Bước tới nội dung

Thanh Tùng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thanh Tùng
Tên khai sinhNguyễn Thanh Tùng
Sinh(1948-09-15)15 tháng 9 năm 1948
Nha Trang, Khánh Hòa, Liên bang Đông Dương
Mất15 tháng 3, 2016(2016-03-15) (67 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Thể loạiNhạc trẻ
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Bài hát tiêu biểuEm và tôi, Mưa ngâu, Giọt nắng bên thềm
Ca sĩ trình bày thành côngThanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Bằng Kiều

Thanh Tùng (1948–2016) là một nhạc sĩ Việt Nam với nhiều ca khúc nhạc trẻ được yêu thích.

Tiểu sửsửa mã nguồn

Ông tên đầy đủ là Nguyễn Thanh Tùng, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1948 tại Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa.[1] Năm 6 tuổi ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên tại Hà Nội. Sau đó ông sang học tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên và tốt nghiệp năm 23 tuổi.

Từ năm 1971 đến 1975 Thanh Tùng là chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II. Sau 1975, Thanh Tùng về sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và khai sinh nhóm hợp ca Những làn sóng nhỏ. Ông còn chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen. Thanh Tùng cũng là người đầu tiên đưa nhạc nhẹ chuyển soạn các ca khúc thành nhạc không lời như "Con kênh xanh xanh" của Ngô Huỳnh, "Cánh chim báo tin vui" của Đàm Thanh...

Năm 1975, Thanh Tùng viết ca khúc đầu tay "Cây sầu riêng trổ bông" cho một vở cải lương. Từ đó, ông đã viết hơn 200 bài hát.[2] Nhiều sáng tác của ông được giới trẻ yêu thích như "Hát với chú ve con", "Hoàng hôn màu lá", "Chuyện tình của biển", "Lời tỏ tình của mùa xuân", "Ngôi sao cô đơn", "Câu chuyện nhỏ của tôi", "Hoa tím ngoài sân", "Em và tôi", "Phố biển", "Mưa ngâu", "Lối cũ ta về".[2][3]

Ông từng công tác tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ có ba người con (2 trai, 1 gái): con trai cả là Nguyễn Thanh Bách, con trai thứ là Nguyễn Thanh Thông, cô con gái út là Nguyễn Thị Bạch Dương. Hiện con cái của Nhạc sĩ đều là những doanh nhân thành đạt ở Việt Nam. Chính ông cũng là một doanh nhân, khi đầu tư kinh doanh nước khoáng, nhà hàng, khách sạn và bất động sản. Ông còn sở hữu một vũ trường.[4] Vào tháng 7 năm 1998, ông mở một nhà hàng mang tên Sinh Đôi tại Thành phố Hồ Chí Minh.[3]

Vào năm 2008, ông không còn đi lại được sau một cơn tai biến bất ngờ. Ông còn bị liệt bên phải, mất khả năng nói, bị tiểu đường và thận. Ông qua đời vào ngày 15 tháng 3 năm 2016 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.[1] Nơi an nghỉ của ông tại Công viên Thiên Đức (Vĩnh Hằng Viên – tỉnh Phú Thọ).[5]

Nhận xétsửa mã nguồn

Tác phẩmsửa mã nguồn

  • Cảm ơn mùa thu
  • Câu chuyện nhỏ của tôi
  • Cây sầu riêng trổ bông
  • Chim sơn ca
  • Chuyện tình của biển
  • Chuyện cổ Nghi Tàm
  • Cơn bão nghiêng đêm
  • Đếm lá ngoài sân
  • Đường về nhà em
  • Em và tôi
  • Giờ ta biết yêu em
  • Giọt nắng bên thềm
  • Giọt sương trên mi mắt
  • Hát với chú ve con
  • Hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta
  • Hoa cúc vàng
  • Hoa tím ngoài sân
  • Hoàng hôn màu lá
  • Lối cũ ta về
  • Lời tỏ tình của mùa xuân
  • Mùa hạ và những chùm hoa nắng
  • Mưa ngâu
  • Một mình
  • Ngôi sao cô đơn
  • Phố biển
  • Tiếng hát mừng xuân
  • Tình không biên giới
  • Trái tim hoang vu
  • Trái tim không ngủ yên
  • Vĩnh biệt mùa hè
  • Vô tình
  • Một thoáng quê hương (với Từ Huy)

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng