Bước tới nội dung

Video âm nhạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Michael Jackson trong video âm nhạc trứ danh "Thriller" (1983).

Video âm nhạc (tiếng Anh: Music video hoặc MV) là một dạng phim ngắn hợp nhất bài hát và hình ảnh, được sản xuất với mục đích khuyến mại hoặc nghệ thuật.[1] Cũng như các thể loại phim khác, một số video âm nhạc có thể chứa hình ảnh vi phạm pháp luật như khiêu dâm, bạo lực hoặc ngôn từ tục tĩu, vì vậy chúng bị buộc phải kiểm duyệt tại các hệ thống trình chiếu theo nhiều phương thức khác nhau.[2][3][4][5][6]

Các video âm nhạc đương đại được thực hiện chính yếu và sử dụng như một công cụ quảng bá doanh số đĩa nhạc. Mặc cho được bắt nguồn từ lâu, video âm nhạc chỉ mới thịnh hành từ thập niên 1980, khi kênh truyền hình MTV được thành lập dựa trên thể loại này. Trước thập niên 1980, các tác phẩm này được mô tả bởi nhiều cụm từ như "bài hát minh họa", "filmed insert", "phim quảng bá", "clip quảng bá", "video quảng bá", "video bài hát", "clip bài hát" hoặc "clip phim".

Các video âm nhạc sử dụng đa dạng các phong cách kỹ thuật thực hiện video đương đại, bao gồm hoạt họa, phim do người thật đóng, phim tài liệu và các phương pháp không tường thuật như phim trừu tượng. Nhiều video âm nhạc diễn giải các hình ảnh và cảnh tượng từ lời nhạc, trong khi các video khác có phương pháp theo chủ đề hơn. Các video âm nhạc khác có thể được làm mà không có bối cảnh, được ghi hình từ màn trình diễn trực tiếp của bài hát.[7]

Sau thời gian bùng nổ các kênh truyền hình âm nhạc như MTV hoặc VH1 vào thập niên 1980, các video âm nhạc cũng trở nên đa dạng và được phổ biến rộng rãi hơn.[8][9][10][11] Một số nghệ sĩ mạnh dạn bỏ ra kinh phí lớn để thực hiện các video âm nhạc quảng bá gây được tiếng vang, nổi bật có Michael Jackson cùng "Thriller" với 800.000 đô-la Mỹ (1983)[12][13] và "Scream" (1995) với 7 triệu đô-la Mỹ.[14][15] Số khác lại tìm được nguồn khán giả lớn từ khi mạng toàn cầu xuất hiện vào thập niên 2000, với các hệ thống trình chiếu và thương mại như YouTube, Google Videos, Yahoo! Video, Facebook, MySpace, VevoCửa hàng iTunes, giúp các video âm nhạc được tiếp cận tốt hơn và mở ra một vài thể loại video tân thời khác như "Video lời nhạc" hay "Video không chính thức".[16][17] Nhờ sự phát triển rộng rãi của video âm nhạc trong ngành công nghiệp, chúng được chú trọng hơn trong khâu quảng bá và được nhiều bảng xếp hạng âm nhạc tính vào cơ sở cấu trúc xếp hạng đĩa nhạc dưới dạng số liệu truyền dữ liệu hàng tuần, đơn cử như Billboard Hot 100 Hoa Kỳ.[18][19][20]

Xem thêmsửa mã nguồn

Tham khảosửa mã nguồn

Đọc thêmsửa mã nguồn

  • Banks, Jack (1996) Monopoly Television: Mtv's Quest to Control the Music Westview Press ISBN 0-8133-1820-3
  • Clarke, Donald (1995) The Rise and Fall of Popular Music St. Martin's Pressy ISBN 0-312-11573-3
  • Denisoff, R. Serge (1991) Inside MTV New Brunswick: Transaction publishers ISBN 0-88738-864-7
  • Durant, Alan (1984). Cited in Middleton, Richard (1990/2002). Studying Popular Music. Philadelphia: Open University Press. ISBN 0-335-15275-9.
  • Frith, Simon, Andrew Goodwin & Lawrence Grossberg (1993) Sound & Vision. The music video reader London: Routledge ISBN 0-415-09431-3
  • Goodwin, Andrew (1992) Dancing in the Distraction Factory: Music Television and Popular Culture University of Minnesota Press ISBN 0-8166-2063-6
  • Kaplan, E. Ann (1987) Rocking Around the Clock. Music Television, Postmodernism, and Consumer Culture London & New York: Routledge ISBN 0-415-03005-6
  • Keazor, Henry; Wübbena, Thorsten (2010). Rewind, Play, Fast Forward: The Past, Present and Future of the Music Video. transcript Verlag. ISBN 383761185X
  • Kleiler, David (1997) You Stand There: Making Music Video Three Rivers Press ISBN 0-609-80036-1
  • Middleton, Richard (1990/2002). Studying Popular Music. Philadelphia: Open University Press. ISBN 0-335-15275-9.
  • Shore, Michael (1984) The Rolling Stone book of rock video New York: Quill ISBN 0-688-03916-2
  • G.Turner, Video Clips and Popular Music, in Australian Journal of Cultural Studies 1/1,1983, 107–110
  • Vernallis, Carol (2004) Experiencing Music Video: Aesthetics and Cultural Context Columbia University Press ISBN 0-231-11798-1
  • Thomas Dreher: History of Computer Art Chap. IV.2.1.4.2: Music Videos.

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng