần của đình được phong là “Khả Lã Đế Nương Đế Phi Đệ nhị vị”.Thời Đinh
Đình Phù ChínhTuân Chính, Vĩnh Tường[110]Vĩnh PhúcThời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đã dừng chân nghỉ ngơi tại đình Phù Chính. Khi lên ngôi hoàng đế ông đã phong nhị vị thành hoàng làng Phù Chính là “Khả Lã Đế Nương Đế Phi Đệ nhị vị”.Thời Đinh
Đền Cửa RừngThanh Nghị, Thanh Liêm[111]Hà NamThời Đinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân trên đường kéo đại binh từ Hoa Lư đi dẹp loạn khi qua nơi đền Cửa Rừng Bồng Lạng đã dừng chân cầu khấn oanh linh tứ vị đại vương âm phù cho mưu cầu thành công việc nghĩa. Sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, không quên ân đức các vị thần nơi đền Cửa Rừng, Đinh Tiên Hoàng đã xuống chiếu ban sắc phong và sức cho dân chúng Bồng Lạng trang muôn đời hương khói phụng thờ.Thời Đinh
Chùa Tam ChúcBa Sao, Kim BảngHà NamChùa Tam Chúc được Đinh Tiên Hoàng đế cho xây dựng trên quê hương của hoàng hậu Dương Thị Nguyệt, hiện nay quần thể chùa Tam Chúc được đầu tư thành khu du lịch tâm linh lớn ở Hà Nam.Thời Đinh
Đình Lỗ KhêLiên Hà, Đông AnhHà NộiĐinh Tiên Hoàng đã làm lễ thần và xin thánh Thủy Thần “Mỹ tự âm phù” về kinh đô cầu mưa. Được toại nguyện, vua Đinh Tiên Hoàng phong tặng hai đức thánh bốn chữ vàng: “Nhị vị đại vương”Bắc thuộc
Đền Thánh CảHồng Quang, Ứng Hòa[112]Hà NộiTheo thần phả, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đã đến làng Hữu Vĩnh hạ trại làm lễ cầu nguyện được Thần báo mộng âm phù giúp ông dẹp giặc. Sáng hôm sau, Vua chọn 12 thanh niên trai tráng của làng Hữu Vĩnh xung vào đội quân. Từ đó đánh đến đâu thắng đến đấy. Nhà vua sắc phong "Thượng đẳng thần" cùng mỹ tự. Ngày 11 tháng giêng hàng năm, nhà vua xa giá về đây hành lễ. Từ đó, ngày 10, 11, 12 tháng giêng trở thành ngày hội lớn của nhân dân địa phương. Kỳ lễ tế vua Đinh, tưởng niệm vua Đinh hiện nay được đân làng tổ chức tế lễ 1 ngày (đầu tháng 2)Bắc thuộc
Chùa Trung TrữTrung Trữ, Hoa LưNinh BìnhChùa thờ Phật được xây dựng trước cửa động Anh Linh. Tại đây còn có đình Trung Trữ thờ vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Thái hậu Dương Vân Nga và lưỡng triều nhà Đinh, Tiền Lê.Thời Đinh
Chùa Phong PhúTrung Trữ, Hoa LưNinh BìnhChùa Phong Phú thờ phật và thần Thiên Tôn, vị thần trấn đông Hoa Lư tứ trấn. Tại đây có những mảng chạm khắc các vị La Hán bên vách núi tự nhiên mang tính nghệ thuật cao.Thời Đinh
Đền Thánh CảThanh Bình, Tp Ninh BìnhNinh BìnhĐền Thánh Cả nằm bên núi Ngọc Mỹ Nhân, đền thờ thần Thiên Tôn, vị thần trấn đông Hoa Lư tứ trấnThời Đinh
Chùa Hưng PhúcĐịnh Tiến, Yên ĐịnhThanh HóaChùa Hưng Phúc xây dựng từ thời Đinh tại làng Lang Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh HóaThời Đinh
Chùa Am CácĐịnh Hải, Tĩnh GiaThanh HóaQuần thể chùa Am Các gồm Chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng được xây dựng từ thời Đinh hiện đang được phục dựng và mở rộng. Chùa Am Các là nơi tu hành của Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu.Thời Đinh
Chùa Hương NghiêmThiệu Trung, Thiệu HóaThanh HóaChùa Hương Nghiêm là chùa cổ được xây dựng vào loại sớm nhất xứ Thanh. Quan Bộc xạ Lê Lương là người giàu thịnh “dốc lòng làm việc thiện, tôn sùng tượng giáo, mở mang phong cảnh” đã có công xây dựng chùa Hương Nghiêm.[113]Thời Đinh
Đập Nhà ĐinhThanh Hương, Thanh ChươngNghệ AnĐập Nhà Đinh là công trình thủy lợi cổ hiện vẫn còn dấu tích ở xã Thanh Hương, Thanh Chương, Nghệ An. Đập được Quan thứ sử Đinh Công Trứ cho đắp khi ông trấn thủ Hoan Châu năm 938 và được Vua Đinh sau này sử dụng. Đập Nhà Đinh là tuyến đê cổ nhất trong lịch sử Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay.Thời Đinh
Đường ĐanhYên Cường, Ý YênNam ĐịnhĐường Đanh hay đường Vua Đinh là con đường cổ được làm từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng còn tồn tại đến ngày nay, nó cũng được kết nối với Đường Vua Đinh ở Ninh Bình bằng tuyến quốc lộ 37C. Đường Đinh qua các xã Yên Cường, Yên Thắng, Yên Tiến, Yên Hồng, Yên Chính.Thời Đinh
Đường Vua ĐinhGia Phương, Gia ViễnNinh BìnhĐường Vua Đinh là con đường cổ còn tồn tại đến ngày nay, đường Vua Đinh đi qua các xã Gia Thủy, Gia Hưng, Gia Phú nay trở thành quốc lộ 37C chỉ còn đoạn đường Vua Đinh qua xã Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến (tỉnh lộ 477B) vẫn còn nguyên tên gọi. Đây là con đường mà Đinh Bộ Lĩnh chạy trốn trong truyền thuyết sông Hoàng Long.Thời Đinh
Đình Minh CầmĐội Cấn, Tp Tuyên QuangTuyên QuangHàng năm vào tháng giêng, Vua Đinh Tiên Hoàng xa giá từ kinh đô Hoa Lư về đây làm lễ thể hiện sự linh ứng của hai vị thần Cao Sơn, Quý Minh do trước đây Vua Đinh bị vây hãm ở chùa, hai vị thần đã hiển linh phù trợ và giải thoát được. Từ đấy trở đi vua và dân làng vẫn thường tới đây tế lễ.[114]Hùng Vương
Đình Nghè, Đình ThạtPhan Đình Phùng, Mỹ HàoHưng YênDi tích thờ các tướng thời Hùng Vương đã hiển thánh âm phù Đinh Bộ Lĩnh khi đi đánh dẹp loạn 12 sứ quân bị vây hãm tại đây.[115]Hùng Vương.
Chùa Mục ĐồngPhan Đình Phùng, Mỹ HàoHưng YênMột lần, vua Đinh Tiên Hoàng qua đây thấy cảnh làng quê, yên bình, trẻ em ngộ nghĩnh liền ngự lại một vài ngày. Một đêm, Vua mơ thấy Phật Quan Âm bế bồng trẻ nhỏ. Như điềm báo sự linh thiêng, đã cho xây dựng ngôi chùa ở đây đặt tên là chùa Mục Đồng (chùa Trẻ nhỏ- chùa Cầu con). Nhiều gia đình trong làng ngoài tỉnh khắp nơi về đây cầu tự (cầu con). Đặc biệt, ba vị Thành hoàng làng của 3 làng chính là những người được bố mẹ cầu tự tại chùa Mục Đồng.[116]Thời Đinh.
Chùa Sùng BảoXuân Dục, Mỹ HàoHưng YênChùa Sùng Bảo có từ thời Đinh Tiên Hoàng. Khi Vua đi đánh giặc tại đây đã được giải vây trước sự truy sát của kẻ thù.[117]Thời Đinh.
Đình Thôn HạDương Hà, Gia LâmHà NộiDi tích thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng đã hiển thánh âm phù Đinh Bộ Lĩnh khi đi đánh dẹp loạn 12 sứ quân bị vây hãm tại đây.[118]Hai Bà Trưng.
Đình Thượng LâmThượng Lâm, Mỹ ĐứcHà NộiĐình làng Thượng Lâm được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Thần tích làng Thụy Lâm cho biết, vua Đinh Tiên Hoàng đã tặng trống đồng Miếu Môn cho làng Thượng Lâm để thờ trong đình.[119] Văn bia cho biết: Đền Thượng Lâm có chiếc trống đồng là chiến lợi phẩm của Đinh Tiên Hoàng thu được khi đánh dẹp các sứ quân, sau đem tặng vào đền thờ để báo đáp công của thần đã giải vây cho mình trong một trận đánh.[120]Thời Đinh
Đình Vũ XáAn Đồng, Quỳnh PhụThái BìnhNgọc phả đình Vũ Xá cho biết khi Đinh Bộ Lĩnh xa lộ “Thập nhị sứ quân chi loạn”, đến ấp Vũ Xá, trang Hưng Tổ bỗng thấy ba cụ già dung mạo khác thường đứng ra cản đường, quân sĩ kinh hãi không dám tiến lên, Đinh Bộ Lĩnh xuống ngựa rút gươm khấn rằng: “Nếu ba ngài linh thiêng hãy nhường đường cho ta đi dẹp loạn…”, dứt lời ba cụ già biến mất. Đêm ấy, ở ấp Vũ Xá, Đinh Bộ Lĩnh nằm mộng thấy ba vị tiên công nói rằng “Hoàng thiên đã an bài, có vua ắt có thần…”. Quả nhiên, sau đêm lưu lại Vũ Xá, Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân, xưng vương.1970 [121]
Chùa Phú LạcPhú Xuân, Tp TBThái BìnhChùa Phú Lạc có tên chữ là Ngái Lăng tự, theo dân gian thì ngôi chùa này được xây dựng từ trước thế kỷ thứ X. Thời Trần Minh Công làm chủ ở Bố Hải Khẩu, chùa là địa điểm đóng quân của Minh Công, là "thao trường" luyện võ để dẹp loạn các sứ quân khác trong loạn "Thập nhị sứ quân". Để động viên tướng sĩ, Minh Công đã lấy ngày mồng 1 tháng 2 để tổ chức mở hội khao quân ăn mừng chiến thắng. Sau ngày Trần Minh Công qua đời, dân lập cung thờ ông ngay tại chùa và từ ngày ấy, hàng năm dân làng lại mở hội vào ngày mồng 1 tháng 2 để tưởng nhớ về ông.Thời Đinh [122]

Phân bố di tích

Tỉnh Ninh Bình, quê hương nhà Đinh và là nơi đặt kinh đô Hoa Lư nên có mật độ di tích thời Đinh dày đặc, phản ảnh đa dạng về dấu tích kinh đô Hoa Lư, các căn cứ quân sự, cuộc đời, sự nghiệp Vua Đinh Tiên Hoàng, hoàng tộc nhà Đinh và các vị tướng. Có trên 150 di tích thời Đinh như cố đô Hoa Lư: 55 di tích; Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Ninh Bình: 20 di tích; các nơi thờ tướng lĩnh nhà Đinh: 65 di tích, nhiều nơi thờ các vị Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lê Hoàn, Cao Lịch. Các di tích tập trung dày đặc trong phạm vi cố đô Hoa LưQuần thể di sản thế giới Tràng An thuộc huyện Hoa Lư: 70 di tích, Nho Quan: 35 di tích, Gia Viễn: 30 di tích, Yên Khánh: 20 di tích, Tp NB: 10 di tích,...

Vùng Hà Nội mở rộng hiện thống kê được 112 di tích thời Đinh, tập trung nhiều ở Ứng Hòa: 16 di tích, Thanh Trì: 14 di tích, Gia Lâm: 14 di tích, Quốc Oai: 9 di tích, Thanh Oai: 7 di tích, Phú Xuyên: 6 di tích, Long Biên: 6 di tích; Các Quận: Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Sơn Tây, Hoài Đức, Mỹ Đức, Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh đều có di tích thời Đinh. Hà Nội là quê hương của 40 vị tướng nhà Đinh, tiêu biểu như: 3 anh em họ Cao ở Quốc Oai; Cao Quang Vương, 3 anh em họ Phạm: Phạm Tích, Phạm Thánh, Phạm Thành, 3 anh em người trang Vân Đình ở Ứng Hòa; Đào Trực ở Hoài Đức; Đương Giang ở Đông Anh; Hà Khôi, Hoàng Thông ở Thanh Oai, 6 anh em trai họ Nguyễn ở Phú Xuyên,... Hà Nội là nơi sinh trưởng và lập nghiệp của các sứ quân: Nguyễn Siêu, Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Nhật Khánh, rất nhiều vùng ở Hà Nội là các căn cứ quân sự thời 12 sứ quân của các vị tướng nhà Đinh. Đặc biệt Hà Nội có 2 đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là đền Hoàng Đế ở xã Hợp Thanh, Mỹ Đức và đền Bách Linh ở Ứng Hòa đều là nơi ghi dấu Vua dừng chân tuyển quân lính. Huyện Ứng Hòa còn có đền thờ Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen được phong là Bà tổ nghề may ở Việt Nam. Ở Sơn Tây còn có đình Phù Sa thờ công chúa Đinh Phù Dung và phò mã Trương Quán Sơn có công phá Tống bình Chiêm,...

Nhân dân vùng Kỳ Bố Hải Khẩu nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung đã có công lao rất lớn để tạo tiền đề cho sự nghiệp thống nhất đất nước của Đinh Tiên Hoàng. Đây là nơi Đinh Bộ Lĩnh gia nhập lực lượng của sứ quân Trần Lãm, tạo dựng mối liên kết làm bàn đạp đánh dẹp các sứ quân. Có tới 51 nơi thờ tự phản ánh về thời kỳ này có: Các từ đường và đình thờ Bùi Quang Dũng; đình Hoành, đình Bo, đình Trần Lãm; đền Quan, miếu Ba Thôn, chùa Hưng Quốc, từ đường Nguyễn Hữu, đình Tu Trình, miếu Bắc; đình Khả; Dày đặc nhất ở xã Điệp Nông có nhiều di tích thờ 4 anh em họ Trịnh gồm: Minh công, Khang công, Nguyên công, Lương công đã giúp Vua Đinh đánh dẹp sứ quân Kiều Công Hãn.[123] Đặc biệt Thái Bình có đền thờ và lăng mộ Đinh Triều Quốc Mẫu Đàm Thị là thân mẫu Vua Đinh Tiên Hoàng và có đền Thánh Mẫu là nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh Đinh Thị Tỉnh.

Nam Định có 44 nơi thờ tiêu biểu sau: đình Xám thôn Lạc Đạo, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, thờ Trần Minh Công tức Trần Lãm. Đình Thượng Đồng xã Yên Tiến và đình Viết xã Yên Chính huyện Ý Yên đều thờ Đinh Tiên Hoàng làm thành hoàng. Đền Vua Đinh (Yên Thắng), Ý Yên hay đền làng Bịch, ở Minh Thuận, Vụ Bản đều thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền Gin: thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, một trong 12 sứ quân; đền An Lá: xã Nghĩa An, huyện Nam Trực thờ Nguyễn Tấn, một vị tướng của nhà Đinh (thế kỷ thứ X); đền Hưng Lộc: xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, thờ Phạm Cự Lượng tướng thời Đinh. Đình Cát Đằng Lưu trữ 2020-10-27 tại Wayback Machine xã Yên Tiến huyện Ý Yên thờ 2 anh em Đinh Đức Đạt và Đinh Đức Thông.

Hải Dương hiện có 34 đền, miếu, đình, chùa liên quan đến triều đại nhà Đinh, hầu hết thờ các tướng lĩnh và quan trung thần của Đinh Tiên Hoàng như: Cao Minh, Đặng Chân, Trịnh Thị Khang, Đặng Trí, Đặng Sỹ Nghị, Đặng Sỹ Phan, Đặng Sỹ Lẫm, Hoàng Trung, Hoàng Chí, Hoàng Uy, Nguyễn Phấn, Đinh Văn Cung, Nguyễn Trọng, Nguyễn Quý, Phạm Hạp, Phạm Cự Lượng, Phạm Nhật, Trình An Tể, Trịnh Minh, Trịnh Lương, Trịnh Nguyên, Trịnh Khang là những người quê gốc Hải Dương. Các di tích phản ánh lực lượng hùng hậu nhân dân Hải Dương đã theo các tướng gia nhập quân đội của Đinh Bộ Lĩnh như: Phạm Hạp có 2000 lính, Đặng Sỹ Nghị có 6000 lính, Đào Ngọc Sâm có 2000 lính, Đinh Văn Cung có hơn 100 lính,... Những di tích ở vùng đất này cũng có dấu tích của các sứ quân Trần LãmPhạm Bạch Hổ.

Hưng Yên với 32 di tích thời Đinh. Đình Phù Liệt, xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang thờ ngũ vị đại vương âm phù Đinh Bộ Lĩnh thắng trận, thể hiện sự ủng hộ của dân làng Phù Liệt đối với sự nghiệp thống nhất giang sơn của Vua Đinh. Đền Kim Đằng ở thôn Kim Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên thờ Đinh Điền; đền Mây thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ; Đình Thắm thị trấn Văn Giang thờ tướng Chu Công Mẫn; Đình Phương Cái, phường Hồng Châu thờ tướng Phan Cương; Đình Nội Lễ xã An Viên, Tiên Lữ thờ tướng Trần Ứng Long có công sáng tạo loại thuyền nan đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc,...

Hà Nam có 31 di tích thời Đinh tiêu biểu như đình Mai Động, xã Trung Lương, Bình Lục thờ 2 anh em Phạm Phổ, Phạm Hán. Hội làng Gừa, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm tôn vinh Trương Nguyên là người làng Gừa, sau khi theo vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân. Có 4 di tích thờ tướng Đinh Nga ở 2 xã Tân Sơn và Thụy Lôi. Hà Nam còn là quê hương của các vị tướng tài như: Lê Hoàn, Lưu Quyền, Nguyễn Điền, Nguyễn Bang, Nguyễn Ninh, Nguyễn Tĩnh, hoàng hậu Dương Nguyệt Nương,... và có tới 8 di tích thờ Đinh Tiên Hoàng tại các căn cứ quân sự của Vua ở Duy Tiên, Kim Bảng, Phủ Lý, Thanh Liêm.

Nghệ An gắn với sự nghiệp của quan thứ sử Đinh Công Trứ và các tướng nhà Đinh như Cao Các, Võ Trung, Ngô Xương Xí nên có 16 di tích, tiêu biểu như đền thờ Hồ Hưng Dật ở xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu thờ người giúp vua Đinh dẹp loạn. Ở xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Lưu có đền Cửa Gan và ở xã Hưng Long, Hưng Nguyên có đền Xuân Hòa thờ tướng Cao Các. Theo Ngọc phả, Đại vương là vị tướng mưu lược, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đánh đuổi quân Chiêm Thành. Sau khi ông mất, nhà Đinh thương tiếc cho lập đền thờ. Các triều vua về sau đã phong sắc cho ông là "Thượng thượng đẳng tối linh Tôn Thần." Võ Trung là tướng nhà Đinh có công đánh dẹp Chiêm Thành và mất ở núi Mộ Dạ nên được dân Hoan Châu tôn thờ.

Bắc Ninh có 14 nơi thờ tướng lĩnh nhà Đinh và các sứ quân như đình Đông Cốc, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành thờ Linh Thông đại vương. Đình Đại Vi, Nghè Gạ, Nghè Nối ở làng Đại Vi xã Đại Đồng, huyện Tiên Du thờ ba vị thần là Chàng Ngọ, Chàng Mai và Bạch Đa. Ba ông quê ở động Hoa Lư, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn các sứ quân. Miếu Cửu Tướng Quân ở Thuận Thành thờ 9 vị trung thần thời Đinh. Đền Du Tràng ở xã Giang Sơn, Gia Bình thờ Lang Công và Chiêu Công là tướng nhà Đinh.

Thanh Hóa có 12 nơi thờ tướng lĩnh thời Đinh như: di tích Phủ Vạn (xã Tiến Nông, Triệu Sơn) thờ ba vị tướng Trần Công Hoan, Trần Công Huân và Trần Công Tiếu; đình Tam Lạc ở căn cứ Bình Kiều thờ tướng Cao Sơn là những người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí.[84] Đền thờ Trình Minh thuộc thôn Ngọc Xuyết, xã Hà Châu, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thờ người khởi tổ của dòng họ Trình ở làng Xuyết Khu xưa và là người có công lập nên làng Ngọc Xuyết và giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn. Đặc biệt, Xứ Thanh là nơi đặt căn cứ của thủ lĩnh Ngô Xương Xí trong số 12 sứ quân. Nơi đây ghi nhận Vua Đinh Tiên Hoàng đã về đây thực hiện công cuộc dẹp loạn và được nhân dân ủng hộ. Đền thờ Vua Đinh ở làng Quan Thành, xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn và Nghè Xuân Phả thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt minh chứng cho những đóng góp của đất và người Xứ Thanh với triều đại nhà Đinh.

Hải Phòng là quê hương của 8 vị tướng thời Đinh: Võ Trung, Trương Phương, Trương Tề, Trương Tụy, Phạm Quảng, Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ. Có 12 di tích liên quan đến triều đại nhà Đinh trên địa bàn Hải Phòng. Đình Văn Cú ở xã An Đồng, huyện An Dương thờ hai vị tướng Đỗ Quang và Đỗ Huy có công dẹp loạn. Đình Trại Kênh, xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên cũng thờ các vị tướng theo giúp vua Đinh dẹp 12 sứ quân. Đền Trinh Hưởng ở Thiên Hương, Thủy Nguyên thờ Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ 3 anh em họ Đào có công dẹp loạn và làm quan nhà Tiền Lê. Đình Phương Mỹ ở Mỹ Đồng, Thủy Nguyên thờ tướng Phạm Quảng. Đình Hoàng Lâu ở Hồng Phong, An Dương thờ 6 vị tướng đánh dẹp 12 sứ quân. Đền Khai Quốc ở Cấp Tiến, Tiên Lãng thờ 3 vị tướng Trương Phương, Trương Tề, Trương Tụy cùng Thần Thiên Quan Bình Lãng và Bạt hải Đại vương đã được vua Đinh giành tặng Ngũ vị đẳng thần tại Kinh Lương, những vị thần giữ Biển Đông của đất nước. Chùa Đót Sơn cũng ở Cấp Tiến thờ hai thiền sư nhà Đinh là Đinh Bộ Lan và Đinh Bộ Đông. Chùa Tường Quang là di tích lịch sử được xây dựng từ thời Đinh, một danh lam cổ tự có niên đại trên ngàn năm tuổi thuộc diện rất hiếm có của thành phố Hải Phòng. Các di tích đình Cung Chúc và miếu Chiều Bàng ở Vĩnh Bảo thờ tướng quân Trần Lãm. Đặc biệt qua các di tích cho thấy rất đông người dân Hải Phòng đã theo tướng Võ Trung gia nhập nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh với số lượng lên tới 10.000 người.

Phú Thọ có 10 di tích liên quan đến triều đại nhà Đinh trên địa bàn. Khi Đinh Bộ Lĩnh về đây dẹp loạn họ Kiều, được người Phú Thọ hưởng ứng và theo giúp rất đông. Tiêu biểu như Bùi Quang Dũng đã tụ tập được 600 quân binh tại Phong Châu gia nhập với lực lượng Hoa Lư.[124] và Lý Mộc Trang người Thanh Ba đã dung nạp 300 người ở huyện Tam Nông cùng tham gia quân đội Hoa Lư. Thần phả đình Đông Thượng ở Đông Thành, Thanh Ba cho biết họ Vi làng Đông Thành đã giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.[75] Đền Phú Động ở Sơn Cương, Thanh Ba thờ Bạch Quốc, tướng dưới thời Đinh Tiên Hoàng, là người làng Phú Động có công theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp sứ quân Kiều Thuận. Đình Tề Lễ ở Cao Xá, Lâm Thao thờ Hoàng Định, người theo về với Vua Đinh đi dẹp loạn 12 sứ quân và được phong chức quan đóng trước thành cũ của Kiều Công Hãn. Đặc biệt Phú Thọ hiện có 02 đình thờ Đinh Bộ Lĩnh là đình Nông Trang và đình Vân Cơ thuộc thành phố Việt Trì.

Vĩnh Phúc có 8 di tích thời Đinh, nổi bật nhất là cụm di tích đền Gia Loan thờ sứ quân Nguyễn Khoan, thờ tướng nhà Đinh có đình Bồ Lý, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo thờ 2 vị thành hoàng làng: Giang Khẩu Hộ Sát Linh Thính và Giản Sơn Linh Ứng giúp vua Đinh dẹp loạn; Miếu Vũ tọa lạc tại thôn Xóm Làng, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô ghi dấu tích Vua Đinh đã về và dừng chân tại nơi này.

Bắc Giang có 5 di tích thời Đinh. Tiêu biểu nhất là Đình Đông Trước ở xã Mai Đình, Hiệp Hòa là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, thờ Bạch Tượng thời nhà Đinh; Đình Hoàng Phúc thờ 3 vị Thần từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng: Lâm Giang phụ quốc chi thần, Bảo Vũ Hộ chi thần, Anh La đôn khác có công giúp Vua dẹp loạn 12 sứ quân; Đình Nội Hương thờ Đương Giang Đại Vương; Đình Đoan Bái thờ Lý Cương Nghĩa, Đào Thiên Nương có công giúp Đinh Tiên Hoàng đế đánh dẹp 12 sứ quân. Di tích lịch sử Đình làng Luồng là công trình kiến trúc có từ thời Đinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Thái Nguyên có 4 di tích thờ Phạm Cự Lượng, vị tướng 2 triều Đinh và Tiền Lê. Quảng Trị có 2 di tích thời Đinh là Cồn Đầu Trâu ở xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng là nơi tưởng niệm Đinh Bộ Lĩnh và đình Bích La thờ tướng Cao Các thời Đinh.

Quảng Nam là nơi phát triển mạnh làng nghề may truyền thống trong khu phố cổ Hội An, do đó mà hàng năm nơi đây đều tổ chức lễ giỗ tổ nghề may vào ngày 12 tháng 12 âm lịch để tôn vinh Thánh tổ nghề may là Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen, người đã phát triển nghề may trong cung đình và được hậu thế ghi nhận, tôn vinh. Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng cũng được xây dựng ở làng Hạ Nông, xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Đà Nẵng cũng có đền thờ Vua Đinh ở huyện Hòa Vang và một số nơi vị tướng Cao Các có công đánh giặc Chiêm Thành.

Các tỉnh xa hơn cũng có di tích thời Đinh như các đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, An Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Đăk Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Tĩnh...

Xem thêm

Chú thích