Golf tại Thế vận hội Mùa hè 2016

Môn golf tại Thế vận hội Mùa hè 2016Rio de Janeiro, Brasil, được tổ chức vào tháng 8 tại sân golf Olympic mới (tiếng Bồ Đào Nha: Campo Olímpico de Golfe) trong khu dự trữ thiên nhiên Reserva de Marapendi nằm tại Barra da Tijuca.

Golf
tại Thế vận hội lần thứ XXXI
Địa điểmSân golf Olympic, Reserva de Marapendi, Barra da Tijuca, Rio de Janeiro, Brasil
Thời gian11–14 tháng 8 (nam)
17–20 tháng 8 (nữ)
Số VĐV60 nam, 60 nữ từ 41 quốc gia
← 1904
2020 →

Golf có lần đầu tiên trở lại với Thế vận hội kể từ năm 1904 sau Đại hội thứ 121 của IOC.[1] Bộ môn golf bao gồm hai nội dung cá nhân dành cho nam và nữ.

Thể thức

120 (60 nam và 60 nữ) đấu thủ sẽ thi đấu một giải đấu cá nhân đánh 72 lỗ tính số gậy (tức bốn vòng 18 lỗ) theo luật lệ golf chính thức. Trong trường hợp top ba vị trí đầu có vận động viên bằng điểm thì việc phân định thứ hạng sẽ được quyết định bởi loạt play-off ba hố.[2]

Thẻ ghi điểm

Hệ mét
Sân golf Olympic[3]
TeeRating/Slope123456789Out101112131415161718InTổng
Gậy chuẩn544353434355444344353671
Nam552444321175500179451157337311653944647043820937727712252234006516
Nữ490398294142451162374141296274848138439337317434224111046529635711
Hệ yard
Sân golf Olympic[4]
TeeRating/Slope123456789Out101112131415161718InTổng
Gậy chuẩn544353434355444344353671
Nam604486351191547196493172369340959048851447922941230313357137197128
Nữ536435321155493177409154324300452642043040819037426412050932416245

Lịch thi đấu

Giải đấu của nam tổ chức từ 11 tới 14 tháng 8 còn của nữ là từ 17 tới 20 tháng 8.[5]

Vòng loại

Vòng đấu loại của môn golf dựa trên xếp hạng thế giới tính đến 11 tháng 7 năm 2016, trong đó có tổng cộng 60 vận động viên được giành quyền tới đại hội ở mỗi nội dung của nam và nữ.[6] Top 15 vận động viên đầu tiên sẽ vượt qua vòng loại, tuy nhiên một quốc gia chỉ có tối đa bốn tay golf giành suất theo phương thức này.[7][8] Các tấm vé còn lại sẽ được trao cho các tay golf có thứ hạng cao nhất của các nước chưa có đủ hai tay golf.[9] IGF cũng đảm bảo phải có ít nhất một vận động viên đến từ nước chủ nhà và mỗi khu vực địa lý (châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu, và châu Đại Dương).[8][10]

Nhiều vận động viên từ chối tham dự Thế vận hội, chủ yếu là lo ngại về đợt bùng phát virus Zika hoặc do vướng vào lịch thi đấu của họ, trong khi nhiều vận động viên khác không được Ủy ban Olympic quốc gia của họ lựa chọn. Các golf thủ nam rút lui lớn hơn nhiều so với số của nữ. Nhiều người cho rằng các vận động viên nữ cần Thế vận hội hơn vì đây là cơ hội để các họ thể hiện mình tới nhiều khán giả hơn.[11] Các golf thủ bỏ cuộc (trong ngoặc là thứ hạng của họ vào ngày xác định suất loại) bao gồm:

  • Nam: Jason Day (1), Dustin Johnson (2), Jordan Spieth (3), Rory McIlroy (4), Adam Scott (8), Branden Grace (10), Louis Oosthuizen (14), Matsuyama Hideki (17), Charl Schwartzel (21), Shane Lowry (27), Kim Kyung-tae (41), Marc Leishman (45), Francesco Molinari (56), Tanihara Hideto (69), Graeme McDowell (74), Victor Dubuisson (78), Matt Jones (84), Vijay Singh (116), Camilo Villegas (314), Angelo Que (320), Brendon de Jonge (329)[12]
  • Nữ: Lee-Anne Pace (39), Christel Boeljon (121), Anne van Dam (366), Dewi Schreefel (406), Cathryn Bristow (446), Dottie Ardina (509)

Cả các tay golf nam lẫn nữ đều nhắc tới virus Zika là nguyên nhân rút lui. Virus này có thể sống lâu hơn trong tinh dịch hơn là trong máu, có thể lây sang người bạn tình của một người nam lên tới sáu tháng hoặc lâu hơn sau khi nhiễm, hoặc thậm chí có thể gây dị tật bẩm sinh cho con cái. Các lý do khác cũng được đưa ra.

Các đoàn tham dự

Số tay golf nam tới từ mỗi quốc gia dự Thế vận hội 2016
  Bốn
  Hai
  Một
  Không có
Số tay golf nữ tới từ mỗi quốc gia dự Thế vận hội 2016
  Bốn
  Ba
  Hai
  Một
  Không có
Quốc giaNamNữTổng
 Anh Quốc224
 Áo112
 Argentina22
 Ấn Độ213
 Bangladesh11
 Bỉ213
 Bồ Đào Nha22
 Brasil123
 Canada224
 Chile11
 Colombia11
 Cộng hòa Séc11
 Đan Mạch224
 Đức224
 Hà Lan11
 Hàn Quốc246
 Hoa Kỳ437
 Hồng Kông11
 Ireland224
 Israel11
 Malaysia224
 Maroc11
 México123
 Na Uy123
 Nam Phi224
 New Zealand213
 Nga11
 Nhật Bản224
 Paraguay112
 Pháp224
 Phần Lan224
 Philippines11
 Tây Ban Nha224
 Thái Lan224
 Thụy Điển224
 Thụy Sĩ22
 Úc224
 Venezuela11
 Ý224

Nội dung

Bảng huy chương

1  Anh Quốc1001
 Hàn Quốc1001
2  New Zealand0101
 Thụy Điển0101
3  Trung Quốc0011
 Hoa Kỳ0011
Tổng2226

Vận động viên đoạt huy chương

Nội dungVàngBạcĐồng
Cá nhân nam
chi tiết
Justin Rose
 Anh Quốc
Henrik Stenson
 Thụy Điển
Matt Kuchar
 Hoa Kỳ
Cá nhân nữ
chi tiết
Park In-bee
 Hàn Quốc
Lydia Ko
 New Zealand
Phùng San San
 Trung Quốc

Tham khảo

Liên kết ngoài