Họ Cá hoàng đế

(Đổi hướng từ Cichlidae)

Họ Cá hoàng đế hay họ Cá rô phi (danh pháp khoa học: Cichlidae) là một họ cá, theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes[1]. Theo phân loại truyền thống thì họ này thuộc một nhóm được gọi là Labroidei cùng với loài cá biển thuộc các họ Labridae, Pomacentridae, Odacidae, ScaridaeEmbiotocidae[2]. Tuy nhiên, gần đây người ta chuyển họ này sang một bộ riêng biệt với danh pháp Cichliformes thuộc nhóm Ovalentariae[3], trong khi 2 họ Embiotocidae và Pomacentridae ở vị trí incertae sedis trong phân loạt Ovalentariae của loạt Carangimorpharia, còn 3 họ Labridae (không đơn ngành), Odacidae và Scaridae được xếp trong bộ Labriformes sensu stricto của loạt Percomorpharia[3].

Họ Cá hoàng đế
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
NhánhCraniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
NhánhActinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
NhánhOsteoglossocephalai
NhánhClupeocephala
NhánhEuteleosteomorpha
NhánhNeoteleostei
NhánhEurypterygia
NhánhCtenosquamata
NhánhAcanthomorphata
NhánhEuacanthomorphacea
NhánhPercomorphaceae
NhánhOvalentariae
Liên bộ (superordo)Cichlomorphae
Bộ (ordo)Cichliformes
Họ (familia)Cichlidae
Heckel, 1840
Phân họ

Họ này lớn và đa dạng. Có ít nhất 1.712 loài được mô tả khoa học[1], khiến cho nó trở thành một trong họ động vật có xương sống lớn nhất. Các loài mới được phát hiện hàng năm và nhiều loài vẫn chưa được phân loại. Số lượng loài do đó chưa được biết rõ, với số lượng trong khoảng từ 1.300 đến 3.000 loài[2].

Phân bố

Cichlidae là họ cá nước ngọt không thuộc nhóm Ostariophysi giàu loài nhất trên khắp thế giới. Họ này đa dạng nhất tại châu PhiNam Mỹ. Người ta ước tính rằng chỉ riêng châu Phi đã có ít nhất 1.600 loài[4]. Trung MỹMéxico có khoảng 120 loài, phổ biến xa về phía bắc tới Rio Grande ở miền nam Texas. Madagascar có các loài bản địa rất khác biệt của hòn đảo này, như Katria, Oxylapia, Paratilapia, Paretroplus, PtychochromisPtychochromoides), chỉ có quan hệ họ hàng xa với các loài thuộc châu Phi đại lục[1][5]. Các loài Cichlidae bản địa hầu như không có ở châu Á, ngoại trừ 9 loài ở Israel, LibanSyria (Astatotilapia flaviijosephi, Oreochromis aureus, O. niloticus, Sarotherodon galilaeus, Tilapia zilliiTristramella spp.), 1 loài tại Iran (Iranocichla hormuzensis), và 3 loài tại Ấn ĐộSri Lanka (Etroplus spp.)[4]. Nếu bỏ qua Trinidad và Tobago (nơi một vài loài Cichlidae bản địa là thành viên của các chi phổ biến rộng tại Nam Mỹ đại lục) thì 3 loài thuộc chi Nandopsis là các loài Cichlidae duy nhất có trong khu vực Antilles thuộc Caribe, cụ thể là CubaHispaniola. Châu Âu, Australia, châu Nam CựcBắc Mỹ từ phía bắc lưu vực Rio Grande không có bất kỳ loài Cichlidae bản địa nào, mặc dù tại Florida, Mexico, Nhật Bản và miền bắc Australia có các quần thể Cichlidae do con người nuôi nhưng đã thoát ra ngoài tự nhiên sống hoang dã[6][7][8][9][10][11][12].

Mặc dù đa phần các loài Cichlidae chỉ tìm thấy ở những vùng nước tương đối nông, nhưng một vài loài sinh sống trong vùng nước sâu. Chúng bao gồm các loài như Alticorpus macrocleithrumPallidochromis tokolosh được tìm thấy ở độ sâu tới 150 mét (490 ft) trong hồ Malawi[13][14], và loài cá màu trắng và mù Lamprologus lethops, được người ta cho rằng sinh sống tới độ sâu 160 mét (520 ft) trong lòng sông Congo[15].

Họ Cichlidae ít được tìm thấy trong môi trường nước lợnước mặn, mặc dù nhiều loài chịu được nước lợ trong một thời gian dài; chẳng hạn loài Cichlasoma urophthalmus sống bình thường tại các vùng đầm lầy nước ngọt và ven các rừng đước ngập mặn cũng như sinh đẻ trong các môi trường nước mặn như các dải rừng đước xung quanh các đảo chắn[16]. Một vài loài Tilapia, SarotherodonOreochromis là các loài cá chịu mặn thật sự và có thể phát tán dọc theo vùng duyên hải nước lợ để di chuyển giữa các con sông[4]. Tuy nhiên, chỉ một vài loài Cichlidae là sinh sống chủ yếu trong môi trường nước lợ hay nước mặn, đáng chú ý có Etroplus maculatus, Etroplus suratensisSarotherodon melanotheron[17]. Có lẽ môi trường khắc nghiệt nhất đối với họ Cichlidae là các hồ siêu mặn nóng ấm, nơi các loài thuộc chi AlcolapiaDanakilia được tìm thấy. Hồ Abaeded ở Eritrea bao hàm toàn bộ sự phân bố của loài D. dinicolai, và nhiệt độ của nó dao động trong khoảng 29 đến 45 °C (84 đến 113 °F)[18].

Ngoại trừ các loài có tại Cuba và Hispaniola, họ Cichlidae không vươn tới bất kỳ hòn đảo ngoài đại dương nào, và chủ yếu có sự phân bố Gondwana, chỉ ra các mối quan hệ chị-em chính xác được dự báo bởi sự hình thành của các rào cản tự nhiên: châu Phi-Nam Mỹ và Ấn Độ-Madagascar[19]. Ngược lại, giả thuyết phát tán đòi hỏi họ Cichlidae phải vượt qua được hàng nghìn km biển khơi giữa Ấn Độ và Madagascar mà không xâm chiếm bất kỳ hòn đảo nào khác, hoặc tương tự như vậy, vượt qua eo biển Mozambique tới châu Phi. Mặc dù phần lớn các loài Cichlidae Malagasy chỉ là cá nước ngọt, nhưng Ptychochromis grandidieriParetroplus polyactis lại được tìm thấy phổ biến tại vùng nước lợ duyên hải và dường như chúng chịu được nước mặn[20][21] cũng giống như Etroplus maculatusEtroplus suratensis ở Ấn Độ và Sri Lanka[22][23].

Một số loài bị coi là loài xâm hại. Các loài cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus) và cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) vì lý do kinh tế (nuôi trồng thủy sản) được du nhập vào nhiều nước nhiệt đới[24]. Sự tự nhiên hóa của chúng ở một số nước có tác động tiêu cực tới hệ sinh thái bản địa, do chúng thay thế và chiếm chỗ của các loài bản địa[25][26]. Các loài Cichlidae khác, như Australoheros facetus, là loài bản địa của khu vực từ miền nam Brasil tới miền bắc Argentina, cũng có mặt ở châu Âu do du nhập, chủ yếu trong khu vực phía nam Bồ Đào NhaTây Ban Nha[27][28] nhưng hiện nay đã có mặt trong một số hồ ở Đức (Baden-Württemberg và North Rhine-Westphalia)[29].

Các chi

Đến năm 2013, họ này có 221 chi được công nhận bởi FishBase[1]:

Tham khảo

Liên kết ngoài