Danh sách Nguyên thủ quốc gia Pháp

bài viết danh sách Wikimedia

Nguyên thủ quốc gia Pháp (tiếng Pháp: Chef de l’État français) là ngôi vị của người đứng đầu Cộng hòa Pháp. Kế từ năm 1958, danh xưng Quốc trưởng (chef d'État) không xuất hiện trong các văn bản pháp luật, do nó từng là một danh xưng chính thức trong các thời kỳ Phục hoàng, Đế chế thứ hai và Chính phủ Vichy, mang ý nghĩa một chức vị chuyên chế hoặc ít tập trung quyền lực thực tế. Theo Hiến pháp của nền Đệ ngũ Cộng hòa, Nguyên thủ quốc gia Pháp có danh xưng chính thức là Tổng thống Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: Président de la République française) là một chức vị đứng đầu nhà nước và có thực quyền.

Emmanuel Macron, đương kim Nguyên thủ quốc gia Pháp

Khái lược

Các nền cộng hòa nước Pháp
Cách mạng PhápĐệ nhất
cộng hòa
Đệ nhất
đế chế
Thời kỳ
quân chủ
Đệ nhị
cộng hòa
Đệ nhị
đế chế
Đệ tam
cộng hòa
Chính phủ
Vichy
Chính phủ
lâm thời
Đệ tứ
cộng hòa
Đệ ngũ
cộng hòa
1792180418141848185218701940194419471958nay
Louis-Napoléon Bonaparte, Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Pháp

Nền Đệ Nhất Cộng hòa Pháp chính thức ra đời với sự kiện Quốc ước (Convention nationale) nhóm họp ngày 20 tháng 9 năm 1792 với nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp mới và trên thực tế đã trở thành chính quyền mới của Pháp. Ngày hôm sau, chính quyền Quốc ước tuyên bố chấm dứt chế độ Quân chủ và lập ra nền Cộng hòa. Tuy nhiên, nền Cộng hòa non trẻ trải qua nhiều biến động bất ổn, ngôi vị người đứng đầu cũng thay đổi liên tục với những danh xưng khác nhau cho đến khi vị Tổng tài Napoléon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế Pháp, chấm dứt sự tồn tại của Đệ Nhất Cộng hòa.Khi nền Đệ Nhị cộng hòa được thành lập ngày 24 tháng 2 năm 1848, trong vòng 10 tháng, ngôi vị người đứng đầu nhà nước trên thực tế (de facto) bị di chuyển qua các chức vụ khác nhau. Mãi đến ngày 20 tháng 12 năm 1848, thông qua bầu cử, Louis-Napoléon Bonaparte trở thành vị Tổng thống Pháp đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ 4 năm sau, Louis-Napoléon Bonaparte tự xưng Hoàng đế, lấy hiệu là Napoléon III, chấm dứt nền Đệ Nhị cộng hòa, bắt đầu cho Đệ Nhị Đế chế Pháp.

Điều trớ triêu là vị tổng thống đầu tiên của Pháp, Louis-Napoléon Bonaparte, đồng thời cũng là vị quân vương cuối cùng của chế độ quân chủ ở Pháp. Sau thất bại trong chiến tranh Pháp-Phổ, Napoléon III đầu hàng và bị quân Phổ bắt giữ trong trận Sedan. Tại Paris, một cuộc đảo chính không đổ máu, lãnh đạo bởi tướng Louis Jules Trochu, và các nghị sĩ như Jules Favre và Léon Gambetta, đã nổ ra ngày 4 tháng 9 năm 1870, phế bỏ vương triều Bonaparte và thiết lập nền cộng hòa lãnh đạo bởi Chính phủ Vệ quốc, tiến tới việc hình thành nền Đệ tam cộng hòa. Ngày 31 tháng 8 năm 1871, Đệ Tam Cộng hòa chính thức được thành lập, Adolphe Thiers trở thành tổng thống thứ hai của Pháp.

Trong khoảng thời gian Thế chiến thứ Hai, từ 1940, miền Bắc nước Pháp do Quân đội Đức chiếm đóng. Philippe Pétain trở thành Quốc trưởng (Chef de l’État) ở vùng miền Nam. Tại hải ngoại, Charles de Gaulle đứng đầu nước Pháp tự do.

Năm 1943, Ủy ban Giải phóng dân tộc Pháp (Comité français de la Libération nationale) được thành lập. Từ 1944 được tiếp nối bởi Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp (Gouvernement provisoire de la République française). Từ 1947 tới 1958 là giai đoạn Đệ Tứ cộng hòa với hai tổng thống Vincent Auriol và René Coty. Năm 1958, Đệ Ngũ cộng hòa bắt đầu và tồn tại tới ngày nay.

Đệ nhất Cộng hòa

Chủ tịch Quốc ước

Khi Quốc ước tuyên bố thành lập nền Cộng hòa, ngôi vị Chủ tịch Quốc ước (Président de la Convention nationale), được bầu trong số các đại biểu Quốc ước với nhiệm kỳ 14 ngày, được xem là vị trí Quốc trưởng hợp pháp của nền Cộng hòa. Từ sau năm 1793, vị trí Chủ tịch Quốc ước chỉ còn danh nghĩa, trên thực tế quyền lực thực sự thuộc về Ủy ban An toàn Công cộng (Comité de salut public).

TênẢnhBắt đầuKết thúc
Philippe Rühl (lâm thời) 20 tháng 9, 179220 tháng 9, 1792
Jérôme Pétion de Villeneuve 20 tháng 9, 17924 tháng 10, 1792
Jean-François Delacroix 4 tháng 10, 179218 tháng 10, 1792
Marguerite-Élie Guadet 18 tháng 10, 17921 tháng 11, 1792
Marie-Jean Hérault de Séchelles 1 tháng 11, 179215 tháng 11, 1792
Henri Grégoire 15 tháng 11, 179229 tháng 11, 1792
Bertrand Barère de Vieuzac 29 tháng 11, 179213 tháng 12, 1792
Jacques Defermon 13 tháng 12, 179227 tháng 12, 1792
Jean-Baptiste Treilhard 27 tháng 12, 179210 tháng 1, 1793
Pierre Victurnien Vergniaud 10 tháng 1, 179324 tháng 1, 1793
Jean-Paul Rabaut Saint-Étienne 24 tháng 1, 17937 tháng 2, 1793
Jean-Jacques Bréard 7 tháng 2, 179321 tháng 2, 1793
Edmond Louis Alexis Dubois-Crancé 21 tháng 2, 17937 tháng 3, 1793
Armand Gensonné 7 tháng 3, 179321 tháng 3, 1793
Jean Antoine Joseph Debry 21 tháng 3, 17934 tháng 4, 1793
Jean François Bertrand Delmas4 tháng 4, 179318 tháng 4, 1793
Marc David Albin Lasource 18 tháng 4, 17932 tháng 5, 1793
Jean-Baptiste Boyer-Fonfrède 2 tháng 5, 179316 tháng 5, 1793
Maximin Isnard 16 tháng 5, 179330 tháng 5, 1793
François-René-Auguste Mallarmé 30 tháng 5, 179313 tháng 6, 1793
Jean-Marie Collot d'Herbois 13 tháng 6, 179327 tháng 6, 1793
Jacques Alexis Thuriot de la Rosière 27 tháng 6, 179311 tháng 7, 1793
André Jeanbon Saint André 11 tháng 7, 179315 tháng 7, 1793
Georges Jacques Danton 15 tháng 7, 17938 tháng 8, 1793
Marie-Jean Hérault de Séchelles 8 tháng 8, 179322 tháng 8, 1793
Maximilien Robespierre 22 tháng 8, 17935 tháng 9, 1793
Jacques Nicolas Billaud-Varenne 5 tháng 9, 179319 tháng 9, 1793
Pierre Joseph Cambon 19 tháng 9, 17933 tháng 10, 1793
Louis Joseph Charlier3 tháng 10, 179322 tháng 10, 1793
Moïse Antoine Pierre Jean Bayle22 tháng 10, 17936 tháng 11, 1793
Pierre-Antoine Lalloy6 tháng 11, 179321 tháng 11, 1793
Charles-Gilbert Romme 21 tháng 11, 17936 tháng 12, 1793
Jean-Henri Voulland 6 tháng 12, 179321 tháng 12, 1793
Georges Auguste Couthon 21 tháng 12, 17935 tháng 1, 1794
Jacques-Louis David 5 tháng 1, 179420 tháng 1, 1794
Marc Guillaume Alexis Vadier 20 tháng 1, 17944 tháng 2, 1794
Joseph-Nicolas Barbeau du Barran 4 tháng 2, 179419 tháng 2, 1794
Louis Antoine de Saint-Just 19 tháng 2, 17946 tháng 3, 1794
Philippe Rühl 6 tháng 3, 179421 tháng 3, 1794
Jean-Lambert Tallien 21 tháng 3, 17945 tháng 4, 1794
Jean-Baptiste-André Amar 5 tháng 4, 179420 tháng 4, 1794
Robert Lindet 20 tháng 4, 17945 tháng 5, 1794
Lazare Carnot 5 tháng 5, 179420 tháng 5, 1794
Claude-Antoine Prieur-Duvernois 20 tháng 5, 17944 tháng 6, 1794
Maximilien Robespierre 4 tháng 6, 179419 tháng 6, 1794
Élie Lacoste19 tháng 6, 17945 tháng 7, 1794
Jean-Antoine Louis5 tháng 7, 179419 tháng 7, 1794
Jean-Marie Collot d'Herbois 19 tháng 7, 17943 tháng 8, 1794
Philippe Antoine Merlin 3 tháng 8, 179418 tháng 8, 1794
Antoine Merlin de Thionville 18 tháng 8, 17942 tháng 9, 1794
André Antoine Bernard 2 tháng 9, 179422 tháng 9, 1794
André Dumont 22 tháng 9, 17947 tháng 10, 1794
Jean-Jacques-Régis de Cambacérès 7 tháng 10, 179422 tháng 10, 1794
Pierre-Louis Prieur 22 tháng 10, 17946 tháng 11, 1794
Louis Legendre 6 tháng 11, 179424 tháng 11, 1794
Jean-Baptiste Clauzel24 tháng 11, 17946 tháng 12, 1794
Jean-François Reubell 6 tháng 12, 179421 tháng 12, 1794
Pierre Louis Bentabole21 tháng 12, 17946 tháng 1, 1795
Étienne-François Le Tourneur 6 tháng 1, 179520 tháng 1, 1795
Stanislas Joseph François Xavier Rovère 20 tháng 1, 17954 tháng 2, 1795
Paul Barras 4 tháng 2, 179519 tháng 2, 1795
François Louis Bourdon 19 tháng 2, 17956 tháng 3, 1795
Antoine Claire Thibaudeau 6 tháng 3, 179524 tháng 3, 1795
Jean Pelet 24 tháng 3, 17955 tháng 4, 1795
François-Antoine de Boissy d'Anglas 5 tháng 4, 179520 tháng 4, 1795
Emmanuel Joseph Sieyès 20 tháng 4, 17955 tháng 5, 1795
Théodore Vernier 5 tháng 5, 179526 tháng 5, 1795
Jean-Baptiste Charles Matthieu26 tháng 5, 17954 tháng 6, 1795
Jean-Denis Lanjuinais 4 tháng 6, 179519 tháng 6, 1795
Jean-Baptiste Louvet de Couvray 19 tháng 6, 17954 tháng 7, 1795
Louis-Gustave Doulcet de Pontécoulant 4 tháng 7, 179519 tháng 7, 1795
Louis-Marie de La Révellière-Lépeaux 19 tháng 7, 17953 tháng 8, 1795
Pierre Claude François Daunou 3 tháng 8, 179519 tháng 8, 1795
Marie-Joseph Chénier 19 tháng 8, 17952 tháng 9, 1795
Théophile Berlier 2 tháng 9, 179523 tháng 9, 1795
Pierre-Charles-Louis Baudin 23 tháng 9, 17958 tháng 10, 1795
Jean-Joseph-Victor Genissieu8 tháng 10, 179526 tháng 10, 1795

Đốc chính

Cuối tháng 10 năm 1795, Quốc ước tan vỡ. Một cơ chế lãnh đạo nước Pháp được hình thành bởi một tập thể gồm 5 người gọi là Hội đồng Đốc chính (Directoire). Năm vị Đốc chính (Directeur) này đều phải là thành viên của Quốc ước trước đây, được chỉ định bởi Hội đồng Trưởng lão (Conseil des Anciens, tức Thượng viện) căn cứ theo danh sách đề cử của Hội đồng 500 (Conseil des Cinq-Cents, tức Hạ viện). Cơ chế lãnh đạo này tồn tại đến năm 1799 thì bị sụp đổ và được thay bằng chế độ Tổng tài.

Thứ tựẢnhTênTại nhiệmNhóm chính trị
1 Paul Barras31 tháng 10, 1795 - 10 tháng 11, 1799Thermidorian
2 Étienne-François Letourneur2 tháng 11, 1795 - 26 tháng 5, 1797Độc lập
3 Jean-François Rewbell2 tháng 11, 1795 - 19 tháng 5, 1799Thermidorian
4 Louis Marie de La Révellière-Lépeaux2 tháng 11, 1795 - 18 tháng 6, 1799Thermidorian
5 Lazare Carnot4 tháng 11, 1795 - 5 tháng 9, 1797Clichyen
6 François-Marie de Barthélemy26 tháng 5, 1797 - 5 tháng 9, 1797Clichyen
7 François de Neufchâteau8 tháng 9, 1797 - 20 tháng 5, 1798Độc lập
8 Philippe-Antoine Merlin de Douai8 tháng 9, 1797 - 18 tháng 6, 1799Thermidorian
9 Jean Baptiste Treilhard20 tháng 5, 1798 - 17 tháng 6, 1799Độc lập
10 Louis-Jérôme Gohier17 tháng 6, 1799 - 10 tháng 11, 1799Thermidorian
11 Emmanuel Joseph Sieyès17 tháng 6, 1799 - 10 tháng 11, 1799Độc lập
12 Roger Ducos19 tháng 6, 1799 - 10 tháng 11, 1799Thermidorian
13 Jean-François-Auguste Moulin20 tháng 6, 1799 - 10 tháng 11, 1799Thermidorian

Tổng tài

Ngày 9 tháng 11 năm 1799, tướng Napoléon Bonaparte thực hiện cuộc đảo chính tháng Sương mù, giải thể cả hai viện lẫn Hội đồng Đốc chính. Dưới áp lực của quân đội, một nghị viện thu nhỏ (rump legislature) chỉ định Napoléon và 2 Đốc chính cũ là Sieyès và Ducos làm các Tổng tài (Consulat) lâm thời quản lý chính quyền. Tuy nhiên cả hai Đốc chính đều sớm bị Napoléon qua mặt khi ông được bầu làm Tổng tài vĩnh viễn và sau đó bước lên ngôi Hoàng đế, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hòa vào năm 1804.

Tổng tài lâm thời (10 tháng 1112 tháng 12, 1799)
Tổng tài Tam đầu chế (12 tháng 12 năm 1799 – 9 tháng 5, 1802)
Tổng tài vĩnh viễn (9 tháng 5 năm 1802 - 18 tháng 5, 1804)
  • Napoleon Bonaparte

Đệ Nhị Cộng hòa

Khi nền Đệ Nhị cộng hòa được thành lập ngày 24 tháng 2 năm 1848, trong vòng 10 tháng, ngôi vị người đứng đầu nhà nước trên thực tế (de facto) bị di chuyển qua các chức vụ khác nhau. Mãi đến ngày 20 tháng 12 năm 1848, thông qua bầu cử, Louis-Napoléon Bonaparte trở thành vị Tổng thống Pháp đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ 4 năm sau, Louis-Napoléon Bonaparte tự xưng Hoàng đế, lấy hiệu là Napoléon III, chấm dứt nền Đệ Nhị cộng hòa, bắt đầu cho Đệ Nhị Đế chế Pháp.

SốChân dungNguyên thủNhiệm kỳĐảng pháiGhi chú

Chủ tịch Chính phủ lâm thời

1 Jacques-Charles Dupont de l'Eure24 tháng 2, 1848 — 9 tháng 5, 1848

Chủ tịch Ủy ban Hành pháp

1 François Arago9 tháng 5, 1848 – 28 tháng 6, 1848

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

1 Louis-Eugène Cavaignac28 tháng 6, 1848 – 20 tháng 12, 1848

Tổng thống Cộng hòa

1 Louis-Napoléon Bonaparte20 tháng 12 năm 1848 — 2 tháng 12 năm 1852Hoàng đế cuối cùng

Chính phủ Vệ quốc

SốChân dungChủ tịchNhiệm kỳĐảng pháiGhi chú
1 Louis Jules Trochu4 tháng 9, 1870 – 13 tháng 2, 1871
2 Adolphe Thiers17 tháng 2, 1871 – 31 tháng 8, 1871Quân chủ ôn hòaChuyển đỗi thành chức vụ Tổng thống.

Đệ Tam Cộng hòa

SốChân dungTổng thốngNhiệm kỳĐảng pháiGhi chú
2 Adolphe Thiers31 tháng 8 năm 1871 — 24 tháng 5, 1873Quân chủ ôn hòaTừ chức
3 Patrice de Mac-Mahon24 tháng 5 năm 1873 — 30 tháng 1, 1879Quân chủTừ chức
4 Jules Grévy30 tháng 1, 1879 — 2 tháng 12, 1887Cộng hòaTừ chức
5 Marie François Sadi Carnot3 tháng 12, 1887 — 25 tháng 6, 1894Cộng hòa cánh tảBị ám sát
6 Jean Casimir-Perier27 tháng 6, 1894 — 16 tháng 1, 1895Cánh tảTừ chức
7 Félix Faure17 tháng 1, 1895 — 16 tháng 2, 1899Cộng hòaMất khi đương nhiệm
8 Émile Loubet18 tháng 2, 1899 — 18 tháng 2 năm 1906Cánh tả
9 Armand Fallières18 tháng 2 năm 1906 — 18 tháng 2 năm 1913Cánh tả
10 Raymond Poincaré18 tháng 2 năm 1913 — 18 tháng 2 năm 1920Liên minh dân chủ
11 Paul Deschanel18 tháng 2 năm 1920 — 21 tháng 9, 1920Cánh hữuTừ chức
12 Alexandre Millerand23 tháng 9, 1920 — 11 tháng 6, 1924Cộng hòa xã hộiTừ chức
13 Gaston Doumergue13 tháng 6, 1924 — 13 tháng 6 năm 1931Cánh tả cấp tiến
14 Paul Doumer13 tháng 6 năm 1931 — 7 tháng 5, 1932Cánh tả cấp tiếnBị ám sát
15 Albert Lebrun10 tháng 5, 1932 — 11 tháng 7, 1940Liên minh dân chủ

Chính phủ Vichy

SốChân dungQuốc trưởngNhiệm kỳĐảng pháiGhi chú
2 Philippe Pétain11 tháng 7, 1940 – 20 tháng 8, 1944

Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp

SốChân dungChủ tịchNhiệm kỳĐảng pháiGhi chú
1 Charles de Gaulle1 tháng 9, 1944 - 20 tháng 1, 1946
2 Félix Gouin26 tháng 1, 1946 - 12 tháng 6, 1946
3 Georges Bidault24 tháng 6, 1946 - 28 tháng 11, 1946
4 Léon Blum16 tháng 12, 1946 - 16 tháng 1, 1947

Đệ Tứ Cộng hòa

SốChân dungTổng thốngNhiệm kỳĐảng pháiGhi chú
16 Vincent Auriol16 tháng 1 năm 1947 — 16 tháng 1 năm 1954Công nhân quốc tế
17 René Coty16 tháng 1 năm 1954 — 8 tháng 1 năm 1959Độc lậpTừ chức

Đệ Ngũ Cộng hòa

SốChân dungTổng thốngNhiệm kỳĐảng pháiGhi chú
18 Charles de Gaulle8 tháng 1 năm 1959 — 28 tháng 4 năm 1969Liên minh cộng hòa mớiTừ chức
19 Georges Pompidou20 tháng 6 năm 1969 — 3 tháng 4 năm 1974Liên minh bảo vệ cộng hòaMất khi đương nhiệm
20 Valéry Giscard d'Estaing27 tháng 5 năm 1974 — 21 tháng 5 năm 1981Liên minh dân chủ Pháp
21 François Mitterrand21 tháng 5 năm 1981 — 17 tháng 5 năm 1995Đảng xã hội
22 Jacques Chirac17 tháng 5 năm 1995 — 16 tháng 5 năm 2007UMP
23 Nicolas Sarkozy16 tháng 5 năm 2007 — 15 tháng 5 năm 2012UMP
24 François Hollande15 tháng 5 năm 2012 — 14 tháng 5 năm 2017Đảng xã hội
25 Emmanuel Macron14 tháng 5 năm 2017 — nayTiến bước!

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài