Béo phì

Béo phì hay còn gọi béo, mập, phì nhiêu, ú, ù, nặng cân, nặng ký là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư. Nỗi lo béo phì làm mọi người cảm thấy tự ti về bản thân mình.

Tập tin:Grasa-abdominal-cintura.jpg
Béo bụng là một trong những biểu hiện của bệnh béo phì

Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ bảo béo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn[1]; 10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9% ở lứa tuổi 40-49.[cần dẫn nguồn] Tỷ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở thành phố Hồ Chí Minh (2013).[cần dẫn nguồn]

Phân loại

Béo phì là điều kiện sức khỏe mà trong đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.[2] Nó được xác định bằng chỉ số BMI (body mass index) và hơn nữa là được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỉ lệ eo-hông và tổng các yếu tố rủi ro về tim mạch.[3][4] BMI có quan hệ gần gũi với tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể.[5]

Dữ liệu tham khảo dựa trên số liệu từ 1963 đến 1994, và điều này không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng gần đây về cân nặng.[6]

BMIPhân loại
< 18,5gầy
18,5–24,9bình thường
25,0–29,9thừa cân
30,0–34,9béo phì cấp độ I
35,0–39,9béo phì cấp độ II
≥ 40,0béo phì cấp độ III

BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) theo công thức:

Với, W là cân nặng, và H là chiều cao.

Dân số châu Á có chỉ số BMI thấp hơn người Caucasian, do đó một số quốc gia đã định nghĩa lại béo phì; Nhật Bản gọi béo phì khi BMI lớn hơn 25[7] trong khi Trung Quốc là trên 28.[8]

Đọc thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài