Liên minh thuế quan

Một liên minh thuế quan (tiếng Anh: customs union) thường được định nghĩa là một loại hình khối thương mại bao gồm một khu vực mậu dịch tự do với một mức thuế quan đối ngoại chung (common external tariff).[1] Các liên minh thuế quan được thành lập thông qua các hiệp định thương mại, trong đó các nước tham gia thiết lập chính sách ngoại thương chung (trong một số trường hợp, họ sử dụng các hạn ngạch thương mại khác nhau). Chính sách cạnh tranh chung cũng hữu ích để tránh việc thiếu cạnh tranh.[2]

Mục đích thành lập một liên minh thuế quan thường bao gồm nâng cao hiệu quả kinh tế và thiết lập các mối quan hệ chính trị và văn hóa chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên. Đây là giai đoạn thứ ba của hội nhập kinh tế.

Mọi cộng đồng kinh tế, liên minh thuế quan và tiền tệ và liên minh kinh tế và tiền tệ đều bao gồm một liên minh thuế quan.

Đặc điểm chính

Đặc điểm chính của liên minh hải quan là các nước thành viên không chỉ loại bỏ các rào cản thương mại và thực hiện thương mại tự do, mà còn thiết lập một mức thuế quan đối ngoại chung. Nói cách khác, ngoài việc đồng ý loại bỏ các rào cản thương mại của nhau, các thành viên của liên minh hải quan còn áp dụng các chính sách thương mại và thuế quan đối ngoại chung.[3] GATT quy định rằng nếu liên minh thuế quan không được thành lập ngay mà được hoàn thiện dần dần trong một khoảng thời gian thì liên minh này phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian hợp lý, thường không quá 10 năm.[4]

Danh sách liên minh thuế quan

  Liên minh Thuế quan Liên minh Châu Âu
  Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi
  Liên minh Thuế quan Nam Phi
  Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi
  Cộng đồng Andes
  Thụy Sĩ–Liechtenstein
  Liên minh Thuế quan Vương quốc Anh–Lãnh địa vương quyền

Hiện nay

Liên minhNgày có hiệu lựcTài liệu tham khảo
Cộng đồng Andes (CAN)25/5/1988L/6737
Cộng đồng Caribe (CARICOM)1/1/1991
Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)6/10/2004WT/REG93/R/B/2
Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)1/1/2005[5][1]
Cộng đồng Đông Phi (EAC)1/1/2005[6]WT/COMTD/N/14
Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (CEMAC)1/6/1999[7]
Liên minh Thuế quan Á Âu (EACU)1/7/2010[8]
Liên minh Thuế quan Liên minh Châu Âu (EUCU; EU–Monaco)1958
  Liên minh thuế quan EU–Andorra1/7/1991WT/REG53/M/3
  Liên minh thuế quan EU–San Marino1/4/2002
  Liên minh thuế quan EU–Thổ Nhĩ Kỳ1/1/1996WT/REG22/M/4
Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC)1/1/2015[9][10][11]
IsraelChính quyền Dân tộc Palestine1994[12][13][14]
Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)29/11/1991WT/COMTD/1/Add.17
Liên minh Thuế quan Nam Phi (SACU)1910[15]WT/REG231/3
Thụy Sĩ–Liechtenstein (CH-FL)1924
Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (WAEMU)10/1/1994WT/COMTD/N/11/Add.1
Liên minh Thuế quan Vương quốc Anh–Lãnh địa vương quyền

(UK-CD)

26/11/2018[16][17] UK CD CU

Đề xuất

Tham khảo

Liên kết ngoài