Cù Lao Dung

huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng

Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Cù Lao Dung
Huyện
Huyện Cù Lao Dung
Đền thờ Bác Hồ tại xã An Thạnh Đông
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhSóc Trăng
Huyện lỵThị trấn Cù Lao Dung
Trụ sở UBNDĐường Đoàn Thế Trung, ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung
Phân chia hành chính1 thị trấn, 7 xã
Thành lập11/1/2002[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Bé Tư
Chủ tịch HĐNDĐường Kế Truyền
Địa lý
Tọa độ: 9°41′00″B 106°09′00″Đ / 9,6833°B 106,15°Đ / 9.6833; 106.15
MapBản đồ huyện Cù Lao Dung
Cù Lao Dung trên bản đồ Việt Nam
Cù Lao Dung
Cù Lao Dung
Vị trí huyện Cù Lao Dung trên bản đồ Việt Nam
Diện tích245,04 km²[2]
Dân số (2022)
Tổng cộng57.262 người[2]
Mật độ233 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính945[3]
Biển số xe83-D1
Websiteculaodung.soctrang.gov.vn

Địa lý

Huyện Cù Lao Dung nằm ở phía đông tỉnh Sóc Trăng, có vị trí địa lý[4]:

Huyện Cù Lao Dung nằm giữa tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh, nhưng thực sự huyện là bao gồm 3 hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao Dung, Cù lao Cồn Cộc và huyện có quốc lộ 60 đi qua.

Hành chính

Huyện Cù Lao Dung có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cù Lao Dung (huyện lỵ) và 7 xã: An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam, An Thạnh Tây, Đại Ân 1.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cù Lao Dung
TênDiện tích năm 2022 (km²)Dân số năm 2022 (người)Mật độ (người/km²)
Thị trấn (1)
Cù Lao Dung7,406.160832
Xã (7)
An Thạnh 129,817.393248
An Thạnh 225,266.653263
An Thạnh 341,689.907237
An Thạnh Đông40,277.850194
An Thạnh Nam42,256.501153
An Thạnh Tây17,444.928282
Đại Ân 140,947.870192
Toàn huyện245,0457.262233
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050[2][5]

Lịch sử

Trước năm 2002, địa bàn huyện Cù Lao Dung ngày nay là một phần huyện Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP[1] về việc:

  • Thành lập huyện Cù Lao Dung trên cơ sở 23.606,29 ha diện tích tự nhiên và 58.031 người của các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3 và Đại Ân 1 thuộc huyện Long Phú
  • Thành lập xã An Thạnh Tây trên cơ sở 1.759,55 ha diện tích tự nhiên và 4.620 nhân khẩu của xã An Thạnh 1
  • Thành lập thị trấn Cù Lao Dung (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở 905,7 ha diện tích tự nhiên và 5.148 nhân khẩu của xã An Thạnh 2
  • Thành lập xã An Thạnh Đông trên cơ sở 4.195,84 ha diện tích tự nhiên và 9.159 nhân khẩu của xã An Thạnh 2
  • Thành lập xã An Thạnh Nam trên cơ sở 2.721,1 ha diện tích tự nhiên và 5.509 nhân khẩu của xã An Thạnh 3.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cù Lao Dung có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 xã: An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam và thị trấn Cù Lao Dung.

Ngày 4 tháng 10 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1900/QĐ-TTg[6] về việc công nhận huyện Cù Lao Dung là huyện đảo.

Dân số

Huyện Cù Lao Dung có dân số năm 2011 là 63.287 người.

Năm 2017, huyện có dân số 64.452 người.

Năm 2018, huyện có dân số 64.455 người.

Năm 2019, huyện có dân số 64.467 người.

Huyện Cù Lao Dung có diện tích là 245,04 km², dân số năm 2020 là 64.455 người, mật độ dân số đạt 243 người/km².[7]

Năm 2021, huyện có dân số 58.546 người.

Huyện Cù Lao Dung có diện tích 245,04 km², dân số năm 2022 là 57.262 người.[2][5]

Văn hóa

Huyện Cù Lao Dung có 4 di tích lịch sử –văn hóa[8]:

  • Đền Thờ Bác Hồ tại xã An Thạnh Đông được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001.
  • Di tích Địa điểm Chiến thắng Rạch Già tại thị trấn Cù Lao Dung được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 12/QĐTC-CTUBND ngày 10/01/2008.
  • Địa điểm Chiến thắng An Hưng tại xã An Thạnh 3 được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
  • Đình Rạch Giồng (Đình thần Nguyễn Trung Trực) tại thị trấn Cù Lao Dung được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Hình ảnh

Chú thích

Tham khảo