Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2005

Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2005 là phiên bản thứ hai của Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ, và là lần đầu tiên sau sự hợp nhất giữa Cúp liên lục địa và Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ (phiên bản đầu tiên đã được tổ chức vào năm 2000).Giải đấu được tổ chức tại Nhật Bản từ ngày 11 ngày 18 tháng 12 năm 2005. Giải được công ty ô tô Toyota tài trợ nên có tên FIFA Club World Championship Toyota Cup.

Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2005
FIFA Club World Championship Toyota Cup Japan 2005
FIFAクラブワールドチャンピオンシップトヨタカップジャパン2005
Tập tin:2005 FIFA Club World Championship.svg
FIFA CWCTC 2005 official logo
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàNhật Bản
Thời gian11–18 tháng 12
Số đội6 (từ 6 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu3 (tại 3 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địchBrasil São Paulo (lần thứ 1)
Á quânAnh Liverpool
Hạng baCosta Rica Saprissa
Hạng tưẢ Rập Xê Út Al-Ittihad
Thống kê giải đấu
Số trận đấu7
Số bàn thắng19 (2,71 bàn/trận)
Số khán giả261.456 (37.351 khán giả/trận)
Vua phá lướiBrasil Amoroso
Ả Rập Xê Út Mohammed Noor
Anh Peter Crouch
Costa Rica Álvaro Saborío
(mỗi người 2 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Brasil Rogério Ceni
Đội đoạt giải
phong cách
Anh Liverpool
2001
2006

Câu lạc bộ São Paulo của Brazil đã đoạt chức vô địch sau khi đánh bại đại diện của nước Anh Liverpool 1–0 trong trận chung kết. Đây là lần thứ 3 vô địch thế giới của họ (2 lần trước là vô địch cúp Liên lục địa (Intercontinental Cup) các năm 19921993).

Quyết định hợp nhất Cúp liên lục địa và FIFA Club World Championship

Giải đấu năm 2005 được tạo ra sau sự hợp nhất của Cúp liên lục địaFIFA Club World Championship trước đó. Giải đấu trước đó đã được tổ chức thường niên giữa các nhà vô địch của Châu Âu và Nam Mỹ kể từ năm 1960; sau này chỉ trải qua một giải đấu, Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2000. Giải đấu năm 2001 đã bị hủy bỏ khi đối tác truyền thông ISL của FIFA bị phá sản. Để kỷ niệm cho sự hợp nhất này, một chiếc cúp mới đã được FIFA giới thiệu.

Giải đấu mới có quy mô nhỏ hơn FIFA Club World Championship trước đó, diễn ra trong hai tuần, dựa trên thể thức của Cúp Liên lục địa. Sáu câu lạc bộ được mời tham dự giải đấu, với mỗi đội từ một liên đoàn khu vực. Tên của giải đấu, vốn là sự kết hợp đơn giản giữa tên của hai giải đấu hợp nhất trước đó, rõ ràng là quá dài, và được giảm bớt vào năm sau, trở thành FIFA Club World Cup.

Thể thức

Giải đấu áp dụng thể thức đấu loại trực tiếp nên mỗi đội đá từ hai đến ba trận đấu. Bốn đội vô địch từ bốn liên đoàn "yếu hơn" lọt vào vòng tứ kết; hai đội thua tham dự trận tranh hạng năm. Hai đội thắng sẽ cùng các đội vô địch châu Âu và Nam Mỹ lọt vào vòng bán kết; hai đội thua tham dự trận tranh hạng ba.

Các trận đấu diễn ra tại Sân vận động Quốc gia, Sân vận động Toyota tại Toyota, Aichi, gần NagoyaSân vận động Quốc tế tại Yokohama, nơi diễn ra trận chung kết. Vì mục đích tiếp thị, nó còn có tên là FIFA Club World Championship Toyota Cup.

Các đội tham dự

Các đội tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2005
ĐộiLiên đoànTư cách tham dự
Bán kết
LiverpoolUEFAVô địch UEFA Champions League 2004–05
São PauloCONMEBOLVô địch Copa Libertadores 2005
Tứ kết
Al AhlyCAFVô địch CAF Champions League 2005
Al-IttihadAFCVô địch AFC Champions League 2005
SaprissaCONCACAFVô địch CONCACAF Champions' Cup 2005
Sydney FCOFCVô địch Oceania Club Championship 2004–05

Địa điểm

Tokyo, Yokohama và Toyota là ba địa điểm phục vụ cho FIFA Club World Cup 2005.

YokohamaTokyoToyota
Sân vận động Quốc tế YokohamaSân vận động Quốc giaSân vận động Toyota
35°30′36,16″B 139°36′22,49″Đ / 35,5°B 139,6°Đ / 35.50000; 139.60000 (International Stadium Yokohama)35°40′41″B 139°42′53″Đ / 35,67806°B 139,71472°Đ / 35.67806; 139.71472 (National Olympic Stadium)35°05′4,02″B 137°10′14,02″Đ / 35,08333°B 137,16667°Đ / 35.08333; 137.16667 (Toyota Stadium)
Sức chứa: 72.327Sức chứa: 57.363Sức chứa: 45.000
Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2005 (Nhật Bản)

Các trận đấu

Tứ kết

Al-Ittihad 1–0 Al-Ahly
Noor  78'Chi tiết
Khán giả: 28,281
Trọng tài: Graham Poll (Anh)

Sydney FC 0–1 Saprissa
Chi tiếtBolaños  47'
Khán giả: 28,538
Trọng tài: Toru Kamikawa (Nhật Bản)

Bán kết

Al-Ittihad 2–3 São Paulo
Noor  33'
Al-Montashari  68'
Chi tiếtAmoroso  16'47'
Rogério  57' (ph.đ.)
Khán giả: 31,510
Trọng tài: Alain Sars (Pháp)

Saprissa 0–3 Liverpool
Chi tiếtCrouch  2'58'
Gerrard  32'
Khán giả: 43,902
Trọng tài: Carlos Chandia (Chile)

Tranh hạng 5

Al-Ahly 1–2 Sydney FC
Moteab  45'Chi tiếtYorke  35'
Carney  66'
Khán giả: 15,951
Trọng tài: Toru Kamikawa (Nhật Bản)

Tranh hạng 3

Al-Ittihad 2–3 Saprissa
Kallon  28'
Job  53' (ph.đ.)
Chi tiếtSaborío  13'85' (ph.đ.)
Rónald  89'
Khán giả: 46,453
Trọng tài: Mohamed Guezzaz (Ma Rốc)

Chung kết

São Paulo 1–0 Liverpool
Mineiro  27'Chi tiết
Khán giả: 66,821
Trọng tài: Benito Archundia (Mexico)

Các cầu thủ ghi bàn hàng đầu

Đã có 19 bàn thắng ghi được trong 7 trận đấu, trung bình 2.71 bàn thắng mỗi trận đấu.


Tournament round-up

Bảng xếp hạng

Xếp hạngĐộiLiên đoànSTTHBBTBBHS
1 São PauloCONMEBOL220042+2
2 LiverpoolUEFA210131+2
3 SaprissaCONCACAF320145−1
4 Al-IttihadAFC310256−1
5 Sydney FCOFC2101220
6 Al AhlyCAF200213−2

Đón nhận

Giải đấu được đón nhận khá nồng nhiệt, mặc dù một số nhà bình luận đã nói rằng, ngoại trừ São Paulo và Liverpool, chất lượng giải đấu khá kém, dẫn đến ý kiến rằng có lẽ tốt hơn nên giữ lại thể thức hai khu vực châu Âu/Nam Mỹ.[1]

Giải thưởng

Quả bóng Vàng Adidas
Giải thưởng Toyota
Quả bóng Bạc AdidasQuả bóng Đồng Adidas
Rogério Ceni
(São Paulo)
Steven Gerrard
(Liverpool)
Christian Bolaños
(Saprissa)
Đội đoạt giải phong cách
Liverpool

Tham khảo

Liên kết ngoài