Đôn Di Hoàng quý phi

phi tần của Khang Hi Đế

Đôn Di Hoàng quý phi (chữ Hán: 惇怡皇貴妃; 16 tháng 10, năm 1683 - 14 tháng 3, năm 1768), Qua Nhĩ Giai thị, Mãn Châu Tương Bạch Kỳ là một phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Đôn Di Hoàng quý phi
惇怡皇貴妃
Khang Hi Đế Hoàng quý phi
Tranh vẽ được cho là Đôn Di Hoàng quý phi
Thông tin chung
Sinh(1683-10-16)16 tháng 10, 1683
Mất14 tháng 3, 1768(1768-03-14) (84 tuổi)
Ninh Thọ cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángSong phi viên tẩm, Cảnh lăng (景陵), Thanh Đông lăng
Phu quânThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Hậu duệHoàng thập bát nữ
Thụy hiệu
Đôn Di Hoàng quý phi
(惇怡皇貴妃)
Tước hiệu[Hòa tần; 和嫔]
[Hòa phi; 和妃]
[Hoàng khảo Hòa Quý phi; 皇考和貴妃]
[Hoàng Tổ Ôn Huệ Quý phi; 皇祖温惠貴妃]
[Hoàng Tổ Ôn Huệ Hoàng quý phi;
皇祖温惠皇貴妃]
Thân phụDụ Mãn

Tiểu sử

Đôn Di Hoàng quý phi Qua Nhĩ Giai thị

Nhập cung làm Phi

Đôn Di Hoàng quý phi sinh ngày 16 tháng 10 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 22, họ Qua Nhĩ Giai thị thuộc Mãn Châu Tương Bạch Kỳ, cha là Tam phẩm Hiệp lĩnh Dụ Mãn (裕滿). Gia thế cũng như thời gian Qua Nhĩ Giai thị nhập cung đều không rõ ràng. Trước thời điểm sách phong Tần, Qua Nhĩ Giai thị chỉ được gọi đơn giản gọi là Thứ phi (庶妃).

Năm Khang Hi thứ 39 (1700), tháng 12, sách phong Hòa tần (和嫔), cùng lúc với Lương tần Vệ thị[1]. Vào lúc đó Qua Nhĩ Giai thị mới 17 tuổi, có lẽ do mang thai (năm sau hạ sinh Công chúa) nên mới gia phong Tần. Xét về điểm này thì so với Vệ thị sinh được Bát a ca Dận Tự mới phong Tần, quả là có khác biệt. Năm thứ 40 (1701), ngày 18 tháng 10 (âm lịch), Hòa tần hạ sinh Hoàng thập bát nữ, không lâu sau thì mất. Từ đó trở đi Qua Nhĩ Giai thị không sinh nở thêm được nữa.

Năm Khang Hi thứ 57 (1718), tháng 4, Khang Hi Đế muốn đại phong hậu cung, dụ Lễ bộ soạn sẵng sắc phong 6 vị tần ngự tuy sinh dục Hoàng tử mà mãi chưa thụ phong, Hòa tần Qua Nhĩ Giai thị tuy nhiên cũng được liệt vào hàng này, sắc phong Hòa phi (和妃)[2]. Tháng 12 năm đó, làm lễ tấn phong. Sách văn viết:

Góa phụ

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), Khang Hi Đế băng hà, Thanh Thế Tông Ung Chính Đế lên ngôi. Thời điểm này, Hòa phi vừa 40 tuổi. Hòa phi Qua Nhĩ Giai thị là tần phi tiền triều, phụng sự Tiên đế nhiều năm ổn trọng, nên được Ung Chính Đế sách phong Hoàng khảo Quý phi (皇考貴妃)[3]. Năm thứ 2 (1724), tháng 6, cùng các phi tần tiền triều nhận lễ sách phong[4].

Năm Càn Long nguyên niên (1736), tháng 11, Càn Long Đế chiếu dụ gia tôn 4 vị Thái phi của Thánh Tổ Khang Hi Đế, Hoàng tổ Quý phi tôn làm Ôn Huệ Quý phi (溫惠貴妃), hành lễ tại Ninh Thọ cung, vẫn gọi chung các vị là Thái phi như cũ[5]. Năm Càn Long thứ 8 (1743), tháng 7, sau khi Khác Huệ Hoàng quý phi Đông Giai thị qua đời, Càn Long Đế tấn tôn Ôn Huệ Quý Thái phi làm Ôn Huệ Hoàng quý thái phi (溫惠皇貴太妃)[6][7], tháng 11 hoàn thành lễ tấn tôn. Khi đó Ôn Huệ Thái phi cùng Thọ Kỳ Thái phi cùng cấp, hình thành [Bình cấp song phi; 平级双妃]. Năm Càn Long thứ 17 (1752), thọ thần Ôn Huệ Hoàng quý thái phi được 70 tuổi, rồi Càn Long năm thứ 28 (1762), thọ thần 80 tuổi đều được Càn Long Đế tổ chức chu đáo, Hoàng đế dâng nhiều lễ vật chúc mừng Ôn Huệ Hoàng quý thái phi.

Năm Càn Long thứ 33 (1768), ngày 14 tháng 3 (âm lịch), Ôn Huệ Hoàng quý thái phi qua đời tại Ninh Thọ cung, hưởng thọ 86 tuổi. Kim quan của bà tạm quàn tại Cát An sở, Càn Long Đế đích thân đến tưới rượu[8]. Tháng 5 cùng năm, làm lễ dâng thụy hiệu cho Ôn Huệ Hoàng quý thái phi, là Đôn Di Hoàng quý phi (惇怡皇貴妃). Sang ngày 22 tháng 10 cùng năm, tiến hành an táng vào Hoàng quý phi viên tẩm trong Cảnh lăng, xưng [Cảnh lăng Song phi viên tẩm; 景陵雙妃園寢]. Trong các tần phi của Khang Hi Đế, bà là người mất cuối cùng, nhưng người thọ nhất là Định phi Vạn Lưu Ha thị, thọ 97 tuổi.

Xem thêm

Tham khảo

Tài liệu

  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985). Thanh thực lục. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101056266.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731). Mã Tề; Chu Thức (biên tập). Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Thực lục. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741). Ngạc Nhĩ Thái; Trương Đình Ngọc (biên tập). Thế Tông Hiến Hoàng đế Thực lục.[liên kết hỏng]
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799). Khánh Quế; Đổng Cáo (biên tập). Cao Tông Thuần Hoàng đế Thực lục. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.