Bước tới nội dung

Vịnh xướng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vịnh xướng hay bài ca phụng vụ (tiếng Anh: chant, từ tiếng Pháp: chanter,[1] có từ điển dịch là xướng ca) là việc hát hoặc đọc theo tiết tấu, thường chủ yếu dựa trên một hoặc hai cao độ được gọi là tông ngâm tụng. Vịnh xướng khá đa dạng, từ các giai điệu đơn giản bao gồm một khúc cố định các nốt nhạc cho tới các cấu trúc nhạc phức tạp. Vịnh xướng có thể coi là lời thoại, âm nhạc hoặc một dạng lời thoại được nâng cao độ hoặc cách điệu hóa. Vào Hậu kỳ Trung cổ, một số vịnh xướng tôn giáo đã phát triển thành các bài hát hình thành nên một trong số các nguồn gốc của nền âm nhạc phương Tây sau này.[2] Trong phụng vụ Kitô giáo, vịnh xướng là các bài ca thuộc về nghi thức phụng vụ, khác với các thánh ca điểm tô cho - nhưng không thuộc về - buổi phụng vụ.[3] Vịnh xướng trong Giáo hội Tây phương được gọi là bình ca (cantus planus), trong đó nổi bật nhất là bình ca Gregoriano.

Chú thíchsửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng