Công Thương (báo)

(Đổi hướng từ Báo công thương)

Báo Công Thương[1] là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập theo quy định tại Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

Báo Công Thương
Loại hìnhBáo in
Báo điện tử
Chủ sở hữuBộ Công Thương
Tổng biên tậpNguyễn Văn Minh
Phó biên tậpNguyễn Tiến Cường
Đặng Thái Anh
Giấy phépGiấy phép số 276/GP-BTTTT cấp ngày 04/8/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Trụ sởTầng 10 - 11, toà nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Trang webcongthuong.vn

Báo Công Thương là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương, phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, thực hiện hoạt động báo chí theo quy định của Luật Báo chí.[cần dẫn nguồn]

Báo Công Thương chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công Thương, chịu sự chỉ đạo về chính trị tư tưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương và chịu sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông.[cần dẫn nguồn]

Báo Công Thương có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử Báo Công Thương

  • Tiền thân của Báo Công Thương là Tờ tin Mặt trận Kinh tế[2][3][4], một trong những tờ báo tiền thân đã xuất bản hai số đầu tiên vào tháng 10, tháng 12 năm 1948 giữa chiến khu Việt Bắc, đánh dấu mốc son và bề dày truyền thống vẻ vang của Báo Công Thương, một trong những tờ báo ra đời sớm nhất so với báo chí của các bộ ngành khác.
  • Tháng 11/1951, trên cơ sở tờ tin Mặt trận Kinh tế, Tập san Công Thương được xuất bản và phát hành số đầu tiên tại chiến khu Việt Bắc.
  • Tháng 9 năm 1955, Bộ Công Thương được tách ra làm hai Bộ Thương nghiệp và Bộ Công nghiệp. Theo đó, Tập san Công Thương cũng chuyển thành Báo Thương nghiệp.
  • Giữa năm 1990, các Bộ Nội thương, Kinh tế đối ngoại, Vật tư hợp nhất thành Bộ Thương nghiệp (sau là Bộ Thương mại) và tháng 7/1990, ba tờ báo ngành cũng được hợp nhất và đổi tên là Báo Thương mại.
  • Giữa năm 1996, Báo Công nghiệp Việt Nam - Cơ quan của Bộ Công nghiệp - cũng được thành lập cùng với Báo Thương mại là cơ quan ngôn luận của hai Bộ kinh tế mũi nhọn của đất nước.
  • Ngày 31 tháng 7 năm 2007 hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương, ngày 14 tháng 2 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 0959/QĐ-BCT hợp nhất Báo Thương mại và Báo Công nghiệp Việt Nam thành Báo Công Thương.
  • Ngày 31 tháng 3 năm 2008, Báo Công Thương đã làm Lễ ra mắt giới thiệu ấn phẩm mới và phát hành chính thức vào ngày 1 tháng 4 năm 2008.

Khen thưởng

  • Huân chương Lao động hạng Ba - Báo Công Nghiệp Việt Nam (2002)
  • Huân chương Lao động hạng Nhất - Báo Thương Mại (2005)
  • Huân chương Lao động hạng Nhì - Báo Công Nghiệp Việt Nam (2008)
  • Huân chương Độc lập hạng Ba – Báo Công Thương (2011)[5][6]

Lãnh đạo qua các thời kỳ

  • Báo Thương nghiệp - Cơ quan của Bộ Nội thương

+ Đồng chí Nguyễn Minh Dương - Tổng biên tập (1965 - 1972)

+ Đồng chí Nguyễn Ngọc Châu - Tổng biên tập (1972 - 1990)

  • Báo Thương Mại - Cơ quan của Bộ Thương mại

(Sáp nhập 3 Báo: Thương nghiệp, Kinh tế đối ngoại và Vật tư)

+ Đồng chí Nguyễn Tuất - Tổng biên tập (1990 - 1992)

+ Đồng chí Phạm Việt Tường - Tổng biên tập (1992 - 1996)

+ Đồng chí Trần Nam Vinh - Tổng biên tập (1996 - 1998)

+ Đồng chí Bùi Đức Khiêm - Tổng biên tập (1998 - 4/2008)

  • Báo Công nghiệp Việt Nam  - Cơ quan của Bộ Công nghiệp

+ Đồng chí Phạm Việt Dũng - Tổng biên tập (1996-2005)

+ Đồng chí Tô Văn Tuấn - Tổng biên tập (2005 - 4/2008)

  • Báo Công Thương - Cơ quan của Bộ Công Thương

(Sáp nhập 2 Báo: Công nghiệp Việt Nam và Thương mại).

+ Đồng chí Bùi Đức Khiêm, Tổng biên tập (4/2008 - 2012)

+ Đồng chí Nguyễn Hữu Quý, Tổng biên tập (2012 - 2019)

+ Đồng chí Trương Thu Hiền, Phó Tổng biên tập phụ trách - Tổng biên tập (2019 - Nay)

+ Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách (Tháng 3/2023 - Tháng 3/2024)

+ Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Tổng biên tập (Tháng 3/2024 - Nay)

Tham khảo