Mờ đi toàn cầu

Mờ đi toàn cầu là hiện tượng giảm dần lượng bức xạ nhiệt trực tiếp của mặt trời xuống bề mặt Trái Đất. Các nhà khoa học đã quan sát thấy hiện tượng này trong nhiều thập kỷ từ khi bắt đầu có hệ thống đo lường vào những năm 1950. Ảnh hưởng của mờ đi toàn cầu thay đổi tùy theo vị trí, nhưng trên toàn thế giới hiện tượng này được ước tính đã giảm dần 4% trong ba thập kỷ từ 1960 đến 1990. Tuy nhiên, sau khi giảm xuống một cách bất thường bởi sự phun trào của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, khuynh hướng tổng thể thay đổi rất nhỏ.[1]

Mờ đi toàn cầu được cho rằng hình thành bởi sự gia tăng các hạt có kích thước li ti trong khí quyển bao gồm các hạt có nguồn gốc chủ yếu từ cacbon hay sunfat trong khí quyển do hành động của con người. Các hạt li ti này lại là tác nhân gây ngưng tụ hơi nước, tạo ra những đám mây có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời mạnh, làm cho lượng bức xạ đến được bề mặt Trái Đất giảm đi. Từ đó làm giảm nhiệt độ không khí.

Mờ đi toàn cầu đã can thiệp vào chu trình thủy văn bằng cách giảm sự bốc hơi và có thể làm giảm lượng mưa ở một số vùng hiện nay. Mờ đi toàn cầu cũng tạo ra hiệu ứng làm mát có tác dụng phần nào như một chiếc mặt nạ che chắn, làm giảm nhẹ ảnh hưởng của khí nhà kính và hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Cân nhắc vận dụng hiệu ứng mờ đi toàn cầu hiện đang được xem là một giải pháp khí hậu Trái Đất để giảm tác động của ấm lên toàn cầu.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tiếng Anh

Thư mục

Trang web đáng chú ý

Thiệp điện tử

Thắc mắc và giải đáp

Bài báo mới

Trình chiếu điện tử

Chương trình truyền hình

Tiếng Việt