Bước tới nội dung

Chủ nghĩa cấu trúc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong xã hội học, nhân loại họcngôn ngữ học, chủ nghĩa cấu trúc hay cấu trúc luận (tiếng Anh: structuralism) là phương pháp luận cho rằng muốn hiểu các yếu tố của văn hóa loài người thì phải nghiên cứu theo hướng xem chúng có mối quan hệ trong cùng một hệ thống hoặc cấu trúc bao quát hơn. Phương pháp này làm sáng tỏ cấu trúc đóng vai trò nền tảng cho tất cả những gì con người làm, suy nghĩ, nhận thức và cảm nhận. Mặt khác, theo triết gia Simon Blackburn, chủ nghĩa cấu trúc là "niềm tin rằng [chúng ta] sẽ không thể hiểu được các hiện tượng trong đời sống con người từ phi thông qua [tìm hiểu] các mối quan hệ của chúng.[1]

Chủ nghĩa cấu trúc ở Âu châu phát triển vào đầu thập niên 1900, chủ yếu là ở PhápNga, biểu hiện trong ngôn ngữ học cấu trúc của Ferdinand de Saussure và sau này là của các trường phái ngôn ngữ học ở Praha, MoskvaCopenhagen.[2] Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, khi ngôn ngữ học cấu trúc phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ những người ủng hộ Noam Chomsky và do đó lu mờ dần tầm quan trọng thì một loạt các học giả nhân văn học đã mượn các khái niệm của Saussure để sử dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu tương ứng của họ. Nhà nhân chủng học người Pháp Claude Lévi-Strauss được cho là học giả đầu tiên, khơi nên mối quan tâm rộng khắp đối với chủ nghĩa cấu trúc.[1]

Phương pháp luận cấu trúc được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhân loại học, xã hội học, tâm lý học, phê bình văn học, kinh tế học và kiến trúc. Các nhà tư tưởng nổi bật nhất của chủ nghĩa cấu trúc là Claude Lévi-Strauss, nhà ngôn ngữ học Roman Jakobsonnhà phân tâm học Jacques Lacan. Với tư cách là một trào lưu học thuật, chủ nghĩa cấu trúc ban đầu được coi là kế thừa chủ nghĩa hiện sinh.[3] Tuy nhiên, vào cuối thập niên 1960, nhiều nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cấu trúc phải đối mặt với một làn sóng tấn công từ các trí thức chủ yếu từ Pháp như triết gia và sử gia Michel Foucault, triết gia Jacques Derrida, triết gia Marxist Louis Althusser và nhà phê bình Roland Barthes.[2] Mặc dù trong công việc nghiên cứu của những nhà lý luận này có những phần đoạn liên quan tất yếu đến chủ nghĩa cấu trúc nhưng người ta thường gọi họ là những nhà hậu cấu trúc. Vào thập niên 1970, chủ nghĩa cấu trúc tiếp tục bị chỉ trích vì tính cứng nhắc và phi lịch sử. Cho dù vậy, nhiều người chủ trương chủ thuyết này, chẳng hạn Jacques Lacan, tiếp tục khẳng định tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc đối với nền triết học lục địa châu Âu, và nhiều giả định mang tính nền tảng đưa ra bởi các nhà hậu cấu trúc là sự nối tiếp của chủ nghĩa cấu trúc.[4]

Tham khảosửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng