Cộng đồng Phát triển Nam Phi

Cộng đồng Phát triển Nam Phi (tiếng Anh: Southern African Development Community, viết tắt: SADC) là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Gaborone, Botswana. Mục tiêu của tổ chức là tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế-xã hội trong khu vực, cũng như hợp tác chính trị và an ninh giữa 16 quốc gia ở khu vực Nam Phi.[4]

Cộng đồng Phát triển Nam Phi
Quốc kỳ 4 other official names: Communauté de développement d'Afrique australe (tiếng Pháp) Comunidade para o Desenvolvimento da África Austral (tiếng Bồ Đào Nha) Suider-Afrikaanse Ontwikkelingsgemeenskap (tiếng Afrikaans) Jumuiya ya Maendeleo ya Nchi za Kusini mwa Afrika (tiếng Swahili)
Quốc kỳ
Biểu trưng 4 other official names: Communauté de développement d'Afrique australe (tiếng Pháp) Comunidade para o Desenvolvimento da África Austral (tiếng Bồ Đào Nha) Suider-Afrikaanse Ontwikkelingsgemeenskap (tiếng Afrikaans) Jumuiya ya Maendeleo ya Nchi za Kusini mwa Afrika (tiếng Swahili)
Biểu trưng

Tiêu ngữ"Towards a Common Future"
(Hướng tới một tương lai chung)

Quốc ca"SADC Anthem"
Bản đồ châu Phi chỉ ra các thành viên SADC (xanh nhạt) và SADC+SACU (xanh đậm) .
Bản đồ châu Phi chỉ ra các thành viên SADC (xanh nhạt) và SADC+SACU (xanh đậm) .
Tổng quan
Trụ sở chínhGaborone
Thành phố lớn nhấtKinshasa
Ngôn ngữ công vụ
KiểuTổ chức liên chính phủ
Chính trị
Lãnh đạo
• Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh
Cộng hòa Dân chủ Congo Félix Tshisekedi
• Chủ tịch Hội đồng
Cộng hòa Dân chủ Congo Christophe Lutundula
• Chủ tịch PF SADC
Mauritius Abdool Ameen
• Chánh án Tòa án
Mauritius Ariranga Pillay
• Thư ký điều hành
Botswana Elias Mpedi Magosi
Lập phápDiễn đàn Nghị viện SADC
Lịch sử
Thành lập
• Thành lập SADCC
1 tháng 4 năm 1980
• Thành lập SADC
17 tháng 8 năm 1992
Thành viên
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
9.672.702[1] km2
3.734.651 mi2
Dân số 
• Ước lượng 2020
Tăng 363.222.621[2]
Kinh tế
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2020
• Tổng số
Giảm $597,8 tỉ[3]
• Bình quân đầu người
$1.649
Thông tin khác
Múi giờUTC+1 đến +4
Trang web
www.sadc.int

Quốc gia thành viên

Tính đến năm 2022, SADC có tổng cộng 16 quốc gia thành viên:[5]

Diện tích bề mặt và dân số của các quốc gia thành viên[6]
Quốc giaDiện tích (km2)Dân số (2020)[7]GDP (USD)Ghi chú về tư cách thành viên
Tổng cộng

(tỉ)[8]

Bình quân đầu người[8]
 Angola1.246.70032.866.268$124,86$3.792,75
 Botswana582.0002.351.625$18,42$7.519,2
 Comoros[9][10]2.235869.595$1,31$1.371,02Comoros được kết nạp vào SADC tại Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ SADC lần thứ 37 được tổ chức tại Pretoria, Nam Phi vào năm 2017, nâng tổng số quốc gia thành viên lên 16.[11]
 Cộng hòa Dân chủ Congo2.344.85889.561.404$64,79$669,36Kể từ ngày 8 tháng 9 năm 1997
 Eswatini17.3631.160.164$4,65$4.035,54
 Lesotho30.3552.142.252$2,56$1.212,57
 Madagascar587.29527.691.019$14,61$504,31Được kết nạp vào ngày 18 tháng 8 năm 2005. Tư cách thành viên được phục hồi vào ngày 30 tháng 1 năm 2014[12] sau khi bị [[Khủng hoảng chính trị

Madagascar 2009|đình chỉ vào năm 2009]]

 Malawi118.48419.129.955$12,04$545,06
 Mauritius1.9691.265.740$11,26$8.892,11Kể từ ngày 28 tháng 8 năm 1995
 Mozambique801.59031.255.435$18,09$546,71
 Namibia824.2682.540.916$13,01$5.016,17Kể từ ngày 21 tháng 3 năm 1990 (kể từ khi độc lập)
 Seychelles45698.462$1,75$17.693,00Cựu thành viên của SADC từ ngày 8 tháng 9 năm 1997 cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2004, sau đó tham gia lại vào năm 2008.
 Nam Phi1.221.03759.308.690$426,17$6.979,44Kể từ ngày 30 tháng 8 năm 1994
 Tanzania947.30359.734.213$77,51$1.260,06
 Zambia752.61218.383.956$26,66$1.330,37
 Zimbabwe390.75714.862.927$36,38$2.300,56

Burundi đã yêu cầu tham gia.[13]

Cấu trúc tổ chức và thủ tục ra quyết định

Tổ chức có sáu cơ quan chính:

  • Hội nghị thượng đỉnh, bao gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ
  • Cơ quan Chính trị, Quốc phòng và An ninh
  • Hội đồng Bộ trưởng
  • Tòa án SADC
  • Các Ủy ban Quốc gia SADC (SNC)
  • Ban Thư ký

Ngoại trừ Toà án (có trụ sở tại Windhoek, Namibia), SNC và Ban Thư ký, việc ra một quyết định là theo sự đồng thuận chung.

Lãnh đạo

Chủ tịch

Quốc giaChủ tịchNhiệm kỳ
 ZambiaLevy Mwanawasa2007–2008
 Nam PhiKgalema Motlanthe2008–2009
 Cộng hòa Dân chủ CongoJoseph Kabila2009–2010
 NamibiaHifikepunye Pohamba2010–2011
 AngolaJosé Eduardo dos Santos2011–2012
 MozambiqueArmando Guebuza2012–2013
 MalawiJoyce Banda

Peter Mutharika

2013–17 tháng 8 năm 2014
 ZimbabweRobert Mugabe2014–17 tháng 8 năm 2015
 BotswanaIan Khama17 tháng 8 năm 2015–2016
 EswatiniKing Mswati III2016–2017
 Nam PhiJacob ZumaCyril Ramaphosa2017–2018
 NamibiaHage Geingob17 tháng 8 năm 2018–17 tháng 8 năm 2019
 TanzaniaJohn Magufuli[14]17 tháng 8 năm 2019–17 tháng 8 năm 2020
 MozambiqueFilipe Nyusi17 tháng 8 năm 2020–17 tháng 8 năm 2021
 MalawiLazarus Chakwera17 tháng 8 năm 2021–17 tháng 8 năm 2022
 Cộng hòa Dân chủ CongoFélix Tshisekedi17 tháng 8 năm 2022–nay

Thư ký điều hành

Quốc giaTênNhiệm kỳ
 NamibiaKaire Mbuende1994–2000
 MauritiusPrega Ramsamy2000–2001 (quyền)

2001–2005

 MozambiqueTomaz Salomão2005–2013
 TanzaniaStergomena Tax2013–2021
 BotswanaElias Mpedi Magosi2021–nay

Tham khảo

Đọc thêm

  • Gabriël Oosthuizen, The Southern African Development Community: The organisation, its history, policies and prospects. Institute for Global Dialogue: Midrand, South Africa, 2006.
  • John McCormick, The European Union: Politics and Policies. Westview Press: Boulder, Colorado, 2004.
  • Muntschick, Johannes, The Southern African Development Community (SADC) and the European Union (EU). Regionalism and External Influence. Palgrave Macmillan: Cham. 2017. ISBN 978-3-319-45330-9.
  • Ramsamy, Prega 2003 Global partnership for Africa. Presentation at the human rights conference on global partnerships for Africa's development, Gaborone: SADC

Liên kết ngoài