Bộ Cá thu ngừ

(Đổi hướng từ Scombriformes)

Bộ Cá thu ngừ (danh pháp khoa học: Scombriformes[2], đồng nghĩa: Pelagia Miya et al., 2013[1]) là một bộ cá thuộc nhóm cá dạng cá vược (Percomorphaceae).[3] Bộ này được bác sĩ kiêm nhà ngư học Hà Lan Pieter Bleeker thiết lập năm 1859, nhưng các đơn vị phân loại xếp trong bộ này sau đó được chuyển vào bộ Perciformes trong phân bộ Scombroidei. Tuy nhiên, các nghiên cứu phát sinh chủng loài cho thấy phân bộ này là không đơn ngành.[4] Vì thế, cố gắng của E. O. Wiley và David Johnson năm 2010 trong việc tách Scombroidei ra khỏi Perciformes và nâng cấp nó thành bộ Scombriformes đã không tạo ra một bộ cá đơn ngành,[5] do các tác giả đã không thu được và không xem xét hết những kiến thức mới thu được thông qua so sánh trình tự ADN. Trong phiên bản hệ thống học cá xương công bố tháng 4 năm 2013 của Ricardo Betancur-R. et al. thì Scombriformes được định nghĩa lại với thành phần mới bao gồm 16 họ trước đây xếp trong các phân bộ khác nhau của bộ Perciformes.[2] Mối quan hệ họ hàng của các đơn vị phân loại này được xác nhận trong nghiên cứu của Thomas J. Near et al. khi họ xem xét phát sinh chủng loài của Acanthomorpha.[6] Giữa năm 2013, nghiên cứu của Masaki Miya et al. cũng xác nhận một nhánh đơn ngành với thành phần tương tự và họ gọi nhánh này là Pelagia, do các loài cá trong nhánh này chủ yếu là cá biển khơi.[1]

Bộ Cá thu ngừ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
NhánhCraniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
NhánhActinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
NhánhOsteoglossocephalai
NhánhClupeocephala
NhánhEuteleosteomorpha
NhánhNeoteleostei
NhánhEurypterygia
NhánhCtenosquamata
NhánhAcanthomorphata
NhánhEuacanthomorphacea
NhánhPercomorphaceae
NhánhPelagiaria
Bộ (ordo)Scombriformes
Các họ
16. Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
Pelagia Miya et al., 2013[1]

Hình thái học

Các đặc trưng chẩn đoán do E. O Wiley và G. D. Johnson (2010)[5] cung cấp là dựa theo G. D. Johnson (1986),[7] nhưng nó cũng bao gồm cả các họ được đặt bên ngoài nhánh này (như Istiophoridae). Định nghĩa và giới hạn của Scombriformes trong bài này cũng không tương đồng với mô tả của B. B. Collette, T. Potthoff, W. J. Richards, S. Ueyanagi, J. L. Russo và Y. Nishikawa (1984)[8] và các nghiên cứu khác được E. O. Wiley và GD Johnson trích dẫn.[5] Không có chẩn đoán hình thái học nào đối với Pelagiaria, đại diện cho một trường hợp có sự không thống nhất đáng kể giữa dữ liệu hình thái học và dữ liệu phân tử. Mặc dù có sự khác biệt về hình thái giữa các thành viên của Scombriformes, nhưng hầu hết đều là các loài cá sống ngoài biển khơi (từ đây mà có tên gọi Pelagiaria cho nhánh này).

Định nghĩa

Miya et al. định nghĩa Pelagia của họ trên cơ sở các nút, theo đó Pelagia bao gồm tổ tiên chung gần nhất của Trichiurus lepturus, Gempylus serpens, Ruvettus pretiosus, Platyberyx opalescens, Icosteus aenigmaticus, Taractes asper, Scombrolabrax heterolepis, Icichthys lockingtoni, Tetragonurus cuvieri, Chiasmodon niger, Pampus argenteus, Ariomma indicum, Psenes cyanophrys, Pomatomus saltatrix, Arripis truttaScomber scombrus cũng như toàn bộ các hậu duệ của tổ tiên chung này.[1]

Các họ

Nelson et al. (2016) công nhận bộ này,[9] nhưng định nghĩa của họ chỉ bao gồm các họ sau:

Tổng cộng 16-17 họ còn loài sinh tồn được xếp trong Scombriformes hay Pelagia,[1][2] mà theo phân loại trước đây được xếp trong 6 phân bộ của Perciformes.[10]

Bên cạnh đó, bộ này còn chứa các họ tuyệt chủng sau:[12]

  • Arambourgellidae Blot, 1981
  • † Carangodidae Blot, 1969
  • † Euzaphlegidae Daniltshenko, 1960 (= Eusaphlegidae)
  • † Dipterichthyidae Arambourg, 1967
  • † Propercarinidae Bannikov, 1995
  • † Zaphlegidae Jordan & Gilbert, 1920

Phát sinh chủng loài

Phát sinh chủng loài vẽ theo Friedman et al. (2019); không xem xét Amarsipidae:[13]

 Pelagia 
 Stromateoidei ‘lõi’ 

Stromateidae

Ariommatidae

Nomeidae

Pomatomidae

Centrolophidae

Icosteidae

Arripidae

Tetragonuridae

Chiasmodontidae

Scombridae

Caristiidae

Bramidae

Scombrolabracidae

 Trichiuroidei 

Gempylidae

Trichiuridae

Tham khảo