Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động/Thảo luận 1

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do sửa đổi vào lúc . Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.


Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Alphama trong đề tài Câu hỏi 3

Các thảo luận về cách tạo thể loại ở Wikipedia tiếng Việt. Xin tích cực chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của các bạn tại đây. Cảm ơn.  A l p h a m a  Talk 06:40, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Các quy ước đặt tên

Xem phần này. Các quy ước xoay quanh về vấn đề số ít, số nhiều, cách dịch giới từ. Trích 1 số điểm.  A l p h a m a  Talk 13:31, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)

1. Trường hợp thể loại có "năm", thể loại không có

  • Thể loại:Khoa học năm 1990 và Thể loại:Khoa học 1990, hình như có quy ước không dùng chữ "năm". Tuy nhiên như vậy thì Thể loại:Khoa học 1 sẽ rất mờ nghĩa, không biết là Khoa học năm 1 hay Khoa học 1 gì.

Viết thảo luận ở đây....

Nếu không dùng năm thì Thể loại:Khoa học 1 (Khoa học năm 1) có thể rất tối nghĩa vì quá gọn. Lần trước thảo luận thì thống nhất là nên có "năm".  A l p h a m a  Talk 06:25, ngày 16 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Bạn có thể dẫn liên kết đến trang thảo luận lần trước được không, tôi muốn tham khảo lại các ý kiến trong đó. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 15:00, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Ý kiến của Thái Nhi ở [1].  A l p h a m a  Talk 16:31, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Sau khi suy nghĩ kĩ lại, tôi thấy các thể loại nên có chữ "năm" để tối ưu và rõ nghĩa. Tuy nhiên vẫn hơi băn khoăn bởi lẽ chúng ta sẽ phải cập nhật một số lượng vô cùng lớn các trang. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 16:54, ngày 1 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Việc này không thành vấn đề, vì bot sẽ làm công đoạn này.  A l p h a m a  Talk 01:30, ngày 2 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Thêm vào năm theo lý luận trên không cần thiết. Có thể thỏa thuận viết là 1900 là năm, 1900s là thập niên, thế kỷ 20. DanGong (thảo luận) 10:25, ngày 19 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Nếu nói 1900 thì ai cũng hiểu là năm, nhưng nói 1 thì chắc cũng không ai hiểu 1 là gì, ví dụ: Thể loại:Khoa học 1, người ta thật sự không hiểu Khoa học 1 là khoa học gì, vì vậy mới thêm năm để rõ ràng.  A l p h a m a  Talk 01:06, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Ghi nhận những trường hợp ngoại lệ mà bạn  A l p h a m a  nêu ra. Đề nghị trong trường hợp cần thiết mới thêm chữ "năm". Tiếng Việt cũng đã có những ngoại lệ. Chả hạn 13, 14 nhưng lại mười lăm để tránh hiểu lầm. DanGong (thảo luận) 08:03, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Ở đây đang tìm ra 1 tiêu chuẩn chung, chứ làm kiểu này rất là khó và sẽ không thống nhất được các trường hợp, chẳng khác nào như tình trạng hiện nay, dùng lung tung lúc thì năm, lúc thì không. Tôi thấy thêm năm cũng chẳng làm thể loại dài ra bao nhiêu nhưng rõ ràng và có thể áp dụng chung cho các trường hợp. Thể loại không có năm không có nghĩa là bỏ đi mà vẫn được dùng nhưng làm thể loại đổi hướng. Đơn giản vậy thôi.  A l p h a m a  Talk 08:49, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Trên lý thuyết thì tôi thấy không có năm cũng chả có hiểu nhầm gì. Nhưng viết thêm năm cũng được, cũng chả chết ai. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:02, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Trước khi đóng góp ở Wikipedia (khoảng 5 năm trước), tôi để ý trong cách nói tiếng Việt của bản thân khi nhắc đến một năm nào đó (2015) luôn nói kèm từ năm ("năm 2015") và tôi chỉ bắt đầu "rút gọn" từ "năm" kể từ khi đóng góp ở Wikipedia (Yep, Wikipedia có ảnh hưởng đến cách diễn đạt tiếng Việt của tôi, nó không còn tự nhiên nữa). Tôi khá là chắc rằng trong cách nói của người Việt ít khi nói cộc lốc mỗi "2015" không (vẫn có), nhưng đa phần là một cụm "năm 2015", không biết có ai cũng thấy thế không. Cũng vì thế mà ở thảo luận trước có bạn phản ánh rằng tên Thể loại:Sinh 1990 là tối nghĩa, vì nó không đúng với cách mọi người thường nói trong tiếng Việt. Tại Thảo luận Thể loại:Mất 43 từ lâu, năm 2008, một thành viên mới đến hồi đó cũng từng phàn nàn cậu ấy bị nhầm lẫn. Bản thân tôi cũng từng thắc mắc cách đặt tên thể loại như vậy liệu có hợp lí, nhưng dùng lâu thành quen, sẵn có thảo luận này nên nêu ra ý kiến.
    P.S. Tôi biết tiếng Nga và tiếng Anh. Trong tiếng Nga 99% trường hợp bắt buộc có kèm từ năm ("год": 2015 год, в 2015 году, 2015 года). Tiếng Anh thì lẫn lộn cả 2 nhưng phổ biến hơn cách nói mà từ "year" được rút gọn (2015 ≫ the year 2015, v.v…). Tran Xuan Hoa (thảo luận) 21:25, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Đồng ý với bạn là khi đến Wikipedia, đúng là ngôn từ của tôi có 1 số cái thay đổi, đôi khi hơi gượng gạo.  A l p h a m a  Talk 03:57, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Bạn Tran Xuan Hoa, tiếng Việt hay bỏ chữ cho gọn nếu không tối nghĩa. Việc thể loại bỏ chữ "năm" cho gọn hơn là có thể chấp nhận được nếu không bị hiểu lầm như trong "sinh 1990". Ngay cả chữ sinh mình cho là cũng đã bỏ chữ "được" rồi, nhưng ai cũng hiểu. Ngoài ra, không phải lúc nào cũng cần phải viết ra mới đọc được. Chả hạn, ý kiến bạn đóng góp vào lúc 21 giờ 25 phút ngày ..., khi đọc bạn có tự động thêm giờ và phút không, hay bạn theo quy tắc, cái gì không viết ra thì không đọc lên? DanGong (thảo luận) 08:03, ngày 17 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Chính bạn cũng nhận thức được rằng "Việc thể loại bỏ chữ "năm" cho gọn hơn là có thể chấp nhận được nếu không bị hiểu lầm". "Sinh 1990" thì OK, tuy không thuận tai nhưng mình đồng ý rằng vẫn hiểu được. Ở thời đại chúng ta đang sống, nhìn vào một số có 4 chữ số có thể suy luận ra được là đang nhắc đến năm. Còn "Khoa học 1", cũng như các trường hợp tương tự "Sinh 4", "Luật 115", "Quan hệ quốc tế 9" thì lại khó hiểu và tối nghĩa, một số thành viên đã có ý kiến.

Ví dụ của bạn đưa ra "21:15" hơi đặc biệt và không hẳn giống ví dụ "Sinh 1990"/"Sinh năm 1990". Nhưng dẫu sao mình cũng đã hiểu ý bạn, bạn muốn giữ tên thể loại ngắn gọn.

Mình không cực đoan rằng tất cả các thể loại ở viwiki phải có từ năm. Chỉ là một chút quan sát và nhận xét của bản thân về ngôn ngữ. Như mình nói ở trên "dùng lâu cũng quen" rồi và thấy đó cũng không là vấn đề lớn đối với mình (có thể vì mình không quan tâm nhiều đến thể loại như một số bạn khác). Chỉ là nếu bị buộc phải thống nhất có hay không, thì mình thích có từ "năm" hơn. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 01:34, ngày 19 tháng 3 năm 2016 (UTC)

Bạn Tran Xuan Hoa, theo mình có thêm năm cũng được, nếu muốn cho thiệt rõ ràng. Chỉ thêm một chữ không thành vấn đề, cần nhất là phải thống nhất để tránh trường hợp sơ ý được tạo 2 lần, một có "năm" một không, đã xảy ra như trong trường hợp "ở" và "tại". DanGong (thảo luận) 07:04, ngày 19 tháng 3 năm 2016 (UTC)

Y Kết luận là có năm cho các thể loại để tên rõ ràng.  A l p h a m a  Talk 05:49, ngày 1 tháng 5 năm 2016 (UTC)

2. Dùng đồng nghĩa na ná như tên thể loại cha, con có tên không đồng nhất nhau

  • Thể loại:Văn hóa Úc và Thể loại:Ngôn ngữ Australia, Úc và Australia, Italia và Ý
  • Thể loại:Các dân tộc Trung Quốc và Thể loại:Nhóm dân tộc Ấn Độ, các dân tộc = nhóm, dịch từ tiếng Anh là Ethnic groups

Viết thảo luận ở đây....

  •  Ý kiến Cái này còn tùy văn phong từng bài, ví dụ như Úc hay Ý là từ Hán Việt thì khi dùng trong những bài viết chính về nước đấy chỉ giới thiệu ra đó là tên Hán Việt thôi còn dùng Australia hay Italia vẫn chuẩn hơn hoặc Ốt-strây-li-a hay I-ta-li-a như sách giáo khoa hay viết Hungdong16 (thảo luận) 06:45, ngày 16 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Đây là nên thống nhất 1 cách dùng cho thể loại, các thể loại đồng nghĩa có thể đổi hướng đến.  A l p h a m a  Talk 06:55, ngày 16 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Theo ý kiến cá nhân của mình thì nên thống nhất dùng Úc và Ý cho tất cả những lần đề cập tới quốc gia, ngôn ngữ, hay con người cụ thể này, giống như các trường hợp Pháp, Đức, Anh... La communista (thảo luận) 02:31, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Tôi nghĩ các trường hợp tên quốc gia thì dùng thống nhất theo tên bài chính. Vấn đề dân tộc hay sắc tộc xin mọi người thảo luận thêm tại các bài chính để đưa ra phương án thống nhất trong đặt thể loại. Greenknight (thảo luận) 14:56, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Theo tôi nếu có cách phiên âm hoàn toàn sang tiếng Việt như trường hợp của các nước Úc, Ý, Mỹ, v.v... thì nên phiên âm sang, vì là bách khoa toàn thư tiếng Việt nên cố gắng càng Việt hoá được nhiều càng tốt. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 15:02, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Tôi đồng ý với Greenknight dv về việc sử dụng tên thể loại theo tên bài chính, tức là bài chính về quốc gia ấy đang dùng tên nào thì chúng ta dùng tên ấy, tránh gây nhầm lẫn cho người cần tra cứu. --minhhuy (thảo luận) 15:08, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Ý các bạn là tên bài chính thế nào thì dùng tên các quốc gia như thế? Ví dụ: tên bài chính Ý thì dùng thể loại cũng phải là Ý, tương tư như Úc? Tôi ủng hộ quan điểm này, vì nó làm thống nhất tên bài chính và thể loại, tạo sự đồng nhất, những tên đồng nghĩa thì làm đổi hướng.  A l p h a m a  Talk 16:59, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Tôi thấy vấn đề chính ở đây là ngay cả tên bài cũng phải thống nhất. Australia là Úc. Australia và Italy không phải là tiếng Việt. Nếu Australia, một số người ít học chưa chắc hiểu nhưng nói Úc thì hầu như ai cũng hiểu. Tôi đề nghị thống nhất tên bài, rồi dùng nó để thống nhất tên thể loại luôn. Lấy tên thuần Việt, trừ những từ tiếng Anh chưa có từ thuần Việt. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:05, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Đồng ý tên bài chính được cộng đồng người viết bài quyết định, tên thể loại bám theo tên bài chính. Một trường hợp lưu ý là ngoại lệ Thể loại:Hoa Kỳ, hầu hết các thể loại con của thể loại này hiện tại đều dùng từ Mỹ để chỉ Hoa Kỳ, cái này có lẽ chấp nhận được vì đây là cách nói của đa số người Việt để chỉ quốc gia này (trong các trường hợp không cần chính xác tuyệt đối như pháp luật). Một trường hợp nữa là các thể loại con của Thể loại:Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, các cụm từ "Vương quốc Liên hiệp Anh" (phổ biến nhất)/"Liên hiệp Anh"/"Vương quốc Anh" đang dùng không đồng nhất tại nhiều thể loại cùng để chỉ "Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland". Tran Xuan Hoa (thảo luận) 22:08, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Vì là Wikipedia Tiếng Việt, nên hãy dùng những tên thuần Việt và được nhiều người biết đến, chẳng hạn Australia nên viết thành Úc, Italy nên viết thành Ý. Nhưng lưu ý, Washington không nên viết thành Hoa Thịnh Đốn, Canada thành Gia Nã Đại, Singapore thành Tân Gia Ba, Scotland thành Tô Cách Lan hay New Zealand thành Tân Tây Lan, Arhentina thành Ái Nhĩ Lan như vậy sẽ gây khó cho người đọc vì những tên này không phổ biến Thành viên:Phamthuathienvan (Thảo luận)

Y Dùng thuật ngữ của bài viết chính, ví dụ bài viết là Úc thì tất cả thể loại đều phải là Úc.  A l p h a m a  Talk 05:49, ngày 1 tháng 5 năm 2016 (UTC)

3. Số ít và số nhiều

Ở thể loại tiếng Anh có phân biệt số ít, số nhiều nhưng trong tiếng Việt thì không

Viết thảo luận ở đây....

Chúng ta nên thống nhất chuẩn chung, còn trường hợp đặc biệt có thể bàn để tạo sau, chứ kiểu này kiến trúc thể loại trông rất rối?  A l p h a m a  Talk 04:14, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Tôi nghĩ đặt tên thể loại ngắn gọn là Chim Việt Nam vẫn rõ nghĩa mà lại súc tích. Các trường hợp bên tiếng Anh có cả hai thể loại số ít và số nhiều như en:Category:Language, en:Category:Languages thì để ý thấy số nhiều là thể loại con của số ít, nên tôi nghĩ tiếng Việt chỉ cần một thể loại gắn với thể loại mẹ thôi. Greenknight (thảo luận) 14:56, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Theo tôi nghiên cứu thì trong tiếng Việt, số nhiều rất ít được quan tâm về mặt ngữ nghĩa, trừ khi người ta nhấn mạnh đến số lượng, thể loại Language hay Languages thì cũng hiểu chung chung là Ngôn ngữ, trong Ngôn ngữ có thể có 1 hoặc nhiều ngôn ngữ? Đây là tình huống khá lúng túng, thể loại rất mất đồng bộ, có thể loại dịch thêm từ chỉ số lượng những, các, có thể loại không.  A l p h a m a  Talk 17:02, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến en:Category:Birds of Vietnam dịch thành "Chim Việt Nam" cũng đã hoàn toàn đầy đủ nghĩa rồi. Tiếng Việt khác với tiếng Anh, không phải lúc nào cũng cần thêm chữ thể hiện số nhiều. Cứ dịch ngắn gọn, súc tích dễ hiểu là okay nhất. Chỉ thêm những chữ số nhiều nếu có gì đó mập mờ, không rõ nghĩa trong tên bài. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:32, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Theo quan sát của tôi thì nhiều thể loại thường không dịch cụm từ chỉ số nhiều như "những, các" hay từ loại số gì đó. Ví dụ:
Category:Earthquakes in IndonesiaThể loại:Động đất tại Indonesia
Category:Earthquakes in LaosThể loại:Động đất tại Lào
Category:Mammals of TurkeyThể loại:Động vật có vú Thổ Nhĩ Kỳ
Category:Political parties in CambodiaThể loại:Đảng chính trị Campuchia
Category:Italian directorsThể loại:Đạo diễn Ý
Category:Units of informationThể loại:Đơn vị thông tin

Như vậy đây là cách dịch thông thường tại Wikipedia tiếng Việt nhiều năm nay, vì vậy tôi nghĩ cách tốt nhất là dịch theo cách này. Hiện tôi có danh sách hơn 44000 thể loại có interwiki đa phần được dịch theo cách dùng số ít như thế này.  A l p h a m a  Talk 04:06, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Y Chưa thể thống nhất, vẫn tùy trường hợp.  A l p h a m a  Talk 05:50, ngày 1 tháng 5 năm 2016 (UTC)

4. Dịch bỏ giới từ on, of, in, by, from, about trong các thể loại tiếng Anh và dịch quá gọn là mờ nghĩa

  • Thể loại:Thành phố Belarus làm nhiều người tưởng là có thành phố tên là Belarus chứ không phải là Thể loại:Các thành phố ở Belarus dịch đúng từ tiếng Anh en:Category:Cities in Belarus.
  • Giới từ of. Tuy nhiên, Thể loại:Lịch sử Pháp nghe lọt tai hơn Thể loại:Lịch sử của Pháp, từ tiếng Anh là en:Category:History of France.
  • Giới từ by: Category:Culture by nationality -> Thể loại:Văn hóa theo quốc tịch. Đa số dịch by thành theo.
  • Giới từ in: dịch thành
  • Giới từ on: dịch thành trên. Category:Association football on television -> Thể loại:Bóng đá trên tivi
  • Giới từ from: dịch từ. Category:People from London -> Thể loại:Người từ London
  • Giới từ about: dịch về. Category:Books about Pakistan -> Thể loại:Sách về Pakistan

Viết thảo luận ở đây....

  •  Ý kiến Theo tôi nên dịch cả giới từ, vừa làm rõ nghĩa lại không làm người xem nhầm lẫn như ví dụ Belarus. --Ed Crystal Talk 08:13, ngày 16 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Theo mình thì nên tùy theo tình huống, không cứng nhắc quy định vì thực tế ngôn ngữ sẽ phát sinh nhiều điều chúng ta không lường được mà nếu bó vào khuôn khổ có thể gây khó cho người viết.La communista (thảo luận) 02:34, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Tôi cũng đồng ý với phương án tùy tình huống, mỗi ngôn ngữ có đặc thù riêng, giới từ là thứ "biến hóa" rất đa dạng khi phiên dịch giữa các ngôn ngữ, không thể cứng nhắc được. Cứ cái nào xuôi, hợp ngữ pháp tiếng Việt và thể hiện rõ ý nghĩa nhất thì chọn thôi, như 2 trường hợp trên sẽ là Thể loại:Lịch sử Pháp và Thể loại:Thành phố ở Belarus hoặc tại Belarus. "Tại" có nhiều ký tự hơn "ở" nhưng mang tính trang trọng hơn, chúng ta nên thống nhất "tại" hay "ở"? Greenknight (thảo luận) 14:56, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Đề nghị này cần thiết vì đã có trường hợp là thể loại có từ "ở" và một thể loại khác với từ "tại" cùng nghĩa tồn tại bên cạnh nhau, vì thể loại trước đã không được liên kết với một wiki tiếng khác. DanGong (thảo luận) 13:09, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Với hai trường hợp bạn đưa ra thì đúng là nên linh hoạt chọn cách dùng hợp lý, như ý kiến thành viên Greenknight dv đã nêu. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 15:03, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Phần này không rõ ràng nhất là giới từ of như đã nêu ví dụ về Lịch sử Pháp hay Lịch sử của Pháp. Theo tôi, các giới từ còn lại vẫn có thể dịch thông được, kể cả in thành . Từ tại có thể có thể loại có giới từ tiếng Anh at.  A l p h a m a  Talk 17:04, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Tôi nghĩ cách dùng các giới từ "in" hay "at" chỉ liên quan tới nội bộ tiếng Anh, không nhất thiết phải dịch cố định ra tiếng Việt. Có "at school" hay "in Hanoi" thì tiếng Việt đều có thể gọi là "ở" hoặc "tại". "Lịch sử Pháp" và "Lịch sử của Pháp" bạn có thể giải thích rõ hơn được không, tôi thấy "Lịch sử Pháp" hoàn toàn ổn đấy chứ. Greenknight (thảo luận) 11:59, ngày 19 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Cái này nên tùy trường hợp, thể loại nào bỏ giới từ được thì càng tốt vì rất nhiều các bài cùng thể loại nhưng có người lại để là tại, người để là , người để là của. Ví dụ bài Vườn quốc gia ở Việt Nam, bên en là Danh sách các vườn quốc gia của Việt Nam (List of national parks of Vietnam). Nhưng tôi lại thích để là Danh sách các vườn quốc gia tại Việt Nam.zzmk 08:43, ngày 19 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Chúng ta nên thống nhất 1 cách dịch để áp dụng cho tất cả các thể loại, đồng ý 1 số trường hợp có thể xem xét, nhưng không thể không thống nhất đa số trường hợp khác.  A l p h a m a  Talk 01:09, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  •  Ý kiến Cái này chắc cần phải tạo trang con để BQ vì có rất nhiều vấn đề nằm trong mục này. Một số trường hợp cần giới từ mới nghe xuôi tai. Đa số thì không cần. Nói chung cần phải thống nhất là những trường hợp nào chắc chắn có thể loại các giới từ ra. Books about Pakistan từ nên dịch là "Sách về Pakistan" chứ Sách Pakistan có nhiều nghĩa như là sách sản xuất ở Pakistan, sách viết về Pakistan -> trường hợp này cũng cần tính từ. "People from London" thành "Người London" -> không cần tính từ. "Association football on television" dịch thành "Bóng đá tivi" coi bộ không ổn -> cần tính từ. Nguyentrongphu (thảo luận) 10:11, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Đồng ý, tôi sẽ mở thêm các biểu quyết nhỏ từng trường hợp.  A l p h a m a  Talk 04:15, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)

4.1 Giới từ on

  • Giới từ on: dịch thành trên. Category:Association football on television -> Thể loại:Bóng đá trên tivi
  • Dịch thành trên hoặc theo nếu có quá khứ 3 như based on (dựa trên)
  • Một số thể loại sẵn có:
Category:Mountains on the MoonThể loại:Núi trên Mặt Trăng
Category:Films based on children's booksThể loại:Phim dựa theo sách thiếu nhi
Category:Films based on actual eventsThể loại:Phim dựa trên những sự việc có thật
Category:Coordinates on WikidataThể loại:Tọa độ trên Wikidata
Category:Films set on islandsThể loại:Phim lấy bối cảnh trên các đảo
Category:Battles on Czech landsThể loại:Các trận đánh trên đất Séc

Đôi khi dịch khá lạ như tại

Category:Terrorist attacks on airportsThể loại:Tấn công khủng bố tại sân bay

Xin viết ý kiến ở dưới ...

4.2 Giới từ of

Category:Provinces of MozambiqueThể loại:Các tỉnh Mozambique
Category:Regions of AsiaThể loại:Các vùng châu Á
Category:Trees of AlabamaThể loại:Cây Alabama

Lâu lâu thì dịch thành

Category:Islands of AustraliaThể loại:Các đảo ở Australia
Category:Bays of AntarcticaThể loại:Các vịnh ở Nam Cực

Có khi cũng dịch thành của

Category:Treaties of the United StatesThể loại:Hiệp ước của Hoa Kỳ
Category:Princes of Saxe-Coburg and GothaThể loại:Hoàng tử của Sachsen-Coburg và Gotha
Category:Districts of BangladeshThể loại:Huyện của Bangladesh

Giới từ of được dùng cực kỳ đa dạng và làm người biên tập viên rất lúng túng khi dịch.

Viết ý kiến ở dưới ...

4.3 Giới từ in

  • Giới từ in: dịch thành hoặc tại
Category:School districts in AlabamaThể loại:Học khu ở Alabama
Category:Culture in NaplesThể loại:Văn hóa ở Napoli
Category:Firearms manufacturers in ItalyThể loại:Vũ khí sản xuất tại Ý

Đôi khi bỏ qua không cần dịch

Category:Aviation in AzerbaijanThể loại:Hàng không Azerbaijan
Category:Road tunnels in VietnamThể loại:Hầm đường bộ Việt Nam

Chúng ta cũng thấy sự rất lung tung khi dịch giới từ in

Viết ý kiến ở dưới ...

4.4 Giới từ by

  • Giới từ by: Category:Culture by nationality -> Thể loại:Văn hóa theo quốc tịch. Đa số dịch by thành theo.
Category:Weapons by countryThể loại:Vũ khí theo quốc gia
Category:Botanical gardens by countryThể loại:Vườn thực vật theo quốc gia
Category:Table tennis players by nationalityThể loại:Vận động viên bóng bàn theo quốc gia

Đôi khi không có dịch, có thể do thiếu sót của biên tập viên?

Category:American politicians by stateThể loại:Chính khách các tiểu bang Hoa Kỳ

Trong mục 5, khi đi làm động từ quá khứ 3 thì chuyển thành bởi. Nhận xét là giới từ này dịch khá ổn định, nếu bình thường là theo, nếu đi kèm quá khứ 3 thì là bởi

Viết ý kiến ở đây ....

4.5 Giới từ from

  • Giới từ from: dịch từ. Category:People from London -> Thể loại:Người từ London
Category:People from Penghu CountyThể loại:Người từ Bành Hồ
Category:People from VienneThể loại:Người từ Vienne

Trường hợp khá nhiều bỏ không cần dịch

Category:People from An Giang ProvinceThể loại:Người An Giang
Category:People from ArlesThể loại:Người Arles
Category:People from BeijingThể loại:Người Bắc Kinh

Hoặc có khi dịch là đến từ

Category:Film directors from North AmericaThể loại:Đạo diễn phim đến từ Bắc Mỹ
Category:Actors from New YorkThể loại:Diễn viên đến từ New York

Nhận xét cách dịch giới từ này cũng khá đa dạng.

Xin viết ý kiến ở đây ...

4.6 Giới từ about

  • Giới từ about: dịch về. Category:Books about Pakistan -> Thể loại:Sách về Pakistan
Category:Biographical films about royaltyThể loại:Phim tiểu sử về hoàng tộc
Category:Films about cancerThể loại:Phim về bệnh ung thư
Category:Works about North AmericaThể loại:Tác phẩm về Bắc Mỹ
Category:Music about citiesThể loại:Âm nhạc về thành phố

Đôi khi cũng bỏ không dịch

Category:Documentary films about the Vietnam WarThể loại:Phim tài liệu chiến tranh Việt Nam

Theo khảo sát thì chỉ có 2 kiểu, một là dịch về hay là bỏ.

Viết ý kiến ở đây ...

Y Việc dịch thể loại có giới từ chưa thể thống nhất, còn tùy thuộc vào trường hợp.  A l p h a m a  Talk 05:51, ngày 1 tháng 5 năm 2016 (UTC)

5. Thể loại được tạo thành từ viết tắt cụm passive, V.PP (past participate) + preposition (giới từ) tiếng Anh

  • Category:Films directed by Nikos Nikolaidis -> Thể loại:Phim (các bộ phim) được đạo diễn bởi Nikos Nikolaidis. directed dịch thành được đạo diễn, tức là cứ có động từ ở quá khứ 3 thì dịch thành được gì đó, được xem (seen), được thiết kế (designed)... Từ by dịch thành bởi.
  • Một số trường hợp dịch:
Category:Comics characters introduced in 1939Thể loại:Nhân vật truyện tranh được giới thiệu năm 1939
Category:Characters created by Bob KaneThể loại:Nhân vật được tạo ra bởi Bob Kane
Category:Fungi described in 1783Thể loại:Nấm được mô tả năm 1783
Category:Songs written by Lady GagaThể loại:Bài hát được viết bởi Lady Gaga

Viết ý kiến ở đây...

Nếu không dùng chữ được, người ta lầm tưởng chủ ngữ đóng vai trò chủ động tác động đến tân ngữ phía sau? hoặc có quá gọn và mời nghĩa  A l p h a m a  Talk 04:25, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Sẽ có trường hợp nếu bỏ từ "được" sẽ không rõ nghĩa. Tôi nghĩ khi đã dùng cấu trúc bị động thì nói chung nên có từ được hoặc bị, mọi thứ sẽ luôn rõ ràng. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 17:47, ngày 26 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Một ý kiến cũng rất hay, không rõ từ do có thể áp dụng cho nhiều trường hợp. Tuy nhiên, cách này có thể trái với cách dịch thông thường, ý tôi là văn hóa dịch của người Việt?  A l p h a m a  Talk 04:25, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)
"Không rõ từ do có thể áp dụng cho nhiều trường hợp", bạn có thể nói rõ hơn ý bạn ở đây được không? Còn bạn nói đúng, cách dịch từng từ (word-by-word) (nói chung và trong trường hợp cách diễn đạt bị động nói riêng) là cách tư duy tự nhiên của một người dịch trong quá trình học ngoại ngữ. Nhưng, các bạn biên dịch viên hãy thử quan sát cách diễn đạt của chính mình trong đời sống hàng ngày xem, có đúng trong tiếng Việt cách nói chủ động là tự nhiên hơn không? Nếu các bạn cũng đồng ý với tôi và một số người bạn của tôi, thì tôi thấy đây là một điểm cộng đồng biên dịch tiếng Việt nên lưu ý. Nó sẽ giúp nội dung mà chúng ta dịch ra thuận tai, gần gũi hơn đối với người đọc đại trà. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 17:26, ngày 26 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Y Chưa thể thống nhất, có 2 kiểu "được" hoặc "do".  A l p h a m a  Talk 05:51, ngày 1 tháng 5 năm 2016 (UTC)

6. Các trường hợp khác

Xin nêu để thảo luận.  A l p h a m a  Talk 06:26, ngày 16 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Câu hỏi 1

Bạn thêm thể loại vào các bài của Wikipedia như thế nào? Bạn dựa vào cấu trúc thể loại nào để thêm thể loại vào các bài mới? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về các cách sắp xếp thể loại.

Thông thường chúng ta thêm thể loại vào các bài mới bằng cách dựa vào nội dung bài viết về cái gì, chủ yếu đoạn đầu bài và dựa theo cảm tính để thêm thể loại. Ví dụ bài Cầu Bông, bài này viết về cây cầu ở Việt Nam vì vậy có thêm Thể loại:cầu Việt Nam, trong bài thêm chi tiết hơn là Thể loại:Cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Một số bạn khác thì dựa vào cách thêm của các ngôn ngữ khác đã có (chẳng hạn tiếng Anh). Các bạn thêm thể loại vào bài viết như thế nào xin chia sẻ.  A l p h a m a  Talk 06:51, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)

  • Tui thì tui thêm bằng Hotcat (mà hình như ai cũng vậy?) Tui gõ từng từ khoá trong tiêu đề, rồi xem cái nào thích hợp thì thêm vào.Theblues (thảo luận) 16:23, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Cảm ơn bạn đã góp ý, vậy là dựa theo cảm tính phải không.  A l p h a m a  Talk 16:49, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Cũng có thể gọi là cảm tính, thể loại thì thêm cho đúng tiêu chuẩn chứ chẳng biết bao nhiêu là đủ.Theblues (thảo luận) 14:50, ngày 5 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Tôi cũng dựa theo cảm tính thôi: Theo chủ đề bài để chọn thể loại, đối chiếu với thể loại hiện có ở viwiki và tiếng nước ngoài, và ước lượng số bài sẽ có, nếu thật cần thiết thì mới tạo thể loại mới. LuongLBc (thảo luận) 04:43, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Thể loại dùng để gom nhóm bài viết, giúp độc giả tìm bài dễ hơn, đồng thời phân chia cấu trúc để quản lý bài viết và phân tích ngữ nghĩa dễ hơn, tùy theo bài viết có thể bài nhiều thể loại, ít thể loại. Xét vế phía cạnh phân tích ngữ nghĩa thì bài càng có nhiều thể loại thì máy càng hiểu rõ hơn về cấu trúc bài, sự liên quan giữa bài và khái niệm tên thể loại, từ đó áp dụng cho các thuật toán ngữ nghĩa như so khớp, tìm kiếm lân cận, ....  A l p h a m a  Talk 07:04, ngày 8 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Thông thường tôi phân loại trên các thể loại theo 2 cách. Nếu hệ thống thể loại đã được xác định đồng thuận trên dự án (như sinh học) thì tạo thể loại phân loại theo hệ thống đã được xác định. Nếu nhóm bài viết chưa xác định hệ thống phân loại theo dự án, tôi sẽ phân theo HotCat để chọn các thể loại sẵn có. Thông thường một bài viết sẽ chọn 2 thể loại và đưa vào thể loại con thấp nhất nếu có thể, nhưng tôi vẫn chú ý nếu thể loại chứa nhiều hơn 200 bài, tôi cho rằng nên tách thể loại con. Và ngược lại, nếu thể loại con quá ít, thì nên nhập vào các thể loại lớn hơn. Thái Nhi (thảo luận) 08:26, ngày 10 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Tùy vào mức độ phát triển của từng lĩnh vực. Như sinh học đã phát triển tương đối về chiều rộng, có thể "phân tầng" chặt chẽ, trong khi một số lĩnh vực khác chưa phát triển mạnh có thể tạm thời để thể loại "vượt cấp" (VD: "cầu theo nước"), sau đó khi số bài phát triển mạnh hơn sẽ chia nhỏ thể loại hơn (VD: "cầu theo thành phố").--Trungda (thảo luận) 13:21, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Khi thêm thể loại cho trang, tôi dựa vào các thể loại đã có sẵn tại trang en tương ứng. Nếu thể loại ở en đã có thể loại tương ứng ở vi, thì thêm tương ứng, ở đây không có vấn đề gì. Còn nếu thể loại ở en chưa có thể loại tương ứng ở vi, thì tôi sẽ đi đến trang của thể loại đó ở en, theo cây thể loại đi lên thể loại cấp cao hơn, và đi lên đến khi nào có thể loại tương ứng tại vi thì dừng lại và thêm thể loại đó vào.
    Cũng có lúc tôi sẽ tạo thể loại nếu cảm thấy thể loại đó cần thiết (vì sao cần thiết thì còn nhiều yếu tố khác). Sau khi tạo một thể loại mới, ngoài việc đặt các liên kết để thể loại vừa tạo hoà vào chung với cây thể loại sẵn có, tôi cũng thường tìm thêm vài ba trang nữa để thêm vào thể loại vừa tạo, vì không muốn thể loại vừa tạo trống trải. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 20:47, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Nếu là bài dịch hoặc có interwiki, tôi dựa vào cách sắp xếp thể loại của Wikipedia phiên bản ngôn ngữ khác. Nếu là bài đặc thù chỉ có ở dự án này, tôi sắp xếp theo cảm tính, nhưng chú ý để xếp thể loại con vào thể loại mẹ theo mô hình cây thể loại chứ không đặt lung tung. --minhhuy (thảo luận) 02:48, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Tui không thường thêm thể loại, phải nói là rất hiếm, vì vậy nếu thêm tôi sẽ dò các bài zung quanh cảm thấy tương tự co 1nhu7ng4 thể loại nào chung thì cho vào :P --Thuận Đức Hoàng đế 03:32, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Nếu bài dịch thì tôi thêm thể loại theo như ngôn ngữ gốc, bỏ những thể loại vi.wiki chưa có. Nếu bài tự viết thì tham khảo thể loại ở những mục từ tương tự, cùng chủ đề. Én bạc (thảo luận) 13:03, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Hầu như tôi chỉ làm việc với các bài dịch, nên thường xuyên dựa vào cách xếp thể loại trên Wikipedia tiếng Anh. Khi gặp thể loại nào chưa có tôi sẽ tạo ra tương ứng trong Wikipedia tiếng Việt, sau đó tạo các thể loại mẹ cho thể loại đó lên cao dần cho tới khi gặp được thể loại mẹ đã có trong Wikipedia tiếng Việt. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 15:05, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Tôi toàn dựa vào tiếng Anh cho khỏe. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:06, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Như vậy chúng ta có 2 cách thêm chính
1 là dựa vào tiếng Anh, lâu lâu cũng dựa vào tiếng Trung, tiếng Đức như DanGong (thảo luận · đóng góp). Hai là, thường đọc câu đầu bài sẽ đoán khái niệm thuộc thể loại gì, cách này thì có thể xếp vào thể loại lớn hơn thể loại cần xếp vì mang tính cảm tính.  A l p h a m a  Talk 13:26, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Câu hỏi 2

Wikipedia Tiếng Việt có nên chấp nhận cấu trúc thể loại của tiếng Anh hay một ngôn ngữ nào khác? Tại sao có và tại sao không?

Theo quan sát của tôi đa số bài mới nếu có liên kết ngoại ngữ thì đa số chúng ta thêm thể loại bằng cách dựa theo cách thêm của các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức. Chúng ta có nên phụ thuộc vào tiếng Anh? Cấu trúc thể loại ở tiếng Anh khá mịn (khá dầy theo cách nói khác). Một số bạn muốn thể loại thanh thoát hơn. Hiện nay AlphamaBot (thảo luận · đóng góp) đang dựa vào tiếng Anh để thêm thể loại cho các bài mới, ví dụ [2]. Lợi điểm của việc thêm theo tiếng Anh là chúng ta không cần phải suy nghĩ nhiều, nhược điểm là phụ thuộc và có thể theo quán tính thêm sai một số trường hợp nhỏ lẻ. Xin chia sẻ ý kiến.  A l p h a m a  Talk 06:56, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)

  • Ủng hộ phụ thuộc vào tiếng Anh. Nhân lực ta không có. Nếu bỏ nhân lực ra làm thủ công thì e rằng thật là lãng phí, lấy thời gian đó viết bài có lợi hơn nhiều. Các thể loại để bot lo, lấy thẳng bên en qua là khỏe. Cấu trúc bên đó tôi thấy ổn rồi. Phụ thuộc cũng chả sao, BVCL cũng phụ thuộc bài dịch bên en thôi. Cái gì hay thì cứ lấy mà xài, chả sợ. "Theo quán tính thêm sai một số trường hợp nhỏ lẻ?" Tôi không hiểu đoạn này cho lắm. Bên đó họ có thêm sai thể loại đâu mà lo? (nếu có đi nữa thì ta sửa lại thủ công mấy hồi; bên họ, làm thủ công mà đã là người thì ai mà lâu lâu không làm sai vô ý chứ). Nguyentrongphu (thảo luận) 22:20, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Giả sử bên enwiki 1 thể loại nào bị phá thì mình update có thể bị dính theo. Dự án chỉ phát sinh bán tự động, khâu kiểm chứng trước khi thêm thuộc về người dùng, nhưng đôi khi có thể cho tự động 100% là bị lỗi như thế.  A l p h a m a  Talk 07:01, ngày 8 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Đó là trường hợp hiếm. Nếu thấy sai thì sửa lại bằng thủ công. Còn đỡ hơn là tự làm, cứ tự động hết từ tiếng Anh cho khỏe. Nguyentrongphu (thảo luận) 04:37, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Trong phần nhiều trường hợp, tôi vẫn lấy en.wiki là tiêu chuẩn đối chiếu. Một số trường hợp khác như Dự án sinh học thì dùng theo cấu trúc thể loại đã được xác định, hoặc theo địa phương sẽ đối chiếu với phiên bản của ngôn ngữ địa phương đó. Vì vạy có thể tóm tắt, en.wiki cho khởi đầu, khi chưa xác định được cấu trúc thể loại; và khi đã xác định cấu trúc thể loại, thì đi theo cấu trúc thể loại. Thái Nhi (thảo luận) 08:30, ngày 10 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Đúng là đa số tôi lấy bên en thật, nhưng một số tôi thấy bên en có những thể loại thừa nên chúng ta chấp nhận và dùng có chọn lọc, hơn nữa nhân lực bên wiki việt yếu, chúng ta nên dùng bot để tạo thể loại.zzmk 05:16, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • en hết, en muôn năm, vì en là cái wiki nhiều người và có nhiều kinh nghiệm nhất. Nếu có thể loại nào bị phá bên đó thì người ta cũng sẽ sửa nhanh, mình chỉ việc liên tục update là được. Na Tra (thảo luận) 10:22, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Kinh nghiệm cá nhân tôi cho thấy có thể chấp nhận cấu trúc thể loại đó. Nội dung này tôi đồng tình với ý kiến của Thái Nhi.--Trungda (thảo luận) 13:28, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Trước khi chép một thể loại nào đó của en vào bài bên mình thì tôi vẫn thường kiểm tra xem thể loại đó ở bên en như thế nào, có liên kết với các nhánh thể loại khác ra sao để xem xét mức độ quan trọng của thể loại đó. Nói chung là ủng hộ việc sao chép các thể loại trong bài viết của bên en, miễn là có chọn lọc kĩ càng. NXL (thảo luận) 17:17, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Không có nhiều trường hợp không gian trang thể loại bị phá, nên rủi ro áp dụng luôn phá hoại ở Wikipedia tiếng Anh vào Wikipedia tiếng Việt có thể là rất ít. Tôi tán thành ý kiến của Thái Nhi. --minhhuy (thảo luận) 02:52, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Có loại bỏ một số thể loại mà chúng ta biết chắc là quan điểm của bên en và bên vi khác biệt hay không? Ví dụ: Hoàng tử, Công chúa,... Nhưng dù sao đây chỉ là số ít mà thôi.--Diepphi (thảo luận) 11:30, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    • Nhiều lúc tôi cũng thấy hơi khúc mắc ở vấn đề này. Có một số bài bên tiếng Anh đều xếp chung vào thể loại "prince" hay "princess", nhưng trong tiếng Việt của chúng ta thì lại phân ra là Hoàng tử, Thái tử, Ông hoàng hoặc Công chúa, Vương phi hoặc Công nương... Cho nên, tôi nghĩ có một số thể loại chúng ta nên phân ra làm nhiều nhánh nhỏ chứ không chỉ bắt chước gộp chung lại giống bên tiếng Anh được. Sophia Nguyễn (thảo luận) 05:58, ngày 16 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Như vậy là phải ra lại 1 số trường hợp có thể không cần giống tiếng Anh, những trường hợp này cần bàn thêm.  A l p h a m a  Talk 06:27, ngày 16 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Nên tham khảo từ bên en, nhưng phải đặt ra một số ngoại lệ, ví dụ thể loại "Đại kiện tướng cờ vua" ở bên en thì bên vi có các thể loại con tương ứng chứ không dùng nó trong bài về cá nhân. Trong trường hợp bài Đinh Lập Nhân, Tuanminh01 và AlphamaBot đã "vi phạm 3RR". Én bạc (thảo luận) 12:59, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Như vậy nếu xếp thể loại tự động kiểu này thì các bot chỉ nên can thiệp một lần với thể loại đó thôi, không nên xếp đi xếp lại do các thành viên sẽ còn sửa lại cho phù hợp. Tôi nhớ Alphama từng nói với tôi cách vận hành này một lần rồi, trong việc thêm lại thể loại Trò chơi PS3 ở bài Rewrite, đáng lẽ ra không nên xảy ra tình huống thế này ở bài Đinh Lập Nhân chứ. --minhhuy (thảo luận) 13:12, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Bot không có lưu database rời để nhận biết đánh dấu thao tác đã thêm trước đó, có 2 cách 1 là check các bản revision, 2 là phải lưu ở đâu đó để đánh dấu là edit bài đó rồi. Vì vậy chuyện bot 3RR là khá bình thường, chức năng tôi đang cân nhắc xây dựng.  A l p h a m a  Talk 13:23, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Sự thật là rất nên xây dựng và nên ưu tiên, trước khi tiến hành việc xếp thể loại tự động theo tiếng Anh như câu hỏi ở mục này. Bot thêm thể loại âm thầm, thậm chí không hiện lên trong danh sách theo dõi, thì thật khó để mà luôn chạy theo sửa lỗi cho nó. --minhhuy (thảo luận) 13:26, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Tôi sẽ thêm chức năng này vào bot.  A l p h a m a  Talk 01:11, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Y Cộng đồng đồng ý với việc dựa theo tiêu chuẩn tiếng Anh.  A l p h a m a  Talk 05:52, ngày 1 tháng 5 năm 2016 (UTC)

Câu hỏi 3

Chúng ta có nên thêm các thể loại sâu nhất (thể loại lá, thể loại ngọn) vào các bài viết hay dựa vào số lượng bài viết trong 1 thể loại?

Theo quy ước Wikipedia:Thể loại thì đừng nên cho vào thể loại vì nó không giúp cho việc tra cứu và làm đầy 1 thể loại cha. Vì vậy tôi nghĩ là nên phân loại đến thể loại con (sâu nhất) có thể. Một số ý kiến cho rằng nếu thể loại con có quá ít bài viết thì có nên xóa thể loại con, nhập chung với thể loại cha? Cách nhập chung theo tôi khá khó khăn vì người nào đã tạo thể loại con chắc cũng không thích thể loại mình tạo bị xóa đi và có thể tương lai thể loại cha đó phình to ra thì phải tạo lại thể loại con chia ra, khi đó mất công. Xin các bạn cho ý kiến.  A l p h a m a  Talk 07:00, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)

  • Như ở phần 1, tôi cho rằng trừ dạng cấu trúc đã được xác định như Dự án sinh học, các nhóm thể loại khác nên phân vào thể loại thấp hơn nếu như thể loại cha nhiều hơn 200 bài. Và ngược lại, không nên chia quá chi tiết nếu như nhóm bài trong thể loại đó quá ít và không thể mở rộng lớn. Thái Nhi (thảo luận) 08:32, ngày 10 tháng 2 năm 2016 (UTC)
    Khi nào phân định được thể loại nào đó quá ít nhỉ, dựa vào cảm nhận đặc thù nó sẽ ít hay sao?  A l p h a m a  Talk 02:40, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Tôi thấy các phân loại đều dựa theo nhu cầu phân biệt đối tượng và thông thường thì bám theo số lượng đối tượng của nhóm. Ví như "" thì cần chia ra "Xã của huyện (hoặc tỉnh) xxx", chớ gộp tất vào "Thể loại:Xã" cho cả nước thì khó coi. Nếu quá ít đối tượng thì có thể không nên lập thể loại, như "Lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam" (có 1 chiếc), mà để ở "Lò phản ứng hạt nhân" là đủ. Tiêu chuẩn? Theo người tiền sử thì "quá 3 gọi là nhiều", đủ cho lập thể loại. LuongLBc (thảo luận) 04:43, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Nên dựa vào số lượng bài viết - như tôi đã nêu ý kiến bên trên, là tùy vào mức độ phát triển của từng lĩnh vực.--Trungda (thảo luận) 13:31, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Có cùng suy nghĩ và rất đồng ý với anh Trungda ở điểm trên về "Cầu theo nước" và "Cầu theo thành phố": cần dựa vào số lượng bài viết hiện có của thể loại đó ở Wikipedia chúng ta để quyết định tạo cây thể loại sâu đến đâu. Bê nguyên cây thể loại như en là không hợp lí nếu xem xét tương quan nhân lực và số bài viết ở viwiki so với enwiki. 10 bài đặt chung 1 thể loại sẽ là khoa học hơn, và cũng thẩm mĩ hơn khi người đọc tra cứu, so với 10 thể loại con (và thể loại con của con) mà mỗi thể loại chỉ 1-2 bài.
    Trường hợp bạn Alphama nêu ra ở đầu đề mục này: sau này nó phình ra là chuyện của tương lai. Biết đâu có khi 5 năm nữa nó mới phình? Hoặc biết đâu nó không bao giờ phình? (Tốc độ tạo bài mới của viwiki rất thấp.[1]) Cần thiết thì cứ tạm xoá, nếu nó ngăn cản mục tiêu của chúng ta ở hiện tại. Đến tương lai nếu cần thiết thì tạo lại sau cũng không mấy khó khăn. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 22:23, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Tham khảo

  • Giả thiết của BacLuong ở trên là thật sự tồn tại và gặp rất nhiều ở dự án này. Tôi cảm thấy nên phân bài viết vào các thể loại ngọn và lá thay vì đưa tất cả vào thể loại cha. Giải pháp về số lượng bài tôi thấy không ổn lắm, ví dụ Thể loại:Ca sĩ Việt Nam là con của Thể loại:Ca sĩ theo quốc tịch, và ca sĩ ở các nước có nền âm nhạc phát triển như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản đều có rất nhiều bài viết như ta thấy hiện tại. Như vậy nếu tôi viết bài về một ca sĩ đến từ một nước xa lạ chưa có bài cùng thể loại nào ở dự án này, như Cuba chẳng hạn, thì xếp thể loại thế nào? Nếu dựa vào tiêu chí số lượng thì phải chăng ca sĩ Cuba ấy sẽ bị đẩy thẳng vào Thể loại:Ca sĩ theo quốc tịch hay tệ hơn là Thể loại:Ca sĩ? Với những cây thể loại có tính chất phân loại lớn như vậy, như nghề nghiệp của người theo quốc tịch hay đơn vị hành chính của một nước, tôi thấy cần phải cân nhắc kỹ với cách sắp xếp này. --minhhuy (thảo luận) 03:01, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Cũng tùy mọi người ạ. Nếu chúng ta có đủ số bài viết con để tạo nên một thể loại con thì chúng ta cũng nên tạo để dễ tìm kiếm. Còn những thể loại chưa đủ thì cũng không nên, như vậy lại trở nên rắc rốiHungdong16 (thảo luận) 06:52, ngày 16 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Tôi nghĩ nên để thể loại sâu nhất là hợp lý, sau này đỡ phải mang ra sửa lại thể loại. Kể cả những thể loại chỉ có 1-2 bài thôi. Vì các bài viết sẽ tăng lên về sau. Ví dụ như nhà máy điện hạt nhân Việt Nam, tương lai sẽ có thêm nhiều nhà máy, chứ không phải chỉ có 1 như hiện tại. Bên en thậm chí có thể loại chỉ có 1 bài nhưng họ vẫn tạo là vì thế.zzmk 08:57, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • Trên lý thuyết thì làm thủ công tùy theo trường hợp là tốt nhất nhưng đơn giản là Wikipedia ta hoàn toàn không đủ nhân lực. Ngay cả nhân lực viết bài còn thiếu lên thiếu xuống, hơi đâu mà lo chuyện viết thể loại nữa? Chuyện làm thủ công phán xét bài nào nên phân vào thể loại cha, thể loại ngọn dựa theo số lượng là rất tốn thời gian và lợi ích không nhiều bằng việc viết bài. Cứ đem lấy hết thể loại ngọn có sao đâu? Tôi thấy việc này chỉ có lợi chứ chả có hại gì. Nếu 1 thể loại ngọn chỉ có 1 bài thôi thì đã sao? Nguyentrongphu (thảo luận) 09:27, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Y Chưa thể thống nhất về số lượng item trong 1 thể loại, chỉ có dự án sinh học là phân theo cấp bậc sinh học. Tạm thời bot chỉ lọc trường hợp thể loại cha, con không thể là thể loại của 1 bài viết.  A l p h a m a  Talk 05:56, ngày 1 tháng 5 năm 2016 (UTC)

Câu hỏi 4

Thể loại trống nhưng có thể cần thiết cho tương lai với sự phát triển của Wikipedia liệu có cần thêm

Một số thể loại có thể có ích nhưng chưa được dùng cho hiện tại nhưng tương lai có thể dùng vì phát triển của Wikipedia Tiếng Việt, chúng ta có nên tạo các thể loại này, dù có thể nó là thể loại trống, ví dụ Thể loại:Việt Nam 2020.  A l p h a m a  Talk 07:02, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Một số thể loại có chứa nhiều liên kết ngoại ngữ tới các dự án nhưng chưa tạo ở tiếng Việt vì khi tạo nó cũng là dạng thể loại trống, dạng thể loại cũng nên tạo?  A l p h a m a  Talk 13:20, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)

  • Có nhiều môn thể thao hay nghệ thuật không phổ biến hoặc ít được quan tâm ở Việt Nam, thậm chí tệ hơn: ít được cộng đồng wiki quan tâm, nên bài viết về những môn này lẻ loi rất lâu, thật chí là mãi mãi (VD: bóng vợt, bi sắt, tranh cát,...). Vì vậy tôi đề nghị việc tạo thể loại trống thì nên làm thủ công là phù hợp, tùy theo cảm tính của người viết.--Diepphi (thảo luận) 03:56, ngày 17 tháng 2 năm 2016 (UTC)
  • 5 năm đỗ lại là okay. Còn lại làm thủ công nếu có bài xa hơn. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:09, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Y Thểm thể loại tương lai (thường có chứa năm) trong tương lai gần, khoảng 5 năm đổ lại.  A l p h a m a  Talk 05:54, ngày 1 tháng 5 năm 2016 (UTC)

Các ý kiến đóng góp khác

Các ý kiến khác xin thêm ở đây.  A l p h a m a  Talk 07:04, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)

  • Theo tôi, nên tạo một trang riêng về Danh mục Thể loại. Xếp các thể loại từ lớn -> nhỏ, theo thứ tự. Dạng như Sơ đồ cây. Đây là nơi cập nhật những Thể loại mới ( Dĩ nhiên đầy đủ các thể loại cũ ). Nên chăng chú thích ngắn từng thể loại. Các thành viên sẽ tra cứu vào đây mà thêm vào bài. Cách thêm thể loại vào bài : Ví dụ thêm thể loại Aa1 ( Theo cảm tính hoặc biết rõ bài này thuộc thể loại này ), sau đó thêm các thể loại lớn hơn như Aa, A ( đúng thứ tự trước sau) ... Xem mục Aa1 có thể loại con nào khớp hơn vào bài viết thì thêm vào, ví dụ Aa11. Vì vậy đây là một công việc khá lớn, cần nhiều thành viên đóng góp.  • Nguyenvietdong |talk 05:41, ngày 14 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Trang này có thể khá dài, hiện tại có hơn 45k thể loại có liên kết ngoại ngữ.  A l p h a m a  Talk 12:39, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Tôi thấy trên WIKIPEDIA, đang sắp xếp thể loại theo dạng cây :Thể loại mẹ, thể loại con, thể loại cháu... Tuy nhiên việc chỉnh sửa, bổ sung lại gặp khó. Nếu bạn phát triển 1 con Bot có thể bê nguyên cây thể loại đó sang 1 trang (hoặc nhiều trang liên kết với nhau). Khi đó có trang thể loại. Và trang này sẽ dể dàng được chỉnh sửa. Dĩ nhiên được giám sát đặc biệt. • Nguyenvietdong |talk 12:58, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Có nhiều thể loại thừa như vậy, vì vậy nếu biết bạn cứ báo để tôi nghiên cứu và cùng thảo luận với mọi người.  A l p h a m a  Talk 13:18, ngày 15 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Tôi vừa đi qua một lần, ôi nó tùm lum hết, muốn kiểm soát lại cũng rất khó ManlyBoys 12:37, ngày 16 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Quay lại trang dự án “Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động/Thảo luận 1”.