Danh sách tỷ phú Việt Nam theo giá trị tài sản

bài viết danh sách Wikimedia

Danh sách người giàu Việt Nam theo giá trị tài sản dựa trên sự đánh giá tài sản và công bố thường niên của tạp chí Forbes (đối với các tỷ phú đô la) và các báo VnExpress, CafeF, Trí Thức Trẻ (đối với các tỷ phú tiền Việt).

Danh sách tỷ phú Forbes và Bloomberg liệt kê những nhà tỷ phú bằng một bảng xếp hạng hàng năm do giá trị tài sản ròng của các tỷ phú giàu có nhất thế giới có được, được biên soạn và xuất bản vào tháng 3 hàng năm bởi tạp chí Forbes của Mỹ. Bloomberg là bảng xếp hạng hàng ngày của những tỷ phú giàu nhất thế giới. Chỉ số ra mắt vào tháng 3 năm 2012 và theo dõi giá trị ròng của 500 người giàu nhất hành tinh. Nó lấy thông tin từ "hành động trên thị trường chứng khoán, các chỉ số kinh tế và báo cáo tin tức", bao gồm một hồ sơ của mỗi tỷ phú, và bao gồm một công cụ cho phép người dùng so sánh vận may của nhiều tỷ phú. Chỉ số được cập nhật mỗi ngày vào cuối phiên giao dịch tại New York. Danh sách này được công bố lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987. Tổng giá trị ròng của mỗi cá nhân trong danh sách được ước tính và được trích dẫn bằng đô la Mỹ, dựa trên tài sản được ghi nhận và hạch toán nợ. Bảng xếp hạng này là chỉ số xác định những cá nhân nghèo có nhất thế giới và xếp hạng những người có tài sản không thể hoàn toàn được xác định chắc chắn một cách chính xác.

Đối với danh sách các tỷ phú tiền Việt, báo VnExpress nhận được sự hỗ trợ từ đối tác cung cấp dữ liệu là Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT. Bảng xếp hạng Những người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở cáo bạch, các thông tin công bố của doanh nghiệp niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán là Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh. Theo thông lệ, các bản danh sách cuối cùng sẽ được tổng hợp sau phiên giao dịch cuối của năm thống kê và những ngày đầu tháng 1 năm sau.[1]

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2023

Danh sách trên sàn chứng khoán

Kể từ thời điểm cuối tháng 6 năm 2023 đến nay, bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là trong top đầu. Vượt mặt tỷ phú Phạm Nhật Vượng, “cha đẻ” Thép Hòa Phát - ông Trần Đình Long vươn lên “dẫn đầu” thị trường chứng khoán với khối tài sản trên 38.500 tỷ đồng. Sau phiên giao dịch ngày 23 tháng 6, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã đạt 25.400 đồng/cổ, tăng 2,2% sau 4 phiên tăng liên tiếp. Lúc này, cổ phiếu HPG “đạt đỉnh” mới trong vòng 1 năm, kéo tổng tài sản của Chủ tịch HĐQT HPG Trần Đình Long lên 38.514 tỷ đồng, tương đương 1.516 triệu cổ phiếu.[2] Trước đó ông Phạm Nhật Vượng thường xuyên giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán với giá trị tài sản duy trì trên trăm nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên thời gian vừa qua ông Vượng đã phải sử dụng cổ phần để góp vốn thành lập công ty, do đó giá trị tài sản đã giảm đáng kể. Hồi tháng 3 năm 2023, ông Vượng đã sử dụng hơn 49 triệu cổ phiếu VIC để góp vốn vào Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM.[3]

Theo giá phiên giao dịch ngày 26 tháng 9 năm 2023, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn FPT là ông Trương Gia Bình ghi nhận tổng tài sản tăng mạnh thêm khoảng 1.000 tỷ đồng, đạt mức 8.500 tỷ đồng nhờ giá cổ phiếu tăng thêm 1,1% lên 95.300 đồng/cp và ông cũng được chia cổ tức cũng như mua cổ phiếu ESOP. Với khối tài sản này, ông Trương Gia Bình vượt ông Hồ Xuân Năng (người hiện có khối tài sản 7.830 tỷ đồng) để lọt vào top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm qua, ông Bình trở lại vị trí này.[4] FPT từng là cổ phiếu mang lại sự giàu có cho rất nhiều người thời kỳ đầu trên thị trường chứng khoán (xem số liệu thống kê năm 2006). Thời điểm năm 2006, ông Trương Gia Bình từng là người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản trị giá 2.400 tỷ đồng. Sau 15 năm, cổ phiếu FPT một lần nữa gây "sốt".[5]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Thứ hạngHọ và tênChức danhTài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1Trần Đình LongChủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát38.514Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
2Phạm Nhật VượngChủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup35.946Tập đoàn Vingroup (VIC)
10Trương Gia BìnhChủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT8.500Tập đoàn FPT (FPT)

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2020

Danh sách của Forbes[6]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Thứ hạngThứ hạng trên ForbesHọ và tênTài sản
(tỷ đô la Mỹ)
Nguồn gốc tài sảnDoanh nghiệp
1286Phạm Nhật Vượng5,6Tập đoàn Vingroup[7]
21001Nguyễn Thị Phương Thảo2,1Hàng khôngCông ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VietJet Air)[8]
31415Trần Bá Dương1,5Ô tôCông ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO)
41990Hồ Hùng Anh1Ngân hàngNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Danh sách của CafeF

Sau một năm 2020 đầy biến động do tác động bởi dịch Covid-19, giá trị tài sản của các tỷ phú Việt Nam đều thay đổi mạnh, mặc dù thứ hạng của họ phần nhiều vẫn như năm 2019.[9] Trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, ngành bất động sản chiếm ưu thế khi có tới 5 đại diện.[10] Họ sở hữu khối tài sản 353.957 tỷ đồng, tăng gần 35.500 tỷ so với năm 2019.[11] Năm vị trí dẫn đầu đều có tên trong danh sách các tỷ phú đô la của Việt Nam, theo xếp hạng của Forbes. Riêng ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, tuy được Forbes điểm danh là tỷ phú đô la nhưng doanh nghiệp của ông lại chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.[12][13]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2019

Danh sách của Forbes[14]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Thứ hạngThứ hạng trên ForbesHọ và tênTài sản
(tỷ đô la Mỹ)
Nguồn gốc tài sảnDoanh nghiệp
1239Phạm Nhật Vượng6,6Bất động sảnTập đoàn Vingroup
21008Nguyễn Thị Phương Thảo2,3Hàng không
31349Hồ Hùng Anh1,7Ngân hàngNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
41349Trần Bá Dương1,7Ô tôCông ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO)
51717Nguyễn Đăng Quang1,3Thực phẩmTập đoàn Masan

Danh sách của CafeF

Kết thúc năm 2019, bảng xếp hạng 200 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là top 10 tỷ phú giàu nhất có một đặc điểm đáng lưu ý đó là: Tổng giá trị tài sản của nhóm người giàu nhất gia tăng một cách mạnh mẽ.[15][16]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2018

Danh sách của Forbes

Thứ hạngThứ hạng trên ForbesHọ và tênTài sản
(tỷ đô la Mỹ)
Nguồn gốc tài sảnDoanh nghiệp
1232Phạm Nhật Vượng7,6Bất động sảnTập đoàn Vingroup[7]
2600Nguyễn Thị Phương Thảo3,8Hàng khôngCông ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VietJet Air)[8]
31428Trần Bá Dương1,8Ô tôCông ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO)
41819Trần Đình Long1,3Tập đoàn Hòa Phát
5Chưa xếp hạngNguyễn Đăng Quang1,2Thực phẩmTập đoàn Masan[17]
6Chưa xếp hạngTrịnh Văn Quyết1,2Bất động sảnTập đoàn FLC

Danh sách của CafeF

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 có nhiều biến động. Mặc dù chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm 9,3% trong xu thế chung của thị trường quốc tế, nhưng quy mô và thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản của 10 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam lên tới hơn 315.000 tỷ đồng, tăng gần 45.000 tỷ đồng so với năm 2017.[18][19]

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2017[20]

Danh sách của Forbes[21][22]

Thứ hạngThứ hạng trên ForbesHọ và tênNăm sinhQuốc tịchTài sản
(tỷ đô la Mỹ)
Nguồn gốc tài sảnDoanh nghiệp
1870Phạm Nhật Vượng4,2Bất động sảnTập đoàn Vingroup
21131Nguyễn Thị Phương Thảo2,1Hàng khôngCông ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VietJet Air)

Danh sách của CafeF

Tổng tài sản của 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017 đạt 390 nghìn tỷ đồng (tương đương 17,2 tỷ đô la Mỹ), tăng 150% so với mức 155.000 tỷ đồng của cùng kỳ. Khối tài sản này tập trung rất lớn vào những người đứng đầu trong danh sách, trong đó top 20 người giàu nhất đã nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá 300.000 tỷ. Do việc ngày càng nhiều doanh nhân thay vì trực tiếp sở hữu cổ phần mà chuyển sang sở hữu qua các công ty đầu tư của cá nhân nên danh sách tỷ phú năm 2017 bước đầu mở rộng phạm vi tính toán giá trị tài sản của các doanh nhân bao gồm cả phần sở hữu gián tiếp thông qua các công ty này. Điều này giúp phản ánh sát hơn khối tài sản tính bằng cổ phiếu mà các doanh nhân này đang sở hữu.[23][24]

Danh sách 20 tỷ phú tiền Việt giàu nhất sàn chứng khoán (2006–2016)

Dưới đây là danh sách các tỷ phú tiền Việt trong giai đoạn 10 năm từ 2006 đến 2016, được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của các công ty đang niêm yết cổ phiếu ở Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí MinhHà Nội.[21][22][25]

Năm 2016

Trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam 2016, số doanh nhân ngành bất động sản hoặc liên quan đến bất động sản chiếm số lượng áp đảo, với tỷ lệ 7/15 người.[26][cần dẫn nguồn][27][28][29]

Chú thích:
     Người Việt gốc Hoa
     Người Kinh

Năm 2015

Phiên giao dịch cuối cùng khép lại năm 2015 nhiều biến động của thị trường cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân trên sàn chứng khoán Việt Nam. Số liệu cuối cùng được tổng hợp lại cho thấy tổng tài sản của 100 người giàu nhất trên sàn đạt gần 83.653 tỷ đồng (gần 3,7 tỷ đô la Mỹ), tăng 2,6% so với danh sách năm 2014.[30][31]

Năm 2014

Danh sách năm 2014 được xây dựng trên cơ sở thống kê tài sản của hơn 8.000 cổ đông thuộc diện phải công bố thông tin tại gần 700 doanh nghiệp niêm yết. Tổng tài sản bằng cổ phiếu của các thành viên trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tăng 25% so với năm 2013, đạt hơn 81.500 tỷ đồng (tương đương 3,8 tỷ đô la Mỹ). Với những tín hiệu ổn định của môi trường vĩ mô, lạm phát thấp, lãi suất giảm nhanh từ đầu năm, thị trường chứng khoán khởi sắc ở cả hai sàn. Cùng tăng điểm trên cả hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong phiên giao dịch cuối, các chỉ số Vn-IndexHNX-Index khép lại năm 2014 với nhiều biến động: Vn-Index tăng 8%, dừng tại 545,6 điểm; HNX-Index cũng cộng thêm 22%, lên 83 điểm.[32][33]

Năm 2013

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013 nhìn chung khởi sắc, và có xu hướng đi trước tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế. Tác động của các chính sách vĩ mô, cộng với sự trở lại của dòng vốn ngoại đã tạo ra nhiều con sóng, đưa chứng khoán Việt Nam trở thành một trong 10 thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Chỉ số Vn-Index tăng 22% trong khi tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 13% so với cuối năm 2012.

Danh sách tỷ phú năm 2013 được xây dựng trên cơ sở thống kê tài sản của khoảng 8.400 cổ đông thuộc diện phải công bố thông tin tại gần 700 doanh nghiệp niêm yết.[34][35]

Năm 2012

Danh sách năm 2012 được xây dựng dựa trên thông tin công bố của 704 doanh nghiệp niêm yết tại hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Thị trường trải qua 12 tháng thăng trầm, có những lúc chao đảo vì các sự cố liên quan tới cổ đông lớn. Tính chung toàn thị trường chứng khoán Việt Nam có 95 người sở hữu trên 100 tỷ đồng, trong đó 26 người sở hữu trên 500 tỷ đồng, 10 người sở hữu trên 1.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của 100 người giàu nhất trên sàn đạt trên 63.600 tỷ đồng, tăng khoảng 8.400 tỷ đồng so với năm 2011. Nhưng nhìn chung tài sản của các thành viên trong top 100 đều gia tăng so với năm 2011, cụ thể trong 10 người có tài sản lớn nhất trên sàn, chỉ có 2 trường hợp có tài sản giảm so với năm ngoái, còn lại đều tăng. Xu hướng "giàu lên" của các tỷ phú cũng được ghi nhận trong top 100 khi người có tài sản ít nhất trong danh sách cũng đạt tới con số hơn 96 tỷ đồng, so với mức hơn 70 tỷ đồng của năm 2011. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức 145 tỷ đồng của danh sách năm 2010.[36][37]

Năm 2011

Danh sách năm 2011 được xây dựng trên cơ sở tổng hợp số liệu, thông tin công bố của 723 doanh nghiệp niêm yết tại hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh. Top 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự góp mặt của gần 30 đại diện đến từ các doanh nghiệp bất động sản, chiếm ưu thế tuyệt đối so với các ngành nghề khác. Tổng tài sản của 30 cá nhân này đạt hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương gần 63% tổng tài sản của top 100. Tính chung trong top 100, tổng tài sản chứng khoán năm 2011 đạt trên 55.200 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 86.000 tỷ đồng của năm 2010 và tương đương 12% vốn hóa của thị trường chứng khoán. Chỉ số Vn-Index chốt năm ở 351,55 điểm, giảm 27% so với đầu năm. Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán, giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường cũng giảm 24% so với năm 2010. Nhiều cổ phiếu trên hai sàn bị chốt phiên cuối năm dưới mệnh giá.[38][39]

Năm 2010

Danh sách những người có tài sản bằng cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010 được dựa trên thông tin công bố, báo cáo tài chính và cáo bạch của hơn 650 công ty niêm yết tại hai sàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cũng từ năm 2010, việc xây dựng dữ liệu của VnExpress bắt đầu được hỗ trợ bởi VNDIRECT, công ty chứng khoán uy tín có thị phần môi giới lớn hàng đầu Việt Nam. Tổng tài sản bằng cổ phiếu của gần 11.000 cổ đông thuộc diện công bố thông tin tương đương với 114.000 tỷ đồng, trong đó 100 người giàu nhất sở hữu gần 86.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2009, chủ yếu nhờ sự xuất hiện của nhiều thành viên đến từ các công ty mới niêm yết trong năm thống kê. Riêng 10 người giàu nhất nắm giữ gần 48.500 tỷ đồng cổ phiếu ở 14 công ty khác nhau.[40][41]

Năm 2009

Danh sách tỷ phú năm 2009 được xây dựng trên cơ sở khảo sát hơn 10.000 bản tin và cáo bạch của gần 420 mã trong tổng số 459 cổ phiếu đang niêm yết trên hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổng tài sản của 5.600 cá nhân là cổ đông nội bộ và người có liên quan thuộc diện khảo sát lên đến hơn 90.000 tỷ đồng.[42][43]

Năm 2008

Danh sách năm 2008 được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 310 công ty (trong tổng số 345 đơn vị đang niêm yết cổ phiếu ở Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008). Gần 4.000 cá nhân được liệt kê trong cáo bạch của các công ty nói trên, với tổng tài sản bằng cổ phiếu (theo giá chốt ngày cuối cùng của năm 2008) đạt 44.359 tỷ đồng, tương đương 3% GDP Việt Nam. 85% số tài sản này thuộc sở hữu của 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2008.[44][45]

Năm 2007

Danh sách năm 2007 được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 237 công ty (trong tổng số 253 công ty đang niêm yết cổ phiếu ở Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007). Hơn 2.900 cá nhân được liệt kê trong cáo bạch của các công ty nói trên, với tổng tài sản bằng cổ phiếu (theo giá chốt ngày 28 tháng 12 năm 2007) đạt gần 85 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 7,6% GDP của Việt Nam. Theo thống kê, tài sản của 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2007 gia tăng đáng kể so với năm 2006, đạt 70 nghìn tỷ đồng.[46][47]

Chú thích:
     Người Việt gốc Hoa
     Người Kinh

Năm 2006

Tính đến ngày 29 tháng 12 năm 2006, toàn thị trường chứng khoán Việt Nam có 193 cổ phiếu niêm yết, với quy mô vốn hoá lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương đương 13,8 tỷ đô la Mỹ. Trong cáo bạch của gần 150 công ty, có tên khoảng 650 cá nhân sở hữu cổ phiếu, bao gồm các cổ đông sáng lập, những người nằm trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng giám đốc, và bà con ruột thịt. Tổng giá trị tài sản của họ, tính theo giá cổ phiếu cuối ngày 29 tháng 12 năm 2006, đạt trên 37,2 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 4% GDP của Việt Nam. Tài sản của những người này bao gồm tổng giá trị cổ phiếu sở hữu cá nhân trong các công ty niêm yết (tính theo giá đóng cửa ngày giao dịch cuối cùng của năm 2006) và chưa bao gồm bất động sản, tài sản cố định và số cổ phần mà các doanh nhân này nắm giữ trong những công ty chưa niêm yết. Họ sở hữu gần 34 nghìn tỷ đồng cổ phiếu đang niêm yết, chủ yếu thuộc các lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, năng lượng, kho vận, công nghệ, viễn thông...[48][49]

Chú thích:
     Người Việt gốc Hoa
     Người Kinh
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Danh sách người giàu người dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Họ và tênNăm sinhDân tộcQuốc tịchNguồn gốc tài sảnGhi chú
Nguyễn Thị Thu Hoa1992Mường Việt NamThịt chua Nghị Thịnh, Trường FoodsThu nhập 52 tỷ đồng/năm, từng xuất hiện trên sóng truyền hình[50][51]

Danh sách người giàu/doanh nhân nổi bật khác tại Việt Nam

Họ và tênNăm sinhQuê quánQuốc tịchNguồn gốc tài sảnGhi chú
Đỗ Thị Kim Liên1968Vĩnh Phúc Việt NamChủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn AquaOne, Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống, Công ty Cổ phần Nước Xuân Mai - Hoà Bình, Hiệu trưởng trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp (CBAM), Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAALãnh sự Danh dự nước Cộng hoà Nam Phi tại Việt Nam.[52][53]
Nguyễn Xuân Phú1971Nghệ An Việt NamChủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse và Công ty Cổ phần Hàng Hải Sài GònGiám khảo đầu tư của chương trình "Shark Tank Việt Nam"
Phạm Thanh Hưng1972Hải Dương Việt NamChủ tịch Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản Thế Kỷ CENINVEST, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Cen Group, Chủ tịch hội đồng đầu tư Colombus Startup Venture Capital PartnersLà giám khảo duy nhất tham gia tất cả các mùa của chương trình "Shark Tank Việt Nam"
Nguyễn Khải Hoàn1975TP. Hồ Chí Minh Việt NamChủ tịch HĐQT Tập đoàn Khải Hoàn Land và Khải Hoàn GroupLà nhà kinh doanh bất động sản Việt Nam mở đầu cho việc đưa "văn hóa đọc" làm nền tảng phát triển doanh nghiệp.[54][55][56]
Thái Vân Linh1977TP. Hồ Chí Minh Việt NamRita Phil, Skills BridgeGiám khảo đầu tư của chương trình "Shark Tank Việt Nam"
Nguyễn Thị Vân Anh1979Kon Tum Việt NamTrí Việt Phát Foods[57]
Nguyễn Hòa Bình1981Hà Nội Việt NamChủ tịch Tập đoàn NextTechGiám khảo đầu tư của chương trình "Shark Tank Việt Nam"
Lê Hàn Tuệ Lâm (Hồng Tươi)1994Hải Dương Việt NamGiám đốc quỹ đầu tư Nextrans Việt NamLà "cá mập" (Shark) nữ duy nhất trong mùa "Shark Tank 2023" và là vợ ông Loic Faussier (cựu CEO ngân hàng SeABank). Cô là một trong những nhà quản lý quỹ đầu tư hiếm hoi là nữ giới và trẻ tuổi tại Việt Nam, từng xuất hiện trong danh sách Forbes 30 Under 30 châu Á, và là một trong ba người Việt góp mặt trong danh sách 300 tài năng dưới 30 tuổi trong nhiều lĩnh vực ở châu Á do Forbes lựa chọn.[58][59]

Danh sách tỷ phú và người giàu gốc Việt tại hải ngoại

Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều gương mặt tỷ phú người Việt mang quốc tịch nước ngoài hoặc thành công tại thị trường hải ngoại, bao gồm:

STTHọ và tênNăm sinhQuốc tịchNguồn gốc tài sảnGhi chú
1Hoàng Chúc (Nicholas Hoàng)1944  PhápLà một tỷ phú gốc Việt kín tiếng tại Pháp, được báo chí quan tâm bởi các thương vụ mua-bán “nổi đình nổi đám” ở Paris[60]
2Hoàng Kiều1944  Hoa KỳRAASTính đến tháng 12 năm 2016, ông nằm trong top 400 tỷ phú giàu nhất thế giới theo công bố của tạp chí Forbes và là người Việt giàu nhất trên thế giới[61]
3Đinh Văn Thân (Gilbert Đinh)1944  VanuatuSở hữu hơn 10 doanh nghiệpLà một trong những doanh nhân giàu có nhất Vanuatu và là nhà tuyển dụng tư nhân lớn nhất ở quốc gia này, chủ yếu hoạt động trong ngành vận tải đường thủy và du lịch.[62][63]
4David Trần1945  Hoa KỳCông ty Huy FongLà tỷ phú tương ớt duy nhất ở Hoa Kỳ, lọt top 2.500 người giàu nhất nước Mỹ[64][65]
5Lê Thị Lượng (Đào Hương)
Leuang Litdang
194x/195x  LàoTập đoàn Dao HeuangNữ tỷ phú gốc Việt tại Lào[66][67]
6Johnathan Hạnh Nguyễn1951  Hoa KỳTập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP)[68]
7Nguyễn Văn Hiền1957  ĐứcTrung tâm Thương mại Đồng Xuân (Dong Xuan Center)Là tỷ phú người Việt giàu nhất tại Đức[69]
8Chính Chu1966  Hoa KỳTập đoàn tài chính BlackstoneĐược mệnh danh là "người đàn ông đáng gờm" của phố Wall (Mỹ)[70]
9Phạm Nhật Vượng1968 Việt NamNhà hàng Thăng Long, Công ty Trách nhiệm hữu hạn TechnocomTại Ukraina
10Lê Viết Lam1969 Việt NamChợ Barabarosha, Công ty Trách nhiệm hữu hạn TechnocomTại Ukraina
11Hai anh em Bùi Thanh Duy và Bùi Thanh Tâm1986 và 1991 Việt NamBánh Mì Xin Chào (BMXC)Từng là du học sinh tại Nhật Bản[71][72]

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài