Bước tới nội dung

Ba tầm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Áo ngũ thân và nón ba tầm, trên 1 bưu thiếp năm 1904
Họa phẩm của người Tây dương thế kỷ XIX mô tả người đàn bà Bắc Kỳ đội nón ba tầm.

Nón Ba tầm[1] (Nôm: 𥶄𠀧尋) là vật dụng thời trang hoặc che nắng mưa của nữ giới miền Bắc Việt Nam.

Vào thế kỷ XX, ba tầm ít được sử dụng hơn và thường chỉ xuất hiện trong các lễ hội.

Đặc trưngsửa mã nguồn

Nón ba tầm được lợp bằng cọ hoặc gồi, có hình dạng như cái lọng hoặc tai nấm, đỉnh phẳng, đường kính nón khoảng 70–80 cm, vành cao 10–12 cm hoặc hơn. Lòng nón đính một cái vành hình phễu gọi là khùa hoặc khua (摳) để gia cố nón trên đầu người sử dụng. Ngoài ra, người ta thường kết vào vành nón đôi chùm chỉ thao sặc sỡ để làm duyên, là nón quai thao (𥶄乖絛). Nón ba tầm đôi khi cũng gọi là nón thúng, nhưng nón thúng có dáng rộng hơn nón ba tầm, cong mềm mại hơn, vành tròn sâu và lòng sâu hơn.[2] Nón nghệ cũng tương tự nón ba tầm, nhưng có vành nón được làm từ lá nghệ, có màu vàng sẫm, rất đẹp và bền.

Hình ảnhsửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng