Amanatsu

trái cây Nhật Bản

Amanatsu (甘夏) hay còn gọi là natsumikan (ナツミカン, 夏蜜柑, なつみかん) hay natsudaidai (ナツダイダイ/夏橙), là một loại trái cây có múi của Nhật Bản. Cây thuộc nhóm trái cây có múi muộn có nguồn gốc từ Nhật Bản và được trồng theo truyền thống ở Nhật Bản và Trung Quốc. Được xem là giống lai giữa bưởi và quýt. Quả ngọt và mọng nước nên được ưa chuộng tại các vùng phía nam và ven biển Nhật Bản, nơi mùa đông không quá khác nghiệt.

Amanatsu
Phân loại khoa học edit
Giới:Plantae
nhánh:Tracheophyta
nhánh:Angiospermae
nhánh:Eudicots
nhánh:Rosids
Bộ:Sapindales
Họ:Rutaceae
Chi:Citrus
Loài:
C. natsudaidai
Danh pháp hai phần
Citrus natsudaidai
Hayata

Phân loại

Amanatsu vào tháng Ba

Amanatsu (甘夏, cam hạ) nghĩa đen là "mùa hè ngọt" trong tiếng Nhật. Ở Trung Quốc, quả được đặt tên là 日本夏橙 (Nhật Bản hạ chanh) tức cam mùa hè Nhật Bản.[1][2][3] Trong tiếng Hàn là 하귤 (hagyul).[4]

Citrus natsudaidai Hayata là danh pháp khoa học được công nhận (phân loại Tanaka, 1350 lần xuất hiện vào năm 2020 trong Google Scholar), C x natsudaidai đôi khi được xem là danh pháp đồng nghĩa nhưng không phổ biến.[5][6][7] Danh pháp đồng nghĩa có C. aurantium L., subsp natsudaidai Hayata, C. grandis var. natsudaidai (Yu.Tanaka) Karaya,, C. natsumikan và C. × aurantium.[8][N 1]

Amanatsu còn có có tên là Kawano natsudaidai (カワノナツダイダイ) do có giả thuyết cho rằng quả được phát hiện vào năm 1935 tại vườn nhà ông Kawano Yutaka (川野豊) ở Tsukumi, tỉnh Ōita.[9] Các tên gọi khác gồm amanatsu daidai (甘夏橙 cam hạ chanh tức cam ngọt mùa hè), amanatsukan (甘夏柑, cam hạ cam) và amanatsu mikan (甘夏蜜柑 - 甘夏みかん (amanatsumikan) quýt amanatsu.

Nguồn gốc và mô tả

Các nguồn dữ liệu Nhật Bản thừa nhận rằng lịch sử của quả là không chắc chắn. Quả xuất hiện từ thế kỷ XX sau thời kỳ Minh Trị, được trao danh hiệu di tích tự nhiên quốc gia vào năm 1927. Theo truyền thuyết địa phương, cây giống ban đầu của loại quả này mọc lên trong một khu vườn ở tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản vào cuối thế kỷ XVII và vẫn còn sống.[10]

Năm 1930, Auguste Chevalier đã viết trong Revue de Botanique Appliquée et d'Agriculture Coloniale rằng loài amanatsu xứng đáng được trồng. Cây sống trong tình trạng tốt, tại Lamao và Los Banôs (Luzon), và Buitenzorg (Java), phát triển vượt trội; giống như bưởi với vỏ màu vàng đậm và thịt tươi mát, ít axit.[11]

Thử nghiệm chia sẻ alen cho biết mối quan hệ chặt chẽ giữa Kishu (quýt C. kinokuni Tanaka), Oukan ( C. suavissima Hort. ex Tanaka, quýt Trung Quốc) và amanatsu. Dựa trên so sánh thống kê của giống lai C. maxima được thụ phấn từ loài Kishu, sau đó thu được bằng cách gieo ngẫu nhiên [12] .

Quả

Amanatsu hay natsumikan được xem là giống lai giữa bưởi và quýt. Quả có kích thước gần bằng quả bưởi, hình dạng biến thiên từ cầu dẹt đến trứng ngược, ít hạt.[13] Thịt quả được chia thành 12 phần (phân đoạn) đều nhau, màu cam đến vàng, vị chua ngọt. Màu sắc của quả thay đổi từ màu vàng vào tháng 10 sang màu cam vào cuối tháng 12. Vỏ thơm, sần sùi và săn chắc.[14]

Canh tác

Tại Nhật Bản, sau khi đạt đỉnh 17.000 ha năm 1970, diện tích trồng amanatsu của Nhật Bản giảm xuống còn 1.599 ha năm 2017, đứng 5 trong số quả có múi trồng cùng năm.[15] Thị trường sụt giảm từ 253.000 tấn năm 1970 xuống còn 40.000 tấn năm 2013.[13][16] Ngoài tỉnh Yamaguchi vốn là nơi xuất xứ, quả còn được trồng ở các tỉnh Kumamoto, Ehime, HiroshimaWakayama.[10][17]

Amanatsu ra hoa và trưởng thành muộn. Gia tăng nước hoặc gibberellin không gây ra hoa sớm.[18]

C. natsudaidai gọt nửa (tháng 3)

Giống cây trồng

Các giống được liệt kê trong các nguồn học thuật là Kawano, Beniamanatsu và cam Tachibana.[12] Tokurou Shimizu và cộng sự (2016) mô tả các giống mà họ giải trình tự gen là đột biến soma, một hiện tượng phổ biến ở cây có múi nhân giống bằng hạt.[N 2]

Dòng dõi và lai tạo

Năm 1989, Shigematsu Kuhara và Yoshihiro Ohtsu đã thu giống bằng cách lai giữa amatsuna và một cây cam, những cây có khả năng kháng bệnh thối nhũn và CTV. Một sản lượng đáng kể các giống lai thu hoạch ra các giống đáng chú ý bao gồm cam Fukuhara hoặc Kawano natsudaidai.[19][20][21][22] Công trình này cũng lần đầu tiên cho phép chứng minh mối liên hệ giữa hương vị của cam lai ghép và sự hiện diện của một flavone cụ thể.[22]

  • Summer Fresh là kết quả của khi cây hassaku được thụ phấn bởi phấn hoa của Amanatsu.
  • Haruka là kết quả của sự thụ tinh của hyuganatsu bởi phấn hoa của Amanatsu.[12]

Sử dụng

Amanatsu tại một khu chợ vào tháng 5

Ẩm thực

Rượu cam mùa hè Nhật Bản

Amanatsu là trái cây có múi ăn tươi và thường được chế biến thành nước trái cây, mứt và kẹo.[23] Công thức nấu món ngọt: mứt khô, mứt cam dẻo, vỏ hoặc lát trái cây làm kẹo hoặc sô cô la, vỏ nghiền trong bánh flan hoặc crème brûlée, thạch ngọt (thường được phục vụ trong vỏ gọt một nửa), hương siro và tất cả các loại bánh làm từ quả này, bao gồm cả bánh crêpe Suzette địa phương với sữa chua natzumikan. Mứt amanatsu được pha loãng trong rượu sủi tăm.

Thành phố Hagi nổi tiếng với món natsumikan, đặc biệt được dùng để làm nước trái cây hoặc kem. Ở Vương quốc Anh, quả dùng trong thành phần của rượu gin.

Về món mặn, quả xuất hiện trong món xà lách mùa xuân, với các món thịt như thịt lợn chua ngọt, gà xào, vịt quay. Trong đồ uống, quả dùng nấu rượu chưng cất như rượu sake.[24]

Hương vị

Quả có vị chua trước khi chín hoàn toàn, vào đầu thế kỷ XIX, nước ép quả đã được sử dụng để thay thế cho quả yuzu. Sau khi thu hoạch và sau một thời gian chín, thịt quả mọng nước, màu cam sáng, khá giòn và cân bằng vị tốt giữa ngọt - chua - đắng. Hương vị đặc trưng của loại quả này, gần giống với bưởi (C. maxima), do hợp chất flavanone neohesperidoside tích tụ nên có chút vị đắng.[25] Vị chua mạnh do hàm lượng axit citric, axit tartaricvitamin C cao trong thịt quả.[17] Theo khoảng cách di truyền cho biết, vị quả gần giống cam ngọt, bưởi chùm (C. paradisi) và xa hơn một chút là cam chua. Toàn bộ quả hay trần bì (vỏ khô) của amanatsu được sử dụng ở Nhật Bản để làm thơm nước tắm, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm mệt mỏi.[24][17]

Thành phố Hagi

Hoa

Hoa amanatsu
Biểu đồ thể hiện sự đa dạng về hương thơm của 39 mẫu cam chua thường. B28: "Natsudaidai"[26]

Thành phố Hagi thường nổi bật về hương hoa amanatsu khi nở vào tháng 5. Vào năm 1926, thiên hoàng tương lai Hirohito đã đến thăm Hagi, nơi hoa amanatsu đang nở rộ, đã hỏi liệu một loại nước hoa có thể khuếch tán trong thành phố khi có amanatsu hay không?[27] Nhờ hương hoa amanatsu, Hagi là thành phố duy nhất ở tỉnh Yamaguchi được Bộ Môi trường Nhật Bản đưa vào danh sách 100 thắng cảnh hương thơm (かおり風景100/Kaori fūkei 100).[28][29]

Tinh chất hoa amanatsu được phân tích vào năm 2022: 43 thành phần thơm được phát hiện bao gồm linalool 31,14 % , methyl anthranilate, γ- terpinene, p-cymene, (E)-β-ocimene, limonene, indole và α-terpineol (tác giả từ Đại học Yamaguchi) tin rằng tinh chất hoa amanatsu có tiềm năng trong sản xuất nước hoa. Các tác giả mô tả nó là "có hương hoa nồng nàn với điểm nhấn nhẹ, tươi và sảng khoái", gần với hương bưởi (Citrus maxima) và thanh yên.[30]

Dược liệu

Theo truyền thống, quả xanh hoặc chín được dùng để chống chán ăn, đầy bụng và khó tiêu. Vỏ quả chín là một vị thuốc có vị thơm. Tắm cùng amanatsu giúp làm ấm, cải thiện lưu thông máu và giảm mệt mỏi.[31] Nghiên cứu chiết xuất từ vỏ quả non có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh viêm da dị ứng mãn tính ở chuột.[32]

Hương thơm của quả được đánh giá cao và nhận nhiều giải thưởng. C. natsudaidai chứa các hợp chất thơm điển hình với mùi đặc trưng.[33] Nguyễn Thị Lan Phi và cộng sự (2006) xác định limonene là hợp chất tinh dầu chính (80,68%), tiếp theo là γ- terpinene (5,30%, hương chanh), myrcene (2,25%) và α - pinene (1,30%) với tổng số 60 thành phần.[34] Ohta Yoshimoto và cộng sự tìm ra các sesquiterpen: copaene, β -elemene, β -ylangene, caryophyllene, aromadendrene, farnesene, α -selinene, δ - cadinene, calamenene, α -calacorene; và linalool, α - terpineol, terpinene -4-ol, nerolidol và aldehyde (mùi hexanal - màu xanh - hình tim).[35]

Tinh dầu

Amanatsu trong đồ thị khoảng cách di truyền của cây có múi (Shimizu và cộng sự 2016)[36], nằm cách đều quýt và bưởi, trong một tam giác cam chỉ, bưởi, cam ngọt. Biểu đồ này giúp định hình hương vị của quả.

Năm 1971, Hirono Kinoshita và Murase Setsuko sau khi phân lập amanatsu đã miêu tả và đặt tên cho một flavonol O-methylated (3-Hydroxy-5,6,7,8,3', 4'-hexamethoxyflavone), natsudaidaine.[37]

Phân tích tinh dầu (2006) làm nổi bật 3 hợp chất thơm đặc trưng cho hương thơm của amanatsu: β-copaene (có trong vỏ[38]), sabinene cis -hydrate (có nhiều trong Citrus bao gồm cả hạt nhỏ của thanh yên[39]) và - ở vị trí đầu tiên - 1-octanol.[40] So với các loại tinh dầu yuzu, thanh yên, hanayu, v.v. natsudaidai rất giàu sabinene, α- và β-phellandrene.[41]

Tách chiết (lột quả thủ công) cho năng suất thấp 0,4% trên toàn bộ quả ở Nhật Bản; thay đổi tùy theo độ chín với mức tối ưu vào tháng 9 (quả xanh).[4] Aurapten là đặc trưng của loại tinh dầu này.[8] Tỷ lệ của các thành phần thay đổi theo độ chín của quả. D-limonene tăng lên khi quả chín trong khi γ- terpinene giảm (từ 0,17 ở giai đoạn xanh xuống 0,08 ở giai đoạn chín), tương tự như vậy các monoterpen oxy hóa được chia cho 3 (Linalol, Terpineol, v.v. ). Khi chín nhừ, các hợp chất mới xuất hiện, chẳng hạn như nootkatone có mùi bưởi điển hình. Các đặc tính chống oxy hóa và tổng hàm lượng Phenolic (TNC) của tinh dầu cao nhất ở giai đoạn xanh.[42]

Ghi chú

Tham khảo

Xem thêm

Thư mục

Masatoshi Manabe (tháng 9 năm 1972). “Purification & properties of Citrus natsudaidai pectinesterase”. Agricultural and Biological Chemistry (bằng tiếng anglais): 4 pages : 1487 à 1491. ISSN 0002-1369.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) Purification et propriétés de la pectinesterase (en) de C. natsudaidai (enzyme agissant sur le pH de la paroi cellulaire des plantes).

Liên kết ngoài