Hiệu ứng Magnus

Hiệu ứng Magnus là hiện tượng vật lý được nhà vật lý người Đức Heinrich Gustav Magnus nghiên cứu vào năm 1852[1][2]. Hiệu ứng này rất dẽ thấy trong các môn thể thao.

Hình ảnh về hiệu ứng Magnus

Nội dung

Khi nghiên cứu sự di chuyển của quả bóng trong không khí, ta coi quả bóng đứng yên còn không khí chuyển động ngược chiều với quả bóng.

  • Nếu quả bóng không xoay, do tính đối xứng, dòng không khí khi chuyển động quanh quả bóng không tạo ra một lực nào tác dụng lên nó.
  • Khi quả bóng xoay tròn thì ở phía dòng không khí cùng chiều với chiều quay của quả bóng, chuyển động của các phân tử không khí tăng lên, còn ở phía còn lại vận tốc của các phân tử khí giảm đi. Điều này đã tạo ra sự chênh lệch áp suất tĩnh và xuất hiện lực tác dụng lên quả bóng theo phương thẳng đứng, hướng cắt các dòng khí cùng chiều với chiều quay của quả bóng. Lúc này, quả bóng sẽ bay theo đường parabol.

Ứng dụng

Hiệu ứng Magnus có thể giúp cho các cầu thủ bóng đá thực hiện các cú đá xoáy, khó, làm thủ môn đội bạn phải bó tay mà vào lưới nhặt bóng. Hiệu ứng này cũng được ứng dụng ở các một thể thao khác như bóng chày, golf.

Chú thích