Tu viện Westminster

nhà thờ Anh giáo ở Thành phố Westminster, Luân Đôn, Anh

Tu viện Westminster (tiếng Anh: Westminster Abbey), có tên chính thức Nhà thờ kinh sĩ đoàn Thánh Peter tại Westminster (Collegiate Church of St Peter at Westminster), là một nhà thờ theo kiến trúc GothicWestminster, Luân Đôn, nhà thờ này nằm ở phía tây của Cung điện Westminster.

Tu viện Westminster
Nhà thờ kinh sĩ đoàn Thánh Peter tại Westminster
Mặt tiền phía tây
Địa điểmDean's Yard, Thành phố Westminster
Luân Đôn
Quốc giaVương Quốc Anh
Hệ pháiGiáo hội Anh
Hệ phái trướcGiáo hội Công giáo Rôma
Trang chínhwww.westminster-abbey.org
Lịch sử
Ngày thành lập960; 1064 năm trước (960)
Kiến trúc
Tình trạngNhà thờ kinh sĩ đoàn
Tình trạng chức nănghoạt động
Phong cáchGothic
Năm xây dựng960
1517 (xây lại)
thế kỷ 18 (tháp)
Thông số
Chiều rộng khoảng giữa85 foot (26 m)[1]
Diện tích tầng32.000 foot vuông (3.000 m2)[1]
Số lượng tháp2
Chiều cao tháp225 foot (69 m)[1]
Chuông10
Quản lý
Giáo phậnthuộc thẩm quyền: Royal Peculiar
thuộc địa giới: Giáo phận London
Giáo sĩ
Niên trưởngJohn Hall
Laity
Music directorJames O'Donnell (organist)
(Organist and Master of the Choristers)
OrganistDaniel Cook
(sub-organist)
Tu viện Westminster trên bản đồ Central London
Tu viện Westminster
Vị trí tại trung tâm London
Tọa độ51°29′58″B 00°07′39″T / 51,49944°B 0,1275°T / 51.49944; -0.12750
Thành lập10th century[2]
Tên chính thức: Cung điện Westminster, Tu viện Westminster và Nhà thờ Saint Margaret
LoạiCultural
Tiêu chuẩni, ii, iv
Ngày nhận danh hiệu1987 (11th Ủy ban Di sản thế giới)
Số hồ sơ tham khảo426
CountryUnited Kingdom
Regionchâu Âu
Listed Building – Grade I
Tên chính thức: Westminster Abbey (The Collegiate Church of St Peter)
Ngày nhận danh hiệu24 February 1958
Số hồ sơ tham khảo1291494[3]

Kể từ năm 1066, Tu viện Westminster là nơi tiến hành lễ đăng quang của 39 vị quân chủ Anh.[4] Đã có ít nhất 16 đám cưới vương thất đã được tổ chức ở tu viện kể từ năm 1100.[5] Đây cũng là nơi chôn cất của hơn 3300 nhân vật nổi tiếng khác trong Lịch sử Anh: 18 vị quân chủ, các thủ tướng, nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà khoa học, tướng lĩnh quân sự và một ngôi mộ Chiến sĩ Vô danh.[6] Cùng với Cung điện WestminsterNhà thờ Thánh Margaret, Tu viện Westminster đã được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới vào năm 1987.[7]

Lễ đăng quang

Kể từ lễ đăng quang năm 1066 của Vua HaroldWilliam I của Anh, toàn bộ các vua và nữ vương của Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh (trừ Edward VEdward VIII vốn không có lễ đăng quang) đều làm lễ lên ngôi tại Tu viện Westminster.[8] Một trường hợp ngoại lệ khác là Henry III, vị vua này không thể lên ngôi ở Luân Đôn vì khi đó Louis VIII của Pháp đang chiếm giữ thành phố. Henry III làm lễ đăng quang ở Nhà thờ lớn Gloucester, một lễ đăng quang bị Giáo hoàng coi là chưa hợp lệ, vì vậy ngày 17 tháng 5 năm 1220 Henry III đã làm lễ đăng quang bổ sung ở Tu viện.[9] Jane Grey, người vốn chỉ ngồi trên ngai vàng 9 ngày, cũng chưa từng có lễ đăng quang. Theo thông lệ, người làm lễ đăng quang tại Tu viện là Tổng giám mục Canterbury, Ngai vàng của vua Edward là chiếc ngai đã được sử dụng tại tất cả các buổi lễ kể từ năm 1308.

Nơi chôn cất

Phần lớn các quân chủ Anh cùng gia đình được chôn cất tại Tu viện Westminster trừ Henry VIII, Charles I (được chôn cất tại Nhà nguyện St George, Windsor trong Lâu đài Windsor) cùng các thành viên Vương thất Anh kể từ sau George II. Bên cạnh đó, nhiều nhà quý tộc Anh và tăng lữ hoặc những người có liên quan tới Tu viện cũng an nghỉ tại đây, trong đó có rất nhiều nhân vật danh tiếng trong lịch sử nước Anh với danh sách cụ thể dưới đây:

Vương thất

Nhân vật nổi tiếng

Gian giữa

Gian phía Bắc

Gian phía Nam

Hành lang

Hai cánh giàn hợp xướng

Các nhà nguyện

Kỷ niệm

Rút bỏ

Những người sau đây từng được chôn cất tại Tu viện Westminster nhưng sau đó đã bị rút bỏ theo lệnh của vua Charles II:

Tháng 11 năm 1869, theo đề nghị của Trưởng tu viện Westminster và được Nữ vương Victoria phê chuẩn, nhà hoạt động từ thiện George Peabody được chôn cất tạm thời tại Tu viện nhưng sau đó hài cốt đã được đưa về chôn cấtSalem, Massachusetts.

Chú thích

Tham khảo

  • Bradley, S. and Pevsner, N. (2003) The Buildings of England - London 6: Westminster, Yale University Press 2003. ISBN 0-300-09595-3, pp. 105–207
  • Harvey, B. (1993) Living and Dying in England 1100-1540: The Monastic Experience, Ford Lecture series, Oxford: Clarendon Press, ISBN 0-19-820161-3
  • Morton, H.V. [1951] (1988) In Search of London, London: Methuen, ISBN 0-413-18470-6

Liên kết ngoài

{{#coordinates:}}: một trang không thể chứa nhiều hơn một thẻ chính