Bộ Cá dây

Bộ Cá dây (danh pháp khoa học: Zeiformes) là một bộ cá vây tia sinh sống ngoài biển. Bộ bao gồm khoảng 33 loài trong 6 họ, chủ yếu là các loại cá biển sâu.

Bộ Cá dây
Thời điểm hóa thạch: Late Cretaceous–Recent [1]
Zeus faber, họ Zeidae
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
NhánhParacanthopterygii
Bộ (ordo)Zeiformes
Regan, 1909
Các phân bộ và họ (sinh tồn)
  • Cyttoidei
    • Cyttidae
  • Zeiodei
    • Parazenidae
    • Zeidae
    • Zeniontidae
    • Grammicolepididae
    • Oreosomatidae

Miệng lớn, với hàm có thể làm căng phồng, và không có xương bướm ổ mắt. Các vây chậu có 5-10 tia vây mềm, 5-10 gai vây lưng và 4 gai vây hậu môn. Chúng có kích thước dao động từ nhỏ ở cá dây lùn (Macrurocyttus acanthopodus) chỉ dài 43 mm (1,7 inch), tới lớn ở cá dây Cape (Zeus capensis), dài tới 90 cm (35 inch).

Phân loại

Phân loại dưới đây lấy theo James et al. (2003)[2]

  • Phân bộ Cyttoidei
    • Họ Cretazeidae Tyler, Bronzi & Ghiandoni, 2000
    • Họ † Cretazeidae Tyler, Bronzi & Ghiandoni 2000
    • Họ † Archaeozeidae Tyler & Santini, 2005
    • Họ † Archaeozeidae Tyler & Santini, 2005
    • Họ † Protozeidae Tyler & Santini, 2005
    • Họ † Protozeidae Tyler & Santini, 2005
    • Họ Cyttidae Giinther, 1860: 1 chi, 3 loài.
      • Cyttus
  • Phân bộ Zeioidei
    • Họ † Isozenidae Schwarzhans, 1996
    • Họ Oreosomatidae Bleeker, 1859: 4 chi, 10 loài.
      • Phân họ Pseudocyttinae Bleeker, 1859
        • Pseudocyttus
      • Phân họ Oreosomatinae Bleeker, 1859
        • Oreosoma
        • Neocyttus
        • Allocyttus
    • Họ Parazenidae Greenwood et al., 1966: 3 chi, 4 loài.
      • Phân họ Parazeninae Greenwood et al., 1966
        • Parazen
      • Phân họ Cyttopsinae Greenwood et al., 1966
        • Cyttopsis
        • Stethopristes
    • Họ Zenionidae Myers, 1960: 3 chi, 7 loài.
      • Zenion
      • Capromimus
      • Cyttomimus
    • Họ Grammicolepididae Poey, 1873: 3 chi, 3 loài.
      • Phân họ Macrurocyttinae Myers, 1960 (trước đây là Macrurocyttidae)
        • Macrurocyttus
      • Phân họ Grammicolepidinae Poey, 1873
        • Xenolepidichthys
        • Grammicolepis
    • Họ Zeidae Latreille, 1825: 2 chi, 6 loài cá dây.
      • Zeus
      • Zenopsis

Phát sinh chủng loài

Bộ Zeiformes bao gồm các họ sau: Zeidae, Parazenidae, Zeniontidae, Oreosomatidae, Grammicolepidae. Trong bài báo năm 1966 về mối quan hệ phát sinh chủng loài của cá xương thật sự, P. H. Greenwood và ctv đã gộp cả cá thoi (Caproidae) vào Zeiformes[3], nhưng họ không đưa ra chứng cứ hỗ trợ cho việc gán ghép này. Heemstra loại Caproidae khỏi bộ Zeiformes trong sửa đổi phân loại năm 1980 của ông đối với các loài cá dây ở Nam Phi[4], và trong sách Smiths' Sea Fishes năm 1986 (ISBN 9783642828607, Margaret M. Smith, Phillip C. Heemstra), Heemstra đã gộp Caproidae vào bộ Perciformes.

Các mối quan hệ phát sinh chủng loài của Zeiformes được Johnson và Patterson diễn giải trong bài báo công bố năm 1993 về các mối quan hệ phát sinh chủng loài của cá dạng cá vược (percomorph)[5]. Họ công nhận Zeiformes như một đơn vị phân loại đơn ngành.

Johnson và Patterson coi Zeiformes là đơn vị phân loại chị em với nhóm bao gồm Beryciformes và một tổ hợp lớn các loài cá tia vây gai được biết đến như là "percomorpha", bao gồm Perciformes, Pleuronectiformes, Tetraodontiformes, Scorpaeniformes, Dactylopteriformes, Synbranchiformes, Elassomatidae, Gasterosteriformes, Mugiloidei và Atherinomorpha (Atheriniformes, Beloniformes, Cyprinodontiformes) [5].

Phân tích trình tự ADN gần đây cho thấy họ hàng gần của cá dây là bộ Cá tuyết (Gadiformes)[6][7][8].

 Neoteleostei 

 Ateleopodiformes

 Eurypterygia 

 Aulopiformes

 Ctenosquamata 

 Myctophiformes

 Acanthomorphata 

 Lampridacea 

 Paracanthomorphacea 

 Percopsaria 

 Zeiogadaria 
 Zeariae 

 Zeiformes

 Gadariae 

 Stylephoriformes 

 Gadiformes 

 Polymixiacea

 Euacanthomorphacea 

 Beryciformes 

 Trachichthyiformes 

 Holocentriformes 

 Percomorphaceae 

Liên kết ngoài

  • "Zeiformes". FishBase. Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Phiên bản {{{month}}} năm 2002. N.p.: FishBase, 2002.

Tham khảo

  • Dữ liệu liên quan tới Zeiformes tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Zeiformes tại Wikimedia Commons