Jorge Lorenzo

Jorge Lorenzo Guerrero (sinh ngày 4 tháng 5 năm 1987) là một cựu tay đua mô tô người Tây Ban Nha.[1] Jorge Lorenzo từng 3 lần giành chức vô địch giải đua xe MotoGP các năm 2010, 2012 và 2015.

Jorge Lorenzo
Lorenzo trong năm 2019
Quốc tịchTây Ban Nha
Sinh4 tháng 5, 1987 (36 tuổi)
Palma de Mallorca, Tây Ban Nha
Websitejorgelorenzo.com
Thống kê sự nghiệp
Giải đua xe MotoGP
Mùa giải2008–2019
XeYamaha (2008–2016)
Ducati (2017–2018)
Honda (2019)
Vô địch3 (2010, 2012, 2015)
Mùa giải trước (2019)19th (28 pts)
Xuất phátChiến thắngPodiumPoleF. lapĐiểm
2034711443302899
250cc World Championship
Mùa giải2005–2007
XưởngHonda (2005)
Aprilia (2006–2007)
Vô địch2 (2006, 2007)
Mùa giải cuối cùng (2007)1st (312 pts)
Xuất phátChiến thắngPodiumPoleF. lapĐiểm
481729234768
125cc World Championship
Mùa giải2002–2004
XưởngDerbi
Vô địch0
Mùa giải cuối cùng (2004)4th (179 pts)
Xuất phátChiến thắngPodiumPoleF. lapĐiểm
464933279

Sau khi giải nghệ, Jorge Lorenzo được ban tổ chức MotoGP tặng danh hiệu 'Huyền thoại MotoGP'.[2] Trước đó, vào năm 2013, trường đua Jerez đã vinh danh Jorge Lorenzo bằng cách sử dụng tên của anh đặt tên cho góc cua số 13 của trường đua này.[3]

Sự nghiệp

2002-2004: 125cc

Jorge Lorenzo bắt đầu đua xe chuyên nghiệp từ năm 2002, từ giải đua 125cc vô địch thế giới. Trong giai đoạn này anh sử dụng xe Derbi với số xe 48.

Lorenzo giành được chiến thắng thể thức 125cc đầu tiên ở chặng đua MotoGP Brazil 2003.[4] Sang năm 2004 Lorenzo giành được thêm 3 chiến thắng để xếp hạng 4 chung cuộc, là thứ hạng cao nhất trong 3 năm anh thi đấu ở giải 125cc.

2005-2007: 250cc

Ở mùa giải 250cc đầu tiên (2005) thì Jorge Lorenzo sử dụng xe Honda. Anh có 6 lần lên podium nhưng không giành được chiến thắng nào.

Lorenzo thành công hơn sau khi chuyển sang sử dụng xe Aprilia RSW 250, đã liên tiếp giành được 2 chức vô địch các năm 2006 và 2007.[5]

2008-2019: MotoGP

2008-2010: Lần đầu làm đồng đội với Valentino Rossi ở Yamaha

Năm 2008 Jorge Lorenzo được đội đua Yamaha chọn làm tay đua chính, làm đồng đội với tay đua nổi tiếng nhất thời kỳ này là Valentino Rossi.[6]

Ra mắt sân chơi MotoGP, Lorenzo ngay lập tức đã tạo ấn tượng mạnh bằng việc giành được vị trí xuất phát đầu tiên (pole) ở 3 chặng đua đầu tiên của mùa giải 2008 và đã giành chiến thắng MotoGP đầu tiên ở chặng đua MotoGP Bồ Đào Nha.[7] Chiến thắng này giúp cho Lorenzo chiếm được ngôi đầu trên bảng xếp hạng tổng. Tuy nhiên Lorenzo đã không giữ được phong độ đó trong phần còn lại của mùa giải, dần bị tụt xuống vị trí thứ 4 chung cuộc.

Năm 2009 Lorenzo đổi sang số xe 99.[8] Anh cũng thi đấu ổn định hơn, giành được 4 chiến thắng chặng, để giành chức Á quân.

Mùa giải 2010, trong bối cảnh Valentino Rossi phải nghỉ thi đấu nhiều chặng đua ở giai đoạn giữa mùa giải thì Jorge Lorenzo đã vươn lên trở thành chủ lực của đội đua Yamaha. Đây là mùa giải mà Lorenzo giành được nhiều chiến thắng thể thức MotoGP nhất (9 chiến thắng) và đã giành được chức vô địch trước 3 chặng đua sau khi về đích thứ 3 ở chặng đua MotoGP Malaysia.[9] Có thể nói chính Lorenzo là người đã chấm dứt kỷ nguyên thống trị MotoGP của Valentino Rossi.

2011-2012: Trở thành tay đua số 1 của Yamaha

Trong hai mùa giải 2011 và 2012 thì Jorge Lorenzo có đồng đội mới là tay đua người Mỹ Ben Spies.[10] Ben Spies không tạo được những áp lực như Valentino Rossi nên Jorge Lorenzo giữ được danh hiệu tay đua số 1 của Yamaha một cách khá dễ dàng. Ở trên đường đua thì Lorenzo chủ yếu phải cạnh tranh với các tay đua Repsol Honda.

Mùa giải 2011 Lorenzo sử dụng số xe 01 để bảo vệ danh hiệu vô địch. Đầu mùa giải Lorenzo có phần lép vế hơn Casey Stoner. Đến cuối mùa giải Lorenzo lại bị chấn thương ở chặng đua MotoGP Úc, phải nghỉ 3 chặng đua cuối cùng.[11]

Sang mùa giải 2012, Lorenzo phải đua với một tay đua Repsol Honda khác là Dani Pedrosa. Mặc dù dành được ít chiến thắng chặng hơn Pedrosa (6 so với 7) nhưng Lorenzo có kết quả cao hơn đối thủ ở các chặng đua còn lại. Ngoại trừ 2 chặng đua phải bỏ cuộc ở Assen và Valencia ra thì Lorenzo luôn cán đích ở 2 vị trí đầu tiên. Nhờ thế mà anh đã giành lại được chức vô địch sau chặng đua MotoGP Úc.[12]

2013-2016: Lần thứ hai làm đồng đội với Valentino Rossi ở Yamaha

Năm 2013 Jorge Lorenzo tái hợp với Valentino Rossi. Hai tay đua Yamaha không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải vất vả đối phó với thế lực mới nổi Marc Marquez của đội đua Repsol Honda.

Lorenzo vẫn là chủ công của Yamaha ở mùa giải 2013, anh đã giành được tới 8 chiến thắng chặng, tức là nhiều hơn 2 chiến thắng so với Marc Marquez nhưng vẫn phải nhường chức vô địch cho đối thủ với chỉ 4 điểm ít hơn. Lý do chính là việc Lorenzo phải nghỉ chặng đua ở Đức vì chấn thương, đó cũng là chặng đua duy nhất trong mùa giải 2013 mà Lorenzo không có điểm số nào.[13]

Mùa giải 2014 chứng kiến sự thống trị tuyệt đối của Marc Marquez. Phải chờ đến giai đoạn cuối mùa giải thì các tay đua Yamaha mới giành được chiến thắng. Với Lorenzo là những chiến thắng ở Aragon và Nhật Bản.[14][15] Kết thúc mùa giải Lorenzo lần đầu xếp sau người đồng đội của mình kể từ năm 2009.

Mùa giải 2015 mặc dù giành được nhiều chiến thắng chặng hơn nhưng tính về điểm số thì Jorge Lorenzo mới là người phải đuổi theo Valentino Rossi trong cuộc đua vô địch. Chặng đua áp chót ở Malaysia xảy ra tình huống Valentino Rossi đạp ngã Marc Marquez. Vì lỗi này mà Rossi bị phạt phải xuất phát cuối cùng ở chặng đua cuối cùng của mùa giải ở Valencia. Jorge Lorenzo đã tận dụng tối đa cơ hội để giành chiến thắng và đoạt luôn chức vô địch, ghi được nhiều hơn Rossi 5 điểm.[16]

Mùa giải 2016 là mùa giải cuối cùng Jorge Lorenzo thi đấu cho Yamaha. Anh giành được thêm 4 chiến thắng, xếp thứ 3 chung cuộc sau Marquez và Rossi.

2017-2018: Ducati

Năm 2017 Jorge Lorenzo chuyển sang thi đấu cho đội đua Ducati Corse.[17] Việc chuyển từ chiếc xe động cơ Inline4 (Yamaha) sang chiếc xe động cơ V4 khiến cho Lorenzo gặp nhiều khó khăn ở mùa giải đầu tiên. Kết quả tốt nhất trong mùa giải 2017 của Lorenzo chỉ là 1 lần về đích ở vị trí thứ 2, đạt được ở chặng đua MotoGP Malaysia vào cuối mùa.

Phải mất hơn 1 năm làm quen với chiếc xe thì Lorenzo mới tìm lại hương vị chiến thắng ở mùa giải 2018, bắt đầu bằng chiến thắng chặng đua MotoGP Ý[18] và ngay sau đó là chặng đua MotoGP Catalunya.[19] Song đây cũng là thời điểm mà Lorenzo quyết định rời Ducati để chuyển sang Repsol Honda.

Cuối mùa giải 2018, Lorenzo bị chấn thương chân ở chặng đua MotoGP Aragon sau pha va chạm với Marc Marquez.[20] Chấn thương này không những khiến anh phải nghỉ thi đấu nhiều chặng đua cuối mùa mà còn ảnh hưởng đến phong độ trong năm 2019.

2019: Honda

Năm 2019 Jorge Lorenzo chuyển sang thi đấu cho đội đua Repsol Honda theo bản hợp đồng có thời hạn 2 năm.[21] Nhưng do bị nhiều chấn thương nên Lorenzo đã không có được thành tích tốt, hoàn toàn lép vế trước người đồng đội Marc Marquez.

Lorenzo và Honda đã thống nhất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Đến cuối mùa giải 2019 Lorenzo thông báo giải nghệ.[22]

Thống kê thành tích

Theo năm

NămGiải đuaXeĐội đuaSố xeSố chặngChiến thắngPodiumPoleFLapĐiểmXếp hạngVô địch
2002125ccDerbi RS 125Caja Madrid Derbi Racing481400002121st
2003125ccDerbi RS 125Caja Madrid Derbi Racing481612117912th
2004125ccDerbi RSA 125Caja Madrid Derbi Racing481637221794th
2005250ccHonda RS250RWFortuna Honda481506401675th
2006250ccAprilia RSW 250Fortuna Aprilia48168111012891st1
2007250ccAprilia RSW 250Fortuna Aprilia117912933121st1
2008MotoGPYamaha YZR-M1Fiat Yamaha Team481716411904th
2009MotoGPYamaha YZR-M1Fiat Yamaha Team9917412542612nd
2010MotoGPYamaha YZR-M1Fiat Yamaha Team9918916743831st1
2011MotoGPYamaha YZR-M1Yamaha Factory Racing115310222602nd
2012MotoGPYamaha YZR-M1Yamaha Factory Racing9918616753501st1
2013MotoGPYamaha YZR-M1Yamaha Factory Racing9917814423302nd
2014MotoGPYamaha YZR-M1Movistar Yamaha MotoGP9918211122633rd
2015MotoGPYamaha YZR-M1Movistar Yamaha MotoGP9918712563301st1
2016MotoGPYamaha YZR-M1Movistar Yamaha MotoGP9918410422333rd
2017MotoGPDucati Desmosedici GP17Ducati Team991803001377th
2018MotoGPDucati Desmosedici GP18Ducati Team991434421349th
2019MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team991500002819th
Tổng cộng29768152693739465

Theo giải đua

Giải đuaNămChặng đua đầu tiênPodium đầu tiênChiến thắng đầu tiênSố chặngChiến thắngPodiumPoleFLapĐiểmVô địch
125cc2002–20042002 Spain2003 Rio de Janeiro2003 Rio de Janeiro4649332790
250cc2005–20072005 Spain2005 Italy2006 Spain4817292347682
MotoGP2008–20192008 Qatar2008 Qatar2008 Portugal20347114433028993
Tổng cộng2002–201929768152693739465

Kết quả chi tiết

(Chữ in đậm nghĩa là tay đua giành pole, chữ in nghiêng nghĩa là tay đua giành fastest lap)

NămGiải đuaXe12345678910111213141516171819Xếp hạngĐiểm
2002125ccDerbiJPNRSASPA
22
FRA
19
ITA
20
CAT
14
NED
16
GBR
13
GER
17
CZE
20
POR
Ret
BRA
7
PAC
9
MAL
20
AUS
Ret
VAL
22
21st21
2003125ccDerbiJPN
Ret
RSA
24
SPA
15
FRA
Ret
ITA
Ret
CAT
6
NED
Ret
GBR
Ret
GER
21
CZE
12
POR
6
BRA
1
PAC
Ret
MAL
3
AUS
8
VAL
11
12th79
2004125ccDerbiRSA
16
SPA
Ret
FRA
3
ITA
10
CAT
5
NED
1
BRA
Ret
GER
6
GBR
3
CZE
1
POR
3
JPN
7
QAT
1
MAL
Ret
AUS
2
VAL
Ret
4th179
2005250ccHondaSPA
6
POR
10
CHN
9
FRA
5
ITA
2
CAT
Ret
NED
3
GBR
8
GER
Ret
CZE
2
JPN
Ret
MAL
EX
QAT
2
AUS
3
TUR
4
VAL
2
5th167
2006250ccApriliaSPA
1
QAT
1
TUR
Ret
CHN
4
FRA
Ret
ITA
1
CAT
2
NED
1
GBR
1
GER
3
CZE
1
MAL
1
AUS
1
JPN
3
POR
5
VAL
4
1st289
2007250ccApriliaQAT
1
SPA
1
TUR
2
CHN
1
FRA
1
ITA
8
CAT
1
GBR
Ret
NED
1
GER
4
CZE
1
RSM
1
POR
3
JPN
11
AUS
1
MAL
3
VAL
7
1st312
2008MotoGPYamahaQAT
2
SPA
3
POR
1
CHN
4
FRA
2
ITA
Ret
CAT
WD
GBR
6
NED
6
GER
Ret
USA
Ret
CZE
10
RSM
2
INP
3
JPN
4
AUS
4
MAL
Ret
VAL
8
4th190
2009MotoGPYamahaQAT
3
JPN
1
SPA
Ret
FRA
1
ITA
2
CAT
2
NED
2
USA
3
GER
2
GBR
Ret
CZE
Ret
INP
1
RSM
2
POR
1
AUS
Ret
MAL
4
VAL
3
2nd261
2010MotoGPYamahaQAT
2
SPA
1
FRA
1
ITA
2
GBR
1
NED
1
CAT
1
GER
2
USA
1
CZE
1
INP
3
RSM
2
ARA
4
JPN
4
MAL
3
AUS
2
POR
1
VAL
1
1st383
2011MotoGPYamahaQAT
2
SPA
1
POR
2
FRA
4
CAT
2
GBR
Ret
NED
6
ITA
1
GER
2
USA
2
CZE
4
INP
4
RSM
1
ARA
3
JPN
2
AUS
DNS
MALVAL2nd260
2012MotoGPYamahaQAT
1
SPA
2
POR
2
FRA
1
CAT
1
GBR
1
NED
Ret
GER
2
ITA
1
USA
2
INP
2
CZE
2
RSM
1
ARA
2
JPN
2
MAL
2
AUS
2
VAL
Ret
1st350
2013MotoGPYamahaQAT
1
AME
3
SPA
3
FRA
7
ITA
1
CAT
1
NED
5
GER
DNS
USA
6
INP
3
CZE
3
GBR
1
RSM
1
ARA
2
MAL
3
AUS
1
JPN
1
VAL
1
2nd330
2014MotoGPYamahaQAT
Ret
AME
10
ARG
3
SPA
4
FRA
6
ITA
2
CAT
4
NED
13
GER
3
INP
2
CZE
2
GBR
2
RSM
2
ARA
1
JPN
1
AUS
2
MAL
3
VAL
Ret
3rd263
2015MotoGPYamahaQAT
4
AME
4
ARG
5
SPA
1
FRA
1
ITA
1
CAT
1
NED
3
GER
4
INP
2
CZE
1
GBR
4
RSM
Ret
ARA
1
JPN
3
AUS
2
MAL
2
VAL
1
1st330
2016MotoGPYamahaQAT
1
ARG
Ret
AME
2
SPA
2
FRA
1
ITA
1
CAT
Ret
NED
10
GER
15
AUT
3
CZE
17
GBR
8
RSM
3
ARA
2
JPN
Ret
AUS
6
MAL
3
VAL
1
3rd233
2017MotoGPDucatiQAT
11
ARG
Ret
AME
9
SPA
3
FRA
6
ITA
8
CAT
4
NED
15
GER
11
CZE
15
AUT
4
GBR
5
RSM
Ret
ARA
3
JPN
6
AUS
15
MAL
2
VAL
Ret
7th137
2018MotoGPDucatiQAT
Ret
ARG
15
AME
11
SPA
Ret
FRA
6
ITA
1
CAT
1
NED
7
GER
6
CZE
2
AUT
1
GBR
C
RSM
17
ARA
Ret
THA
DNS
JPN
DNS
AUSMAL
WD
VAL
12
9th134
2019MotoGPHondaQAT
13
ARG
12
AME
Ret
SPA
12
FRA
11
ITA
13
CAT
Ret
NED
DNS
GERCZEAUTGBR
14
RSM
14
ARA
20
THA
18
JPN
17
AUS
16
MAL
14
VAL
13
19th28

Tham khảo