Quốc Tuấn, Nam Sách

xã thuộc Nam Sách

Quốc Tuấn là một thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Xã Quốc Tuấn có diện tích 9,96 km², dân số năm 2020 là 15.488 người,[2] mật độ dân số đạt 1.555 người/km². Quốc Tuấn có vị trí quan trọng về chiến lược quân sự. Đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi để phát triển nền kinh tế đa dạng. Xã Quốc Tuấn bao gồm Xã Quốc Tuấn (Cũ) và Xã Thanh Quang (Cũ) được sáp nhập theo quy hoạch giai đoạn 2023-2025.

Quốc Tuấn
Xã Quốc Tuấn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHải Dương
HuyệnNam Sách
Trụ sở UBNDThôn Tông Phố
Thành lập1950[1]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2021
Địa lý
Tọa độ: 21°1′40″B 106°20′19″Đ / 21,02778°B 106,33861°Đ / 21.02778; 106.33861
Quốc Tuấn trên bản đồ Việt Nam
Quốc Tuấn
Quốc Tuấn
Vị trí xã Quốc Tuấn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích9,96 km²[2]
Dân số (2020)
Tổng cộng15.488 người[2]
Mật độ1.555 người/km²
Khác
Mã hành chính10624[3]

Địa lý

Xã Quốc Tuấn nắm ở phía Bắc huyện Nam Sách, cách trung tâm huyện 4 km. Xã có hình thể như hình lục giác. Xã có vị trí:

Quy hoạch

Xã Quốc Tuấn được quy hoạch lên thị trấn giai đoạn đến 2030. Xã sẽ trở thành thị trấn thứ 2 thuộc huyện Nam Sách

Hành chính

Xã Quốc Tuấn gồm các thôn là: Trực Trì, An Xá, Lương Gián, Đông Thôn, Tống Xá, Tông Phố, Linh Khê, Hà Liễu

Lịch sử

Xã Quốc Tuấn có một bề dày lịch sử, ngay từ thời phong kiến xã là trung tâm của các phong trào đòi ruộng, xóa tô. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, nhân dân trong xã hang hái đi mít tinh biểu tình, cướp chính quyền từ Nhật – Pháp. Trong Chiến tranh Đông DươngChiến tranh Việt Nam, hàng ngàn người Quốc Tuấn đã lên đường nhập ngũ, trong số đó có hàng trăm người không trở về. Dù vậy xã cũng có những người con ưu tú như các ccb Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyện Ngọc Diệu, …

Giao thông

Các tuyến đường, hệ thống giao thông quan trọng:

  • Quốc lộ 37: đi thành phố Hải Dương, Bắc Giang...
  • Đường mới đi cầu Hàn (thành phố Hải Dương)
  • Hệ thống xe buýt: HD-QN207, HD-BG208.

Văn hóa

Tôn giáo, tín ngưỡng

Xã có 87% người theo Đạo Phật, 2% người theo đạo Thiên Chúa. Trong xã có 5 ngôi chùa và 2 nhà thờ lớn được xây để phục vụ tín ngưỡng của nhân dân.

Giáo dục

Xã có 2 trường mầm non với 3 điểm trường, 1 trường tiếu học và 1 trường trung học cơ sở,1 trường tiểu học và THCS , các trường đều đạt trường chuẩn quốc gia, đào tạo nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia

Nghệ thuật

Quốc Tuấn là quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa, ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Hạt gạo làng ta, Góc sân và khoảng trời. Ngoài ra còn có các tên tuổi khác như Trần Nhuận Minh, …

Di tích

Di tích Mộ và nhà thờ ba vị tiến sĩ là Trần Cảnh, Trần Thọ và Trần Tiến đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia 2020.

Ngoài ra xã còn có đình Cả. Một ngôi đình đã ngoài 400 năm tuổi. Đình thờ Một vị Đại Vương có công lớn với triều đình. Qua thời gian bị chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ sự giúp đỡ của người dân, sự vào cuộc của các cấp chính quyền đình đã được khôi phục nguyên trạng. Đến nay vẫn là nơi sinh hoạt, giao lưu văn hóa của người trong xã.

Kinh tế

Ngoài sản xuất nông nghiệp, rau màu thì xã Quốc Tuấn còn nổi tiếng với nghề làm hương ở hầu hết các thôn thậm chí nghề này còn lan sang các thôn xã lân cận như Thanh Quang, An Bình. Ngoài ra ở thôn An Xá có nghề thu gom, giết mổ động vật, thịt chó (về quy mô thì không bằng ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức). Xã Quốc Tuấn hiện nay là xã có kinh tế khá giả và nổi bật hẳn so với mặt bằng chung của huyện Nam Sách. Bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng khi có khu đô thị mới tập trung Quốc Tuấn - Thanh Quang được xây dựng trên địa bàn xã giáp với quốc lộ 37.

Tham khảo