rt,.mw-parser-output ruby.large>rtc{font-size:.3em}名 (めい)人 (じん), Meijin?) là danh hiệu đầu tiên trong tám danh hiệu lớn...">rt,.mw-parser-output ruby.large>rtc{font-size:.3em}名 (めい)人 (じん), Meijin?) là danh hiệu đầu tiên trong tám danh hiệu lớn...">

Danh Nhân (Shogi)

Danh hiệu truyền thống lâu đời của Shogi Nhật Bản

Danh Nhân ( (めい) (じん) Meijin?) là danh hiệu đầu tiên trong tám danh hiệu lớn của giới shogi chuyên nghiệp Nhật Bản, được khai sinh từ thế kỷ 17 trong thời kỳ Edo, và tới năm 1935 trở thành danh hiệu thi đấu chính thức với việc Sekine Kinjirō Thập tam thế Danh Nhân[1] tự nguyện thoái vị và đề nghị Danh Nhân phải được lựa chọn thông qua thi đấu thay vì cha truyền con nối như trước đây. Từ "danh nhân" ( (めい) (じん) meijin?) trong tiếng Nhật cũng được sử dụng để chỉ những người xuất sắc trong lĩnh vực của mình. Giải đấu tranh danh hiệu này được gọi là Danh Nhân Chiến ( (めい) (じん) (せん) Meijin-sen?), do Nhật báo Asahi, Nhật báo Mainichi cùng Liên đoàn Shogi Nhật Bản chủ trì. Danh Nhân cùng với Long Vương được xem là hai danh hiệu cao quý nhất của giới shogi chuyên nghiệp.

Danh Nhân Chiến
Loại giải đấuGiải danh hiệu chuyên nghiệp
Thông tin
Thời gian tổ chứcThuận Vị Chiến: tháng 6 - tháng 3 năm sauLoạt tranh ngôi: tháng 4 - tháng 6
Lần đầu tổ chức1935 - 1937 (Danh Nhân Quyết định Đại Kỳ Chiến kỳ 1 được tổ chức trong vòng 2 năm)
Thời gian ván đấuThuận Vị Chiến: Mỗi bên 6 tiếng

Loạt tranh ngôi: Mỗi bên 9 tiếng (thi đấu trong 2 ngày)

(tất cả theo thể thức đồng hồ bấm giây)
Loạt tranh ngôi7 ván thắng 4
Chủ trìNhật báo Mainichi

Nhật báo Asahi

Liên đoàn Shogi Nhật Bản
Tài trợTập đoàn Chứng khoán Daiwa
Thành tích
Đương kimFujii Sōta (Kỳ 81)
Vĩnh thếThập tứ thế Danh Nhân: Kimura Yoshio

Thập ngũ thế Danh Nhân: Ōyama Yasuharu
Thập lục thế Danh Nhân: Nakahara Makoto
Thập thất thế Danh Nhân: Tanigawa Kōji
Thập bát thế Danh Nhân: Moriuchi Toshiyuki (đủ điều kiện)

Thập cửu thế Danh Nhân: Habu Yoshiharu (đủ điều kiện)
Giành nhiều danh hiệu nhấtŌyama Yasuharu (18 kỳ)
Chuỗi danh hiệu dài nhấtŌyama Yasuharu (13 kỳ liên tiếp)
Tsukada Masao (phải) đang đấu với Ōyama Yasuharu (trái) năm 1948 trong trận tranh danh hiệu Danh Nhân lần thứ 7

Thuận Vị chiến

Thuận Vị Chiến ( (じゅん) () (せん) Jun'i-sen?, "giải đấu xếp hạng") là giai đoạn lựa chọn người thách đấu cho danh hiệu Danh Nhân và được tài trợ bởi Nhật báo Asahi, Nhật báo Mainichi - tổ chức bởi Liên đoàn Shogi Nhật Bản, lần đầu tiên được Liên đoàn giới thiệu vào năm 1947[2]. Thuận Vị chiến được tổ chức liên tục hàng năm ngay sau cặp trận tranh danh hiệu Danh Nhân (thường từ tháng 6 năm trước tới tháng 3 năm sau) kết thúc, và gồm có 5 hạng nối tiếp nhau (theo thứ tự từ cao tới thấp): Hạng A - Hạng B tổ 1 - Hạng B tổ 2 - Hạng C tổ 1 và thấp nhất là Hạng C tổ 2, người đứng đầu Hạng A sau giai đoạn Thuận Vị Chiến sẽ trở thành Khiêu chiến giả (người thách đấu) Danh Nhân. Bản thân đương kim Danh Nhân không phải tham gia giai đoạn này.

Để có cơ hội trở thành khiêu chiến giả danh hiệu Danh Nhân, một kỳ thủ sẽ phải trải qua ít nhất 5 năm - mỗi năm ở một hạng khác nhau do không có quyền nhảy cóc qua bất cứ một hạng nào. Trong quá trình được thăng hạng sau khi kết thúc Thuận Vị chiến, một kỳ thủ cũng có thể theo đó được thăng mức xếp hạng đẳng cấp của mình như sau[3]:

  • Thăng lên Bát đẳng (八段, 8-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng A
  • Thăng lên Thất đẳng (七段, 7-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng B tổ 1
  • Thăng lên Lục đẳng (六段, 6-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng B tổ 2
  • Thăng lên Ngũ đẳng (五段, 5-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng C tổ 1



Cơ chế hoạt động của Thuận Vị chiến

Vị tríKích thướcSố ván đấu cần trải quaCơ chế thăng hạngCơ chế giáng hạng
Danh Nhân1 ngườiLoạt trận tranh danh hiệu 7 vánNgười thắng 4 ván trước

Giành danh hiệu Danh Nhân

Người thua trong loạt trận tranh danh hiệu

→ Giáng xuống Hạng A vào kỳ tiếp theo

Hạng A10 người9 vòng đấu, đấu vòng tròn một lượt tính điểm

+ Playoff (nếu cần)

Người đứng đầu Hạng A

Khiêu chiến giả Danh Nhân

2 kỳ thủ xếp cuối hạng A

→ Giáng xuống Hạng B tổ 1 vào kỳ tiếp theo

Hạng B tổ 113 người12 vòng đấu, đấu vòng tròn một lượt tính điểm2 kỳ thủ đừng đầu Hạng B tổ 1

⇒ Thăng lên Hạng A vào kỳ tiếp theo

3 kỳ thủ xếp cuối Hạng B tổ 1

→ Giáng xuống Hạng B tổ 2 vào kỳ tiếp theo

Hạng B tổ 2Không cố định10 vòng đấu với các kỳ thủ trong hạng3 kỳ thủ đứng đầu hạng

⇒ Thăng hạng vào kỳ tiếp theo

Nhận đủ 2 điểm giáng hạng

Giáng hạng vào kỳ tiếp theo

Hạng C tổ 1
Hạng C tổ 2Nhận đủ 3 điểm giáng hạng

→ Có hai khả năng xảy ra:

  • Chuyển xuống Free Class vào kỳ tới (đối với kỳ thủ trước 59 tuổi, hoặc đạt đủ điều kiện xuống Free Class) hoặc
  • Yêu cầu giải nghệ (đối với kỳ thủ trên 60 tuổi hoặc không đạt đủ điều kiện xuống Free Class)
Free Class[4]Xếp vào Free ClassKhông tham giaCó khả năng quay trở lại tổ C2
  • Đạt tỉ lệ thắng 65% trong 30 ván đấu chính thức liên tiếp
Nếu bị chuyển xuống Free Class và không thể trở lại Hạng C tổ 2, kỳ thủ đó sẽ nhận Yêu cầu giải nghệ nếu đạt đủ 1 trong hai điều kiện sau đây
  • Chuyển xuống Free Class đủ 10 năm
  • Đủ 60 tuổi

Trước khi giải nghệ, một kỳ thủ ở Free Class vẫn được phép chơi ở các giải đấu khác.

Tuyên bố xuống Free ClassKhông thể quay trở lại hệ thống Thuận Vị Chiến

(Free Class cho tới khi giải nghệ)

Kỳ thủ đó vẫn sẽ được công nhận là kỳ thủ chuyên nghiệp trong quãng thời gian tối thiểu (từ 1 - 8 năm) và sẽ nhận Yêu cầu giải nghệ nếu đạt đủ 1 trong hai điều kiện sau đây:
  • Quãng thời gian tối thiểu đã trôi qua được 15 năm
  • Đủ 65 tuổi

Cơ chế tính điểm giáng hạng (B2, C1 và C2):

  • Hạng B tổ 2: 1/4 số kỳ thủ trong hạng có thành tích thấp nhất nhận 1 điểm giáng hạng.
  • Hạng C tổ 1 và Hạng C tổ 2: 2/9 số kỳ thủ trong hạng có thành tích thấp nhất nhận 1 điểm giáng hạng.

Lưu ý: Lấy phần nguyên số kỳ thủ (làm tròn xuống).

Cơ chế xóa điểm giáng hạng (B2, C1 và C2):

  • Với Hạng C tổ 2, chỉ có thể xoá điểm giáng hạng thứ 2, không thể xoá điểm giáng hạng thứ nhất nếu không thăng/giáng hạng.
  • Kỳ thủ có thành tích thắng > thua ở kỳ đó hoặc hoà (5 thắng 5 thua) ở 2 kỳ liên tiếp được xoá 1 điểm giáng hạng.
  • Nếu kỳ thủ đồng thời thoả mãn điều kiện nhận và xoá điểm giáng hạng, kỳ thủ sẽ giữ nguyên hiện trạng sang kỳ tiếp theo.
  • Sau khi thăng/giáng hạng, điểm giáng hạng được đặt lại về 0.

Vị trí xuất phát tại các giải đấu Shogi khác dựa trên vị trí xếp hạng của Thuận Vị Chiến

Dựa trên vị trí của một kỳ thủ tại Thuận Vị chiến, các giải đấu Shogi chuyên nghiệp khác, gồm cả giải danh hiệu hoặc không có thể sắp xếp các kỳ thủ vào các vòng loại của giải đó mà có thể không cần qua những vòng trước đó, cụ thể như sau:

Vị tríVị trí mà kỳ thủ đó xuất phát nhờ ưu tiên từ Thuận Vị Chiến
Các giải danh hiệuCác giải không danh hiệu
Long Vương ChiếnVương Vị ChiếnVương Tọa ChiếnKỳ Vương ChiếnVương Tướng ChiếnDuệ Vương ChiếnKỳ Thánh ChiếnCup Asahi mở rộngNgân Hà ChiếnCúp NHKGiải vô địch Toàn Nhật Bản Cúp JT
Danh NhânKhông có ưu tiênVòng Xác định Khiêu chiến giảVòng Xác định Khiêu chiến giả - Vòng 2Vòng Sơ loại thứ hai - Vòng 2Không có ưu tiênVòng Xác định Khiêu chiến giảVòng Chung kếtVòng Chung kếtVòng Chung kết - Vòng 2Vòng Chung kết - Vòng 2
Hạng AVòng Sơ loại thứ haiVòng Xác định Khiêu chiến giảVòng Sơ loại thứ haiVòng Sơ loại thứ haiVòng Chung kết

(Ưu tiên vòng 2 dành cho các kỳ thủ top đầu)

Không có ưu tiên
Hạng B tổ 1Không có ưu tiênVòng Chung kết
Hạng B tổ 2Không có ưu tiênKhông có ưu tiên

Dấu △ nhằm để chỉ kỳ thủ ở tổ đó vẫn sẽ nhận được ưu tiên, nhưng phải dựa trên các giải đấu - danh hiệu khác.

Danh hiệu Vĩnh thế Danh Nhân

Vĩnh thế Danh Nhân ( (えい) (せい) (めい) (じん) Eisei Meijin?) là danh hiệu được trao cho một kỳ thủ khi người đó giành được danh hiệu Danh Nhân đủ 5 kỳ. Kỳ thủ chỉ được nhận danh hiệu khi họ ngừng hoạt động chuyên nghiệp bởi bất cứ lý do nào như giải nghệ hay qua đời. Khi một kỳ thủ nhận danh hiệu đặc biệt này, họ sẽ được gọi là X thế Danh Nhân (X là số thứ tự đời Danh Nhân đọc theo âm Hán - Việt). (Ví dụ với Kimura Yoshio - Vĩnh thế Danh Nhân đời thứ 14, vì trước ông đã có 13 vị Vĩnh thế Danh Nhân khác. Kimura cũng là người đầu tiên đạt được danh hiệu này thông qua thi đấu).

Trước năm 1949, danh dự này không thể đạt được thông qua thi đấu danh hiệu Danh Nhân, và trên thực tế 13 đời Vĩnh thế Danh Nhân đầu tiên được thừa kế trong dòng họ cho tới tháng 2/1938, khi vị Vĩnh thế Danh Nhân đời thứ 13 - Sekine Kinjiro chính thức thoái vị, trao trả danh hiệu Danh Nhân của mình một cách tự nguyện và mong muốn danh hiệu này sẽ phải thi đấu để tranh đoạt thay vì cơ chế cũ.

Dưới đây là danh sách các kỳ thủ đã đạt được danh hiệu này:

  • Từ Nhất thế đến Thập tam thế Danh Nhân, danh hiệu này được thừa kế trong dòng họ như sau:
  • Nhất thế Danh Nhân: Ōhashi Sōkei đệ Nhất[5]
  • Nhị thế Danh Nhân: Ōhashi Sōko[6]
  • Tam thế Danh Nhân: Itō Sōkan đệ Nhất[7]
  • Tứ thế Danh Nhân: Ōhashi Sōkei đệ Ngũ[8]
  • Ngũ thế Danh Nhân: Itō Sōin đệ Nhị[9]
  • Lục thế Danh Nhân: Ōhashi Sōyo đệ Tam[10]
  • Thất thế Danh Nhân: Itō Sōkan đệ Tam[11]
  • Bát thế Danh Nhân: Ōhashi Sōkei đệ Cửu[12]
  • Cửu thế Danh Nhân: Ōhashi Soei đệ Lục[13]
  • Thập thế Danh Nhân: Itō Sōkan đệ Lục[14]
  • Thập nhất thế Danh Nhân: Itō Sōin đệ Bát[15]
  • Thập nhị thế Danh Nhân: Ono Gohei[16]
  • Thập tam thế Danh Nhân: Sekine Kinjirō[17]

Từ đời Thập tứ thế Danh Nhân trở đi, danh hiệu Vĩnh thế Danh Nhân được trao cho các kỳ thủ giành danh hiệu Danh Nhân đủ 5 kỳ, và họ được coi là hậu duệ của 13 đời Danh Nhân kể trên.

  • Thập tứ thế Danh Nhân: Kimura Yoshio[18] (8 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1944 và được trao danh hiệu năm 1952)
  • Thập ngũ thế Danh Nhân: Ōyama Yasuharu[19](18 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1956 và được trao danh hiệu năm 1976 khi vẫn đang hoạt động)
  • Thập lục thế Danh Nhân: Nakahara Makoto[20](15 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1976 và được trao danh hiệu năm 2007 khi vẫn đang hoạt động)
  • Thập thất thế Danh nhân: Tanigawa Kōji[21](5 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1997, được trao danh hiệu năm 2022 khi vẫn đang hoạt động)
  • Thập bát thế Danh Nhân: Moriuchi Toshiyuki[22](8 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 2007)
  • Thập cửu thế Danh Nhân: Habu Yoshiharu (9 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 2008)

Danh sách kỳ thủ giành danh hiệu Danh Nhân

Lưu ý rằng tên kỳ thủ được in đậm để chỉ năm/kỳ mà kỳ thủ đó đạt đủ điều kiện cho danh hiệu Vĩnh thế Danh Nhân.

KỳNămNgười chiến thắngTỷ sốĐối thủGhi chú
11937Kimura Yoshio
21940Kimura Yoshio (2)4-1Doi Ichitarō
31942Kimura Yoshio (3)4-0Kanda Tatsunosuke
41943Kimura Yoshio (4)Không thi đấu. [a]
51944Kimura Yoshio (5)Không thi đấu. [b]
61947Tsukada Masao4-2Kimura Yoshio
71948Tsukada Masao (2)4-2Ōyama Yasuharu
81949Kimura Yoshio (6)3-2Tsukada Masao
91950Kimura Yoshio (7)4-2Ōyama Yasuharu
101951Kimura Yoshio (8)4-2Masuda Kozō
111952Ōyama Yasuharu4-1Kimura Yoshio
121953Ōyama Yasuharu (2)4-1Masuda Kozō
131954Ōyama Yasuharu (3)4-1Masuda Kozō
141955Ōyama Yasuharu (4)4-2Takashima Kazukiyo
151956Ōyama Yasuharu (5)4-0Hanamura Motoji
161957Masuda Kozō4-2Ōyama Yasuharu
171958Masuda Kozō (2)4-2Ōyama Yasuharu
181959Ōyama Yasuharu (6)4-1Masuda Kozō
191960Ōyama Yasuharu (7)4-1Katō Hifumi
201961Ōyama Yasuharu (8)4-1Maruta Yuzō
211962Ōyama Yasuharu (9)4-0Futakami Tatsuya
221963Ōyama Yasuharu (10)4-1Masuda Kozō
231964Ōyama Yasuharu (11)4-2Futakami Tatsuya
241965Ōyama Yasuharu (12)4-1Yamada Michiyoshi
251966Ōyama Yasuharu (13)4-2Masuda Kozō
261967Ōyama Yasuharu (14)4-1Futakami Tatsuya
271968Ōyama Yasuharu (15)4-0Masuda Kozō
281969Ōyama Yasuharu (16)4-3Ariyoshi Michio
291970Ōyama Yasuharu (17)4-1Nada Rensho
301971Ōyama Yasuharu (18)4-3Masuda Kozō
311972Nakahara Makoto4-3Ōyama Yasuharu
321973Nakahara Makoto (2)4-0Katō Hifumi
331974Nakahara Makoto (3)4-3Ōyama Yasuharu
341975Nakahara Makoto (4)4-3Ouchi Nobuyuki
351976Nakahara Makoto (5)4-3Yonenaga Kunio
1977Nakahara MakotoKhông tổ chức. Nakahara nhận lại danh hiệu. [c]
361978Nakahara Makoto (6)4-2Mori Keiji
371979Nakahara Makoto (7)4-2Yonenaga Kunio
381980Nakahara Makoto (8)4-1Yonenaga Kunio
391981Nakahara Makoto (9)4-1Kiriyama Kiyozumi
401982Katō Hifumi4-3Nakahara Makoto
411983Tanigawa Kōji (1)4-2Katō Hifumi
421984Tanigawa Kōji (2)4-1Moriyasu Hidemitsu
431985Nakahara Makoto (10)4-2Tanigawa Kōji
441986Nakahara Makoto (11)4-1Ōyama Yasuharu
451987Nakahara Makoto (12)4-2Yonenaga Kunio
461988Tanigawa Kōji (3)4-2Nakahara Makoto
471989Tanigawa Kōji (4)4-0Yonenaga Kunio
481990Nakahara Makoto (13)4-2Tanigawa Kōji
491991Nakahara Makoto (14)4-1Yonenaga Kunio
501992Nakahara Makoto (15)4-3Takahashi Michio
511993Yonenaga Kunio4-0Nakahara Makoto
521994Habu Yoshiharu4-2Yonenaga Kunio
531995Habu Yoshiharu (2)4-1Morishita Taku
541996Habu Yoshiharu (3)4-1Moriuchi Toshiyuki
551997Tanigawa Kōji (5)4-2Habu Yoshiharu
561998Satō Yasumitsu4-3Tanigawa Kōji
571999Satō Yasumitsu (2)4-3Tanigawa Kōji
582000Maruyama Tadahisa4-3Satō Yasumitsu
592001Maruyama Tadahisa (2)4-3Tanigawa Kōji
602002Moriuchi Toshiyuki4-0Maruyama Tadahisa
612003Habu Yoshiharu (4)4-0Moriuchi Toshiyuki
622004Moriuchi Toshiyuki (2)4-2Habu Yoshiharu
632005Moriuchi Toshiyuki (3)4-3Habu Yoshiharu
642006Moriuchi Toshiyuki (4)4-2Tanigawa Kōji
652007Moriuchi Toshiyuki (5)4-3Gōda Masataka
662008Habu Yoshiharu (5)4-2Moriuchi Toshiyuki
672009Habu Yoshiharu (6)4-3Gōda Masataka
682010Habu Yoshiharu (7)4-0Miura Hiroyuki
692011Moriuchi Toshiyuki (6)4-3Habu Yoshiharu
702012Moriuchi Toshiyuki (7)4-2Habu Yoshiharu
712013Moriuchi Toshiyuki (8)4-1Habu Yoshiharu
722014Habu Yoshiharu (8)4-0Moriuchi Toshiyuki
73[23]2015Habu Yoshiharu (9)4-1Namekata Hisashi
742016Sato Amahiko4-1Habu Yoshiharu
752017Sato Amahiko (2)4-2Inaba Akira
762018Sato Amahiko (3)4-2Habu Yoshiharu
772019Toyoshima Masayuki4-0Sato Amahiko
782020Watanabe Akira4-2Toyoshima Masayuki
792021Watanabe Akira (2)4-1Saito Shintaro
802022Watanabe Akira (3)4-1Saito Shintaro
812023Fujii Sota4-1Watanabe Akira

Ghi chú

Tham khảo

Xem thêm