User:Ngocmai1994a/sandbox

Trên đường Lê Hồng Phong (Đoạn thuộc địa phận Quận Hải An)

Quận Hải An là quận thuộc Thành Phố Hải Phòng, được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 2002, theo nghị định 106/2002/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở sáp nhập 5 xã: Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát trưc thuộc huyện An Hải trước đây và phường Cát Bi trực thuộc Ngô Quyền, có diện tích gần 89 km2, dân số xấp xỉ khoảng 78.00 người theo số liệu thống kê năm 2002. Khi mới thành lập, quận Hải An có 6 phường kể trên. Ngày 5 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 54/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Hải An, Lê Chân, Kiến An và huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Theo đó, phường Đông Hải được chia thành 2 phường nhỏ là phường Đông Hải 1 và phường Đông Hải 2; bên cạnh đó thành lập thêm phường Thành Tô dựa trên cơ sở tách khỏi phường Đằng Lâm 276,77 ha diện tích tự nhiên và 2.112 nhân khẩu và tách từ phường Cát Bi 45,80 ha diện tích tự nhiên và 8.240 nhân khẩu. [1]

Vị trí địa lý

Hải An là quận nằm ở phía Đông Nam,trực thuộc Thành phố Hải Phòng. Vị trí địa lý cụ thể là:

  • Phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên.
  • Phía Nam giáp sông Lạch Tray, ngăn cách với huyện Kiến Thụy.
  • Phía Tây giáp quận Ngô Quyền, và sông Lạch Tray.
  • Phía Đông giáp Sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra biển Bắc Bộ và huyện Cát Hải.

Với vị trí đó, quận Hải An có nhiều thuận lợi cơ bản cả về giao lưu đường bộ và đường thuỷ. [2]

Kinh tế & Xã hội

Lúc mới thành lập quận vẫn có một phần lớn là diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hoá, phần còn lại là đất công nghiệp của các khu công nghiệp Đình Vũ và Vũ Yên. Nền kinh tế nông công nghiệp xen kẽ, kinh tế dịch vụ chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ đô thị hóa rất cao, nhiều đương phố mới xuất hiện, đường làng ngõ xóm được mở rộng. Kinh tế dịch vụ của quận phát triển mạnh mẽ.Điều kiện kinh tế, xã hội của quận rất phức tạp, đặc biệt là kém phát triển so với các quận khác. Tuy nhiên, với ưu thế của quận mới có quỹ đất nông nghiệp dồi dào, ưu thế của quận xây dựng sau, Hải An có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch và xây dựng quận ngay từ đầu theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của đô thị hiện đại.

Hành chính

Toàn bộ lãnh thổ quận được phân thành 8 phường: Đông Hải 1, Đông Hải 2, Thành Tô, Đằng Hải, Đằng Lâm, Nam Hải, Tràng Cát và Cát Bi, với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển khác nhau. Phường Đông Hải có rất ít đất nông nghiệp (khoảng 80ha) nằm rải rác đan xen trong khu dân cư và các doanh nghiệp, còn chủ yếu là đất dành cho các khu công nghiệp Đình Vũ và Vũ Yên. Đằng Hải là phường trung tâm của quận nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp (158/307ha) với truyền thống trồng hoa.Phường Đằng Lâm có tổng diện tích tự nhiên khá lớn với 516ha, trong đó đất chuyên dùng là 320ha, đất nông nghiệp còn 106ha. Phường Nam Hải với diện tích 574ha, nhưng chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp, đất chuyên dùng 93ha, diện tích chưa sử dụng trên 76ha. Phường Cát Bi với diện tích 120ha, trong đó, đất ao hồ chiếm tới 32,5ha. Tràng Cát là phường rộng nhất với gần 3000ha đất tự nhiên, trong đó, đất nông nghiệp là 1.045ha, đất chưa sử dụng với 705ha.

Khí Hậu

Quận Hải An nói riêng và Việt Nam nói chung nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Hải An nằm ở Hải Phòng, thuộc phía Bắc của nước Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền.Hải An mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa,nóng ẩm,với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam, có độ ẩm cao và là khu vực ven biển của vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 32,60C; nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2. [3]

Giao thông

Ngoài ra, Hải An còn có các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng, bao gồm các tuyến đường bộ, đường thuỷ (cả đường sông và đường biển), đường sắt và cả đường Hàng không như Ga Hải Phòng, Sân bay Cát Bi, Phà Bính, Của sông Bạch Đằng, Cảng Đình Vũ, Chùa Vẽ, Green Port. Tìm hiểu rõ hơn, địa bàn quận được bao quanh bởi hệ thống sông Lạch Tray, sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh đó, quận còn đc bao quanh bởi trục đường giao thông liên tỉnh quan trọng nhất chạy qua địa bàn quận là Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng cùng với các tuyến đường Trung tâm thành phố chạy đến quận như: đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ, Cát Bà. Các Cảng Chùa Vẽ, Cảng Cấm, Cảng Quân Sự và một số Cảng chuyên dùng khác cùng tuyến đường sắt từ Ga Lạc Viên đến Cảng Chùa Vẽ; sân bay Cát Bi với năng lực vận chuyển 500 nghìn lượt hành khách và gần 2 nghìn tấn hàng mỗi năm. Đây cũng là một trong những điểm lợi thế của quận cần được chú ý khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận.[4]

Di tích, danh lam thắng cảnh

Trong khu vực quận Hải An có nhiều danh lam cùng nhiều khu di tích hằng năm vẫn được du khách ghé qua. Phải kể đến như Chùa Vẽ Hải An, miếu và chùa Trung Hành, Miếu Hạ Lũng, di tích Từ Lương Xâm, di tích Đền Phú Xá, di tích Phủ Thượng Đoạn

Chùa Vẽ

Chùa Vẽ là ngôi chùa thờ Phật của Đoạn Xá, phường Đông Hải, quận Hải An, nằm ở ngoại vi phía Đông cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10km. Chùa Vẽ có tên chữ là Hoa Linh Tự. Chùa Vẽ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ còn khá nguyên vẹn, nguy nga. Chùa có qui mô và nghệ thuật trang trí kiến trúc giống hệt các đình làng nổi tiếng trong vùng như Đông Khê, Hạ Lũng, Phụng Pháp... chứ không mang dáng vẻ thấp và u tịch như nhiều chùa làng Việt Nam khác. Thăm chùa Vẽ ngày nay, chúng ta không có dịp được chiêm ngưỡng đầy đủ những tượng pháp, nghi trượng và đồ thờ tự trong nguyên trạng, nhưng những hiện vật còn được bảo tồn đều là cổ vật quí giá, đặc biệt là hệ thống tượng tháp, tượng thánh thần, tượng Hậu phật, tượng Sư tổ.[5]

Miếu và chùa Trung Hành

Miếu và chùa Trung Hành nằm ở vùng ven đô thuộc phường Đằng Lâm, Quận Hải An. Tương truyền ở Trung Hành có tứ vật gồm ngôi cổ miếu, chùa, đình và cả văn chỉ hàng huyện. Cho dù một trong 4 báu vật ấy đã mất đi do sự tàn phá của chiến tranh và thiên nhiên nhưng vẫn là những di sản quí. Đây là 2 di tích văn hoá đã được Bộ Văn hoá thông tin ra quyết định xếp hạng năm 1993.[6]

Miếu Hạ Lũng

Miếu Hạ Lũng trước đây thuộc xã Đằng Hải, huyện Hải An nay thuộc phường Đông Hải, quận Hải An thành phố Hải Phòng. Miếu là một công trình kiến trúc cổ của nhân dân đia phương dựng lên để ghi nhớ công ơn đánh giặc của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Kiến trúc của di tích được bố cục: Tiền Quốc Hậu Đinh, tiền đường rộng tựa chữ Quốc, phía sau cung giống chữ Đinh, hai tòa kiến trúc gỗ cách nhau một khoảng sân rộng, tạo sự thông thoáng cho nội thất di tích. Tòa bái đường 5 gian và hai tòa giải vũ song song, nối liền khoảng sân tế lát gạch cổ Bát Tràng, tiếp đến là tòa cung cấm 3 gian kín đáo.Hàng năm nhân dân địa phương thường tổ chức tại Miếu Hạ Lũng nghi vệ thành hoàng làng Ngô Vương Quyền vào ngày 17/01 Âm lịch, thu hút đông đảo khách thập phương tới dự. Di tích Miếu Hạ Lũng đã được Nhà Nước xếp hạng di tích năm 1992 [7]

Di tích Từ Lương Xâm

Từ Lương Xâm là một trong 3 “linh từ” linh thiêng của quận Hải An (Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá). Từ thờ Đức Vương Ngô Quyền- người có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.Từ Lương Xâm toạ lạc trên khu đất rộng, cao ráo, có nhiều cây cổ thụ; phía trước Từ có một sân rộng là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội của di tích và bên cạnh là một hồ rộng tạo nên thế phong thuỷ của di tích.Từ Lương Xâm ở về phía Đông bắc của phường Nam Hải. Từ nhìn về phía Đông trông ra cửa biển Bạch Đằng- nơi đã từng diễn ra trận Bạch Đằng lịch sử năm 938. Từ được xây dựng từ lâu, thời Hậu Lê, được xây dựng nguy nga và được trùng tu vào thời Nguyễn vì vậy toàn bộ kiến trúc trong Từ hiện nay mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, chỉ có một số cấu kiện kiến trúc như đầu dư là mang nét phong cách nghệ thuật thời Lê. [8]

Di tích Đền Phú Xá

Đền Phú Xá thuộc phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Đền toạ lạc trên mảnh đất mang tên Phú Xá và nằm cạnh tuyến đường quốc lộ 5 nối liền cảng biển Hải Phòng với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.Đền Phú Xá là nơi nhân dân tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trong trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288. Đền được xây dựng theo thế phong thuỷ, trước cửa đền là một hồ bán nguyệt, đền quay về hướng Đông phía cửa biển Bạch Đằng- nơi đã từng chứng kiến những trận đánh chống giặc ngoại xâm đã đi vào sử sách vào huyền thoại của dân tộc.Đền Phú Xá được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1988 và trở thành một điểm đến tham quan bổ ích, hấp dẫn du khách trong và ngoài thành phố. [9]

Di tích Phủ Thượng Đoạn

Phủ Thượng Đoạn toạ lạc trên địa bàn phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng đã nổi tiếng như một trung tâm của xứ Đông (Hải Dương- Hải Phòng) tôn thờ mẫu. Phủ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1992.Phủ Thượng Đoạn được dựng trên khu đất cao, thoáng đãng. Phủ trông về hướng nam trong tư cách “thánh nhân nam diện nghi thính thiên hạ” có nghĩa bậc thánh nhân ngồi quay hướng nam mà nghe thiên hạ tâu bày; trước mặt Phủ có hồ nước là điểm tụ thuỷ tạo nên thế phong thuỷ đảm bảo sự hài hoà âm dương và nhằm tích phúc cho thế đất nơi đây.Phủ Thượng Đoạn là một công trình kiến trúc cổ tương đối quy mô và bề thế. Kiến trúc Phủ bố cục theo lối “tiền nhất – hậu đinh”, gồm có 3 lớp.Hàng năm vào dịp tháng 3 âm lịch, Phủ Thượng Đoạn tưng bừng mở hội với các hoạt động tế, lễ và đặc biệt trong lễ hội có nghi thức rước kinh sách từ chùa Vẽ về Phủ để phối thờ. [10]

Nguồn