Bước tới nội dung

Pyrrho

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pyrrho
Thời kỳThời kỳ Hậu Aristotle
VùngTriết gia phương Tây
Trường pháiChủ nghĩa hoài nghi

Pyrrho (tiếng Hy Lạp: Πύρρων, Pyrrōn) (360 TCN tại Elis, Hy Lạp-270 TCN) là nhà triết học người Hy Lạp. Ông vừa là người khai sinh ra chủ nghĩa hoài nghi không chỉ của Hy Lạp mà của cả châu Âu, vừa là cha đẻ của Thuyết không thể biết rõ.

Những suy nghĩ về triết họcsửa mã nguồn

Khai sinh chủ nghĩa hoài nghisửa mã nguồn

Từ hoài nghi, theo ý của Pyrrho, có nghĩa là "tôi đang xét", "tôi đang nghiên cứu", tôi đang suy xét",... Những câu đại loại vậy thể hiện một thái độ do dự, không dứt khoát chọn ra phán đoán nào.[1]

Vấn đề hạnh phúc[2]sửa mã nguồn

Pyrrho đã cho rằng hạnh phúc là vấn đề trung tâm của triết học. Hạnh phúc là một từ chỉ trạng thái an bằng thoải mái, đầy hưng phấn và muốn làm việc thiện. Kẻ thù của hạnh phúc là đau khổ và phẫn nộ.

Tiếp tục đi sâu vấn đề này, Pyrrho cho rằng khi đi tìm nền tảng cho hạnh phúc, con người đối diễn với ba câu hỏi:

  • Sự vật được hình thành từ cái gì?
  • Con người quan hệ với sự vật như thế nào?
  • Trong quan hệ trên, con người sẽ được hưởng gì?

Và ông đi trả lời từng câu hỏi:

  • Với câu hỏi "Sự vật được hình thành như thế nào?", Pyrrho cho rằng đây là câu hỏi không thể có câu trả lời đáng tin vì chúng ta chưa tìm ra được bản chất của chúng:
  • Để trả lời câu hỏi thứ hai, "Con người quan hệ sự vật như thế nào?", Pyrrho đã viết như thế này:

Ý nghĩa của đoạn văn trên đó là không nên có một khẳng định quả quyết về sự vật, cụ thể ở đây là quan hệ giữa chúng và con người. Và tác giả của đoạn văn này cũng đưa ra lời khuyên là nếu nhất thiết phải trả lời, hãy trả lời theo kiểu có thể là vậy. Với quan niệm như thế, Pyrrho đã xây dựng cái gọi là ataraxia: bình thản trước mọi biến cố.

  • Còn đối với cau hỏi cuối cùng, "Trong quan hệ con người-sự vật, con người được hưởng gì?", Pyrrho đã trả lời ngay rằng: Con người được hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây là vô cảm, là khép mình, là mặc kệ tất cả, nhìn cuộc đời qua khe cửa hẹp.

Đánh giásửa mã nguồn

Sextus Empiricus đánh giá như sau về Pyrrho:

Sau này, cả Diogenes Laërtius, CiceroGeorg Wilhelm Friedrich Hegel đều có chung đánh giá về Pyrrho. Họ cho rằng, Pyrrho đã bỏ rơi con người trước khi bỏ rơi chính mình.

Chú thíchsửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

  • Lịch sử triết học phương Tây. Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2015.
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng