I-164 (tàu ngầm Nhật)

I-64 là một tàu ngầm tuần dương Lớp Kaidai thuộc phân lớp Kaidai IV nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1930. Nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, hỗ trợ cho Chiến dịch Malaya cũng như tuần tra trong Ấn Độ Dương cho đến khi bị tàu ngầm Hoa Kỳ USS Triton đánh chìm vào tháng 5, 1942 trong lúc được phái đi tham gia trận Midway. Con tàu được đổi tên thành I-164 trước khi được chính thức công nhận đã bị mất trong chiến đấu.

Tàu ngầm I-64 đang chạy thử máy ngoài khơi Kure, ngày 30 tháng 8 năm 1930
Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọiI-64
Xưởng đóng tàuXưởng vũ khí Hải quân Kure, Kure
Đặt lườn28 tháng 3, 1927
Hạ thủy5 tháng 10, 1929
Hoàn thành30 tháng 8, 1930
Nhập biên chế30 tháng 8, 1930
Xuất biên chế15 tháng 11, 1939
Tái biên chế15 tháng 11, 1940
Số phậnBị tàu ngầm USS Triton (SS-201) đánh chìm, 17 tháng 5, 1942
Đổi tênI-164, 20 tháng 5, 1942
Xóa đăng bạ10 tháng 7, 1942
Đặc điểm khái quát
Lớp tàutàu ngầm lớp Kaidai (Kiểu IV)
Trọng tải choán nước
  • 1.635 tấn Anh (1.661 t) (nổi)
  • 2.300 tấn Anh (2.337 t) (ngầm)
Chiều dài97,7 m (320 ft 6 in)
Sườn ngang7,8 m (25 ft 7 in)
Mớn nước4,83 m (15 ft 10 in)
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 10.800 nmi (20.000 km) ở tốc độ 10 kn (19 km/h; 12 mph) (nổi)
  • 60 nmi (110 km) ở tốc độ 3 kn (5,6 km/h; 3,5 mph) (ngầm)
Tầm hoạt động230 tấn nhiên liệu
Độ sâu thử nghiệm60 m (200 ft)
Thủy thủ đoàn tối đa58 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí
  • 6 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 in) (4 trước mũi & 2 phía đuôi)
  • 14 × ngư lôi 533 mm (21 in) Kiểu 89
  • 1 x hải pháo 12 cm Kiểu năm thứ 11
  • 1 × súng máy 7,7 mm

Thiết kế và chế tạo

Thiết kế

Phân lớp tàu ngầm Kaidai IV là phiên bản thu nhỏ của phân lớp Kaidai IIIA dẫn trước, chỉ trang bị bốn ống phóng ngư lôi trước mũi. Chúng có trọng lượng choán nước 1.635 tấn Anh (1.661 t) khi nổi và 2.300 tấn Anh (2.337 t) khi lặn, lườn tàu có chiều dài 97,7 m (320 ft 6 in), mạn tàu rộng 7,8 m (25 ft 7 in) và mớn nước sâu 4,83 m (15 ft 10 in). Con tàu có thể lặn sâu 60 m (197 ft) và có một thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 58 sĩ quan và thủy thủ.[1]

Chiếc tàu ngầm trang bị hai động cơ diesel 3.400 mã lực phanh (2.535 kW), mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện 900 mã lực (671 kW). Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph) khi nổi và 8,5 hải lý trên giờ (15,7 km/h; 9,8 mph) khi lặn. Khi Kaidai IV di chuyển trên mặt nước nó đạt tầm xa hoạt động 10.800 hải lý (20.000 km; 12.400 mi) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h; 12 mph), và có thể lặn xa 60 nmi (110 km; 69 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph).[1]

Lớp Kaidai IV có tổng cộng sáu ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21,0 in), gồm bốn ống trước mũi và hai ống phía đuôi, và mang theo tổng cộng 14 quả ngư lôi. Chúng cũng trang bị một 120 mm (4,7 in)/45 caliber trên boong tàu cùng một súng máy 7,7 mm.[1]

Chế tạo

I-64 được đặt lườn tại Xưởng vũ khí Hải quân Kure tại Kure vào ngày 28 tháng 3, 1927 và hạ thủy vào ngày 5 tháng 10, 1929.[2] Con tàu hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 30 tháng 8, 1930.[2]

Lịch sử hoạt động

1930 – 1940

Vào ngày nhập biên chế, I-64 được điều về Quân khu Hải quân Sasebo,[2][3] và được phân về Đội tàu ngầm 29, đơn vị nó phục vụ cho đến năm 1942 cùng các tàu chị em I-61I-62.[3][4] Đội tàu ngầm 29 được bố trí về Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, thuộc thành phần Hạm đội Liên hợp, vào ngày 1 tháng 12, 1930.[3] Đội tàu ngầm 29 được chuyển sang Đội phòng vệ Sasebo trực thuộc Quân khu Hải quân Sasebo vào ngày 10 tháng 11, 1932,[3] rồi sang Hải đội Tàu ngầm 2 trực thuộc Đệ Nhị hạm đội, thuộc thành phần Hạm đội Liên hợp vào ngày 15 tháng 11, 1933.[3]

Vào ngày 27 tháng 9, 1934, I-64 rời Ryojun, Mãn Châu để cùng các tàu ngầm I-56, I-57, I-58, I-61, I-62, I-65, I-66I-67 thực hiện chuyến đi huấn luyện ngoài khơi Thanh Đảo, Trung Quốc.[3][4][5][6][7][8][9][10][11] Sau khi hoàn tất, cả chín chiếc tàu ngầm đều quay về Sasebo, Nhật Bản vào ngày 5 tháng 10, 1934.[3][8][4][5][6][7][9][10][11]

Vào ngày 7 tháng 2, 1935, I-64 khởi hành từ Sasebo cùng tám tàu ngầm khác thuộc Hải đội Tàu ngầm 2: I-53, I-54, I-55, I-59, I-60, I-61, I-62I-63 cho chuyến đi huấn luyện tại khu vực quần đảo Kuril.[3][8][4][12][13][14][15][16][17] Chuyến đi kết thúc khi họ đến vịnh Sukumo, Shikoku vào ngày 25 tháng 2, 1935.[3][12][13][14][15][16][8][4][17] Chín chiếc tàu ngầm đã rời Sasebo vào ngày 29 tháng 3, 1935 để huấn luyện tại vùng biển Trung Quốc, và quay trở lại Sasebo vào ngày 4 tháng 4, 1935.[3][12][13][14][15][16][8][4][17]

Đội tàu ngầm 29 được điều trở lại Đội phòng vệ Sasebo trực thuộc Quân khu Hải quân Sasebo vào ngày 15 tháng 11, 1935,[3] rồi tiếp tục được điều sang Hải đội Tàu ngầm 2 trực thuộc Đệ Nhị hạm đội từ ngày 1 tháng 12, 1936 đến ngày 15 tháng 12, 1938.[3] Sau đó Đội tàu ngầm 29 phục vụ cùng Trường tàu ngầm tại Kure từ ngày 15 tháng 12, 1938 đến ngày 15 tháng 11, 1939,[3][4] khi I-64 được cho xuất biên chế và đưa về Hạm đội dự bị 3 tại Quân khu Hải quân Sasebo.[3] Khi I-64 được cho tái biên chế trở lại vào ngày 15 tháng 11, 1940, Đội tàu ngầm 29 được điều về Hải đội Tàu ngầm 5 trực thuộc Hạm đội Liên hợp từ ngày 15 tháng 11, 1940.[3]

1941 - 1942

Tham khảo

Chú thích

Thư mục

Liên kết ngoài