Accipitrimorphae

Accipitrimorphae là một nhánh chim săn mồi bao gồm bộ Cathartiformes (kền kền Tân thế giới) và bộ Accipitriformes (ưng, diều hâu, ó cá, diều ăn rắn,...).[2][3][4][5] Đề xuất dựa trên DNA và các phân loại của NACC và IOC đã gộp kền kền Tân thế giới vào bộ Accipitriformes,[2][6] nhưng SACC phân loại kền kền Tân thế giới thành một bộ riêng biệt, bộ Cathartiformes đã được thông qua ở đây. Vị trí của kền kền Tân thế giới đã không rõ ràng kể từ đầu những năm 1990. Lý do cho điều này là hệ thống lịch sử gây tranh cãi của kền kền Tân thế giới vì chúng được cho là có quan hệ họ hàng nhiều hơn với (hoặc một phân họ của) Ciconiidae (hạc) sau khi Sibley và Ahlquist tiến hành các nghiên cứu lai tạo DNA-DNA vào cuối năm 1970 và trong suốt những năm 1980.[7] Mối quan hệ hạc-kền kền dường như không được ủng hộ. Bất kể sử dụng Accipitrimorphae hay Accipitriformes, các loài chim này đều thuộc nhánh Telluraves.[2][5]

Accipitrimorphae
Thời điểm hóa thạch: Thế Paleocen - nay 50–0 triệu năm trước đây[1]
Đại bàng đầu trắng (Haliaeetus leucocephalus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Phân thứ lớp (infraclass)Neognathae
NhánhNeoaves
NhánhPasserea
NhánhTelluraves
NhánhAfroaves
NhánhAccipitrimorphae
Vieillot, 1816
Các bộ

Phân loại

Sơ đồ phát sinh chủng loại nhánh Coraciimorphae dưới đây dựa trên Jarvis et al. (2014).[5]

Accipitrimorphae

Cathartiformes (Kền kền Tân thế giới)

Accipitriformes

Sagittariidae (Diều ăn rắn)

Pandionidae (Ó cá)

Accipitridae (Ưng, diều hâu, kền kền Cựu thế giới,...)

Chú thích

Nguồn