rt,.mw-parser-output ruby.large>rtc{font-size:.3em}白 (はく)玲 (れい) (Bạch Linh), Hakurei?) là danh hiệu lớn thứ tám của...">rt,.mw-parser-output ruby.large>rtc{font-size:.3em}白 (はく)玲 (れい) (Bạch Linh), Hakurei?) là danh hiệu lớn thứ tám của...">

Bạch Linh

Bạch Linh ( (はく) (れい) (Bạch Linh) Hakurei?) là danh hiệu lớn thứ tám của giới Nữ Lưu kì sĩ Nhật Bản. Giải đấu để tranh danh hiệu này là Cup Hulic - Bạch Linh chiến (ヒューリック杯白玲戦 Hulic-hai Hakurei-sen?), được đồng tổ chức bởi Tập đoàn Hulic và Liên đoàn Shogi Nhật Bản, với loạt trận tranh danh hiệu Bạch Linh tối đa 7 ván đấu, phần thưởng cho người chiến thắng (kèm với danh hiệu Bạch Linh) là 15 triệu Yên[1] - giải thưởng tiền mặt lớn nhất của một giải đấu danh hiệu cho Nữ Lưu kì sĩ.

Bạch Linh chiến (白玲戦)
Loại giải đấuDanh hiệu Nữ Lưu kì sĩ
Tên khácCúp Hulic - Bạch Linh chiến
Thông tin
Thời gian tổ chứcTháng 8 - tháng 10
Lần đầu tổ chứcNăm 2021 (kì 1)
Thời gian ván đấu4 tiếng
Loạt tranh ngôiTối đa 7 ván
Tiền thưởng15 triệu Yên
Chủ trìTập đoàn Hulic
Liên đoàn Shogi Nhật Bản
Trang webBạch Linh - Nữ Lưu Thuận Vị chiến
Thành tích
Đương kimSatomi Kana (Kì 2)
Nữ Lưu Thuận Vị chiến
(女流順位戦)
Loại giải đấuGiai đoạn Sơ loại của Bạch Linh chiến
Thông tin
Thời gian tổ chứcTháng 10 - tháng 7 năm sau
Lần đầu tổ chứcNăm 2020 (kì 1)
Thời gian ván đấu2 tiếng
Chủ trìTập đoàn Hulic
Liên đoàn Shogi Nhật Bản
Trang webBạch Linh - Nữ Lưu Thuận Vị chiến
Thành tích

Bài viết này cũng đồng thời giới thiệu về Nữ Lưu Thuận Vị chiến ( (じょ) (りゅう) (じゅん) () (せん) Joryu Juni-sen?) - là hệ thống để xác định Khiêu chiến giả - người thách đấu danh hiệu Bạch Linh.

Nữ Lưu Thuận Vị chiến kì 1 lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 13 tháng 11 năm 2020, loạt trận tranh danh hiệu Bạch Linh cùng kì diễn ra vào tháng 9 - tháng 10 năm 2021[2].

Tổng quan

Phần thưởng tiền mặt cho người chiến thắng danh hiệu Bạch Linh là 15 triệu Yên - xấp xỉ với phần thưởng 16,5 triệu Yên cho người thất bại trong loạt trận tranh danh hiệu Long Vương, và gấp đôi số tiền thưởng của danh hiệu ra đời trước nó là Thanh Lệ (với 7 triệu Yên, đứng thứ nhì về số tiền thưởng)[3]. Với sự ra đời của Bạch Linh - giải đấu được tài trợ bởi Tập đoàn Hulic, Thanh Lệ chiến sẽ được tài trợ bởi Tập đoàn Xây dựng Taisei. Trong buổi họp báo, Nishiura Saburo - giám đốc của Hulic đã phát biểu: "Chúng tôi quyết định thể thức của Bạch Linh chiến sẽ giống với Thuận Vị chiến, với hy vọng về việc sức mạnh bản chất của một Nữ Lưu kì sĩ sẽ được phát huy toàn bộ. Tôi cũng mong rằng các Nữ Lưu kì sĩ sẽ mạnh hơn trong tương lai."[4]

Với sự xuất hiện của Bạch Linh, giới Nữ Lưu kì sĩ tính tới nay đã có 8 danh hiệu lớn - ngang bằng với 8 danh hiệu lớn của các kì thủ chuyên nghiệp. Thông qua Bạch Linh chiến, một Nữ Lưu kì sĩ có thể được thăng cấp như sau[5]:

  • Thăng lên Nữ Lưu Tam đẳng nếu chiến thắng danh hiệu Bạch Linh.
  • Thăng lên Nữ Lưu Nhị đẳng nếu thăng lên tổ A.
  • Thăng lên Nữ Lưu Sơ đẳng nếu thăng lên tổ B.
  • Thăng lên Nữ Lưu Nhất cấp nếu thăng lên tổ C.

Ngoài ra, hệ thống nhận diện kì phổ tự động của Tập đoàn Ricoh - hệ thống được giới thiệu lần đầu tiên tại Nữ Lưu Vương Tọa chiến kì 10 (năm 2020) cũng được sử dụng rộng rãi trong Bạch Linh chiến[6].

Bộ phim tài liệu "Bạch Linh - Giải đấu số 1 giới Nữ Lưu kì sĩ" (白玲〜初代女流棋士 No.1 決定戦〜) đã được chiếu trên kênh BS Fuji 12 lần, từ tháng 12/2020 tới tháng 11/2021[7][8], và mùa 2 của bộ phim này được phát sóng kể từ tháng 5/2022.

Thể thức

Giai đoạn Sơ loại của Bạch Linh chiến được gọi là Nữ Lưu Thuận Vị chiến ( (じょ) (りゅう) (じゅん) () (せん) Joryu Juni-sen?) - lấy cảm hứng từ hệ thống Thuận Vị chiến của danh hiệu Danh Nhân, với bốn tổ nối tiếp nhau (thấp dần) là A - B - C - D, thi đấu liên tục và có thăng - giáng tổ hàng năm. Chỉ có các Nữ Lưu kì sĩ mới được tham gia hệ thống giải đấu này[9].

Kì 1

Sơ loại

Ở giai đoạn Sơ loại của kì 1, 64 Nữ Lưu kì sĩ (gồm cả Nishiyama Tomoka - người khi đó không phải Nữ Lưu kì sĩ[9]) được chia vào 8 bảng từ A đến H, mỗi bảng gồm 8 kì thủ nữ và đánh vòng tròn với nhau một lượt. Trong mỗi ván đấu, mỗi kì thủ có 2 tiếng (đồng hồ cờ vua). Trong trường hợp có từ 2 kì thủ bằng hiệu số với nhau, hoặc họ sẽ xét hiệu số đối đầu - hoặc sẽ phải tổ chức một vòng playoff phụ để xác định rõ ràng thứ tự từ 1 đến 8 ở mỗi bảng[10][11][12].

Sau đó, dựa trên vị trí từ nhất tới cuối cùng ở mỗi bảng, 64 kì thủ nữ này tiếp tục được chia vào 8 nhánh đấu loại trực tiếp. Ở nhánh đấu của 8 Nữ Lưu kì sĩ mạnh nhất mỗi bảng, hai kì thủ mạnh nhất mỗi nhánh sẽ thi đấu với nhau ở loạt trận tranh danh hiệu[13].

Loạt trận tranh danh hiệu

Sau khi chọn ra hai kì thủ mạnh nhất qua giai đoạn Sơ loại, họ (gồm Nishiyama Tomoka và Watanabe Mana) sẽ bước vào loạt trận 7 ván - người thắng trước 4 ván sở hữu danh hiệu Bạch Linh. Thời gian cho mỗi kì thủ ở ván đấu tranh danh hiệu là 4 tiếng byoyomi. Kể từ kì thứ 2, loạt trận này được chơi bởi đương kim sở hữu danh hiệu Bạch Linh và Khiêu chiến giả - người chiến thắng tổ A ở hệ thống Nữ Lưu Thuận Vị chiến.

Kì 2 trở đi

Ở kì thứ 2, 64 Nữ Lưu kì sĩ đã tham gia kì thứ nhất được xếp vào 4 tổ A - B - C - D trong hệ thống Nữ Lưu Thuận Vị chiến, dựa trên xếp hạng của họ ở kì 1 như sau:

  • Bạch Linh - người chiến thắng danh hiệu Bạch Linh (Nishiyama Tomoka) ở kì 1.
  • Tổ A (10 kì thủ) - các kì thủ xếp thứ 2 - 11 ở kì 1.
  • Tổ B (10 kì thủ) - các kì thủ xếp thứ 12 - 21 ở kì 1.
  • Tổ C (20 kì thủ) - các kì thủ xếp thứ 22 - 41 ở kì 1.
  • Tổ D (không giới hạn) - các kì thủ xếp thứ 42 - 64 ở kì 1 và các kì thủ không tham gia Bạch Linh chiến kì 1.

Hệ thống 4 tổ A tới D này được gọi là Nữ Lưu Thuận Vị chiến ( (じょ) (りゅう) (じゅん) () (せん) Joryu Juni-sen?), sẽ thi đấu liên tục (đương kim Bạch Linh được miễn thi đấu giai đoạn này) và có thể thức tương tự với Thuận Vị chiến của Danh Nhân.

Ở tổ A và tổ B, 10 Nữ Lưu kì sĩ sẽ thi đấu vòng tròn một lượt. Ở tổ C và tổ D, mỗi kì thủ nữ sẽ thi đấu 8 trận thông qua bốc thăm. Thành tích chung cuộc của mỗi kì Nữ Lưu Thuận Vị chiến sẽ là cơ sở để kì thủ đó có được thăng hay bị giáng tổ. Tuy nhiên ở tổ A, nếu như có nhiều hơn 1 kì thủ đứng đầu - một ván đấu playoff sẽ được tổ chức. Người chiến thắng tổ A (có thứ hạng cao nhất tổ A) sẽ trở thành Khiêu chiến giả - người thách đấu danh hiệu Bạch Linh của đương kim sở hữu khi đó[4].

Đối với các tổ còn lại, 2 tới 4 kì thủ xuất sắc nhất mỗi tổ (2 với A-B, 3 với B-C và 4 với C-D) sẽ được thăng lên tổ cao hơn một bậc và ngược lại, 2 tới 4 kì thủ thành tích tệ nhất sẽ phải xuống chơi ở tổ thấp hơn một bậc vào kì tiếp theo.

Mô tả cơ chế thăng - giáng tổ của Nữ Lưu Thuận Vị chiến
Vị tríSố lượngSố ván đấuThời gianThăng tổGiáng tổ
Bạch Linh1 ngườiLoạt trận tranh danh hiệu

7 ván với Khiêu chiến giả

4 tiếng byoyomiNgười thắng trước 4 ván

⇒ Đương kim Bạch Linh

Người thua trong loạt trận tranh danh hiệu

→ Xuống chơi ở tổ A trong kì tiếp theo

Tổ A10 người9 ván đấu, đánh vòng tròn một lượt tính điểm

+ Playoff (nếu cần)

3 tiếng byoyomiNgười đứng đầu tổ A

Bạch Linh Khiêu chiến giả

Hai kì thủ đứng chót - áp chót tổ A

Xuống chơi ở tổ B vào kì tới

Tổ B10 người9 ván đấu, đánh vòng tròn một lượt tính điểmHai kì thủ đứng đầu tổ B

⇒ Thăng lên tổ A ở kì tiếp theo

Ba kì thủ đứng chót tổ B

→ Xuống chơi tổ C ở kì tiếp theo

Tổ C20 ngườiMỗi kì thủ thi đấu 8 ván.2 tiếng byoyomiBa kì thủ đứng đầu tổ C (có thể nhiều hơn nếu có nhiều hơn 3 kì thủ đứng đầu tổ C)

⇒ Thăng lên tổ B ở kì tiếp theo

Bốn kì thủ đứng chót tổ C

→ Xuống chơi tổ D ở kì tiếp theo

Tổ DKhông giới hạnBốn kì thủ đứng đầu tổ D (có thể nhiều hơn nếu có nhiều hơn 4 kì thủ đứng đầu tổ D)

⇒ Thăng lên tổ C ở kì tiếp theo

Nhận đủ 3 điểm giáng tổ

→ Rời khỏi hệ thống Nữ Lưu Thuận Vị chiến.

  • Các kì thủ mới tham gia hệ thống Nữ Lưu Thuận Vị chiến (từ kì 2 trở đi) sẽ bắt đầu từ tổ D.
  • Trong trường hợp có nhiều hơn 3-4 kì thủ được thăng tổ ở tổ C và tổ D, số kì thủ ở tổ B, tổ C phải giáng xuống tổ thấp hơn sẽ được điều chỉnh.
  • Nếu một kì thủ xin tạm thời rút lui khỏi hệ thống Nữ Lưu Thuận Vị chiến, lịch và sắp xếp các ván thi đấu sẽ được điều chỉnh nhiều nhất có thể, trong khả năng của hệ thống[10].

Cơ chế tính điểm giáng tổ ở tổ D.

  • Đếm số kì thủ tham gia tổ D ở kì đó.
  • Chia số kì thủ đó cho 4,5 và lấy phần nguyên (Ví dụ: 5,67 lấy 5 - Nữ Lưu Thuận Vị chiến kì 2, tổ D[14]). Con số ta nhận được là số kì thủ tính từ vị trí thấp nhất ngược trở lên phải nhận một điểm giáng tổ.

Cơ chế xóa điểm giáng tổ ở tổ D.

  • Điểm giáng tổ đầu tiên là không thể xóa, nếu kì thủ đó vẫn ở tổ D.
  • Điểm giáng tổ thứ hai có thể xóa nếu như kì thủ đó có ít nhất 5 ván thắng trong một kì ở tổ D năm đó.
  • Khi được thăng lên tổ C từ tổ D, mọi điểm giáng tổ mà kì thủ đó nhận sẽ được xóa. Nếu kì thủ đó lại bị giáng xuống tổ D ở kì sau đó, điểm giáng tổ của Nữ Lưu kì sĩ đó sẽ được đặt về 0.
  • Một Nữ Lưu kì sĩ nếu phải rời khỏi hệ thống Nữ Lưu Thuận Vị chiến có thể quay trở lại tổ D của hệ thống này nếu như đạt được một trong những điều kiện sau đây:
  1. Lọt vào Chung kết Sơ loại của Thanh Lệ chiến.
  2. Lọt vào vòng Tứ kết giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả của Giải MyNavi Nữ mở rộng.
  3. Lọt vào vòng Tứ kết giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả của Nữ Lưu Vương Tọa chiến.
  4. Lọt vào giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả của Nữ Lưu Danh Nhân chiến.
  5. Lọt vào giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả của Nữ Lưu Vương Vị chiến.
  6. Lọt vào vòng Tứ kết giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả của Nữ Lưu Vương Tướng chiến.
  7. Lọt vào top 8 của Thương Phu Đằng Hoa chiến.
  • Những điểm giáng tổ của hệ thống Nữ Lưu Thuận Vị chiến không liên quan tới điểm giáng cấp của Yêu cầu Nữ Lưu kì sĩ giải nghệ.

Loạt trận tranh danh hiệu - Nữ Lưu Thuận Vị chiến tổ A

  • Về loạt trận tranh danh hiệu Bạch Linh
    • Thắng - thua theo góc nhìn của đương kim sở hữu danh hiệu Bạch Linh。千 là kí hiệu cho Thiên Nhật Thủ、持 là kí hiệu cho thế bế tắc。
    • Người chiến thắng chung cuộc được đánh dấu màu hồng.
  • Đối với Nữ Lưu Thuận Vị chiến tổ A:
    • Vị trí các kì thủ trong tổ được xác định bởi thành tích của kì trước đó.
    • ◎kí hiệu kì thủ đó trở thành Khiêu chiến giả、○ kí hiệu kì thủ đó trở thành Khiêu chiến giả thông qua Playoff、▼ kí hiệu kì thủ đó bị giáng tổ、▽ kí hiệu kì thủ đó rời khỏi tổ A (giải nghệ hoặc qua đời)、全 kí hiệu kì thủ đó toàn thắng、休 kí hiệu kì thủ đó tạm thời nghỉ ngơi。
    • Tên các kì thủ được đánh dấu màu đặc biệt để cho thấy rằng họ đã/đang chiến thắng danh hiệu Bạch Linh.
Loạt trận tranh danh hiệu Bạch LinhKì thủ đứng đầu mỗi tổ3 kì thủ còn lại tham gia tổ A
NămThắng bán kết 1Kết quảThắng bán kết 2ABCDEFGH91011
12021Nishiyama Tomoka○○○○Watanabe ManaItoKato KeiKato Momoko

Nishiyama

Watanabe

IshimotoSatomiNakaiSuzukiTomomiYamane
Loạt trận tranh danh hiệu Bạch LinhNữ Lưu Thuận Vị chiến - Tổ AThăng từ tổ B
NămĐương kimKết quảKhiêu chiếnBạch Linh12345678910NhấtNhì
22022Nishiyama Tomoka●●○○●○●Satomi KanaNishiyamaWatanabe

Satomi

Kato KeiIto

Ishimoto

Kato MomokoNakai

Suzuki

TomomiYamaneNakamuraUeda
32023Satomi KanaNishiyama TomokaSatomiNishiyamaItoKato Momoko▼ NakaiKato KeiTomomiYamaneWatanabe▼NakamuraUedaTsukadaIshimoto
Số lượng kì thủ
Tổng sốBạch LinhTổ ATổ BTổ CTổ D
164không phân định
268110102027
373110102032

Kỉ lục ghi nhận

Sở hữu danh hiệuXuất hiện trong loạt tranh ngôiKhiêu chiến ở loạt tranh ngôiXuất hiện ở tổ A
Nhiều lần nhấtNishiyama Tomoka

Satomi Kana (1 kì)

Nishiyama Tomoka (2 lần)Nishiyama Tomoka

Satomi KanaWatanabe Mana (1 lần)

-
Chuỗi liên tiếpNishiyama Tomoka (2 lần)
Trẻ nhấtKì 1 - Nishiyama Tomoka

(26 tuổi)

Kì 2 - Ishimoto Sakura

(22 tuổi)

Lớn tuổi nhấtKì 2 - Satomi Kana

(30 tuổi)

Kì 3 - Nakai Hiroe

(53 tuổi)

Xem thêm

Chú thích