Bước tới nội dung

Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức
Sozialistische Einheitspartei Deutschlands
Thành lập21 tháng 4 năm 1946 (1946-04-21)
Giải tán16 tháng 12 năm 1989 (1989-12-16)
Sáp nhậpKPDSPD
Kế tục bởiPDS
Báo chíNeues Deutschland
Tổ chức thanh niênFreie Deutsche Jugend
Thành viên  (1989)2,260,979[1]
Ý thức hệChủ nghĩa Cộng sản
Chủ nghĩa Mác Lênin
Khuynh hướngCực tả
Thuộc quốc giaKhối Dân chủ (1948–1950)
Mặt trận Quốc gia (1950–1990)
Thuộc tổ chức quốc tếQuốc tế Cộng sản
Màu sắc chính thứcĐỏ
Đảng ca"Lied der Partei" (Đảng ca)
Đảng kỳ

Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (tiếng Đức: Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, SED), còn được biết tới là Đảng Cộng sản Đông Đức,[2] là đảng phái theo chủ nghĩa Mác Lênin[3] cầm quyền ở Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR; Đông Đức) từ khi quốc gia này được thành lập năm 1949 tới khi sáp nhập sau Cách mạng hòa bình năm 1989. Đảng thành lập từ tháng 4/1946.

Cộng hòa Dân chủ Đức là nhà nước độc đảng[4] nhưng các tổ chức đảng phái mặt trận nhân dân khác được tồn tại trong liên minh với SED, các đảng này là Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức, Đảng Dân chủ Tự do, Đảng Nông dân Dân chủ, và Đảng Dân chủ Quốc gia. SED thực hiện giảng dạy chủ nghĩa Mác Lênintiếng Nga bắt buộc trong trường học.[5] Trong những năm 1980, SED đã bác bỏ các chính sách tự do hóa của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, như perestroikaglasnost, điều này sẽ dẫn đến sự cô lập của Cộng hòa Đức khỏi việc tái cấu trúc Liên Xô và sự sụp đổ của Đảng vào mùa thu năm 1989.

Walter Ulbricht là nhân vật lãnh đạo đảng và nhà nước Đông Đức từ năm 1950 đến 1971. Năm 1953, xảy ra nổi dậy chống Đảng đã bị Bộ An ninh Nhà nướcQuân đội Xô viết dập tắt. Năm 1971, Erich Honecker trở thành lãnh đạo thay Ulbricht, người đã lãnh đạo một thời kỳ ổn định trong sự phát triển của Cộng hòa Dân chủ Đức cho đến khi ông buộc phải từ chức trong cuộc cách mạng năm 1989. Khác với 2 người trước, lãnh đạo đảng cuối cùng, Egon Krenz, dù theo trường phái cải cách và ôn hòa nhưng đã không thành công trong nỗ lực duy trì thêm sự lãnh đạo SED trong chính trị Cộng hòa Dân chủ Đức và bị cầm tù sau khi Tái thống nhất nước Đức.

SED tiến hành cải cách sau mùa thu năm 1989. Trong hy vọng của việc thay đổi hình ảnh của mình, ngày 16/12 đổi tên thành Đảng Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ (PDS), từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin và tuyên bố là đảng đi theo ý thức hệ Chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tuy nhiên thì đảng cũng vẫn chỉ nhận được 16.4% phiếu bầu trong bầu cử nghị viện năm 1990 trước ngày thống nhất đất nước. Năm 2007, PDS đã sáp nhập với Lao động và công bằng xã hội (WASG) thành Cánh tả (Die Linke), hiện nay thì đây là đảng lớn thứ năm trong Quốc hội Đức sau cuộc bầu cử liên bang năm 2007.

Danh sách thành viên các khóasửa mã nguồn

Quyền hạnsửa mã nguồn

Theo Điều lệ Đảng các công việc xử lý thường nhật do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phối hợp với Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và Đoàn Chủ tịch Đại hội Nhân dân phối hợp giải quyết.

Thành viênsửa mã nguồn

Để trở thành Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị thì ứng cử viên trước đấy phải là Ủy viên Trung ương Đảng.

Ủy viên được Ban chấp hành Trung ương Đảng bầu ra, danh sách ứng viên thường đã được hiệp thương từ trước.

Khóa IIIsửa mã nguồn

Khóa IVsửa mã nguồn

Khóa Vsửa mã nguồn

Khóa VIsửa mã nguồn

Khóa VIIsửa mã nguồn

Khóa VIIIsửa mã nguồn

Khóa IXsửa mã nguồn

Khóa Xsửa mã nguồn

Khóa XIsửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng