Tân An, Tân Kỳ

xã thuộc Tân Kỳ

Tân An là xã thuộc huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Tân An
Xã Tân An
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhNghệ An
HuyệnTân Kỳ
Khác
Mã hành chính17305[1]

Vị trí địa lý

Xã Tân An cách thị trấn Tân Kỳ 10 km về phía tây, phía bắc giáp xã Nghĩa Phúc, phía nam giáp Hương Sơn, phía đông giáp Kỳ Sơn và phía tây giáp 2 xã Đồng VănTiên Kỳ.

Là một xã được thành lập từ Nông trường An Ngãi, nên phần lớn nhân dân ở đây đều là con em từ các huyện miền xuôi xung phong lên làm kinh tế mới vào những năm 70 của thế kỉ XX. Chính vì vậy mà các xóm ở đây phần lớn được đặt tên theo các huyện như Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Yên Thành, Đô Lương. Ngoài ra, sau khi thành lập xã có thêm một số xóm mới là Tân Thành, Tân Sơn, Thanh An, Thanh Phúc và Quyết Thắng. Với một địa hình khá đa dạng bao gồm đồi núi, thung lũng với nhiều ao hồ lớn nhỏ, có dòng sông con chảy qua và ôm trọn dòng Khe Sanh quanh năm xanh biếc, từ lâu Tân An(trước đây là nông trường An Ngãi) đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như cam, mía và trong những năm gần đây cây cao su đang ngày càng khẳng định thế đứng mạnh mẽ, trở thành thế mạnh cho mảnh đất này.

Tân An có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, lịch sử và văn hóa. Tuy nhiên tiềm năng này chưa có điều kiện phát triển. Đây là nơi khởi nguồn và kết thúc của một con khe quanh năm nước xanh biếc. Đầu nguồn con khe là một mạch ùn, nước ùn lên từ khe đá vôi mùa hè nước mát lạnh, mùa đông nước lại ấm như có một bình tắm nóng lạnh vĩnh cửu được đặt trong lòng đất. Mạch nước ùn lên hợp lưu với một dòng nước nhỏ có đặc tính hoàn toàn trái ngược (mùa hè nóng, mùa đông lạnh), cuộc gặp gỡ của hai dòng nước như một mỗi tơ duyên của đất trời hội ngộ, âm dương giao hòa.

Mảnh đất Tân An cũng là chứng tích của lịch sử cha ông mấy trăm năm với bãi Tập Mã (nay thuộc xóm Yên Thành) của nghĩa quân Lê Lợi, gần đó có hang núi Nam Sơn (thuộc xã Nghĩa Phúc) là một hang đá rộng có bàn cờ tướng bằng đá, có sân khấu biểu diễn - là nơi giải trí nghỉ ngơi của quân sĩ Lê Lợi năm xưa.Đầu nguồn Khe Sanh cũng là chứng tích cho cuộc chiến đấu sinh tử của Tướng Lê Mạnh với giặc Minh hung hãn. Trước lúc hi sinh ngài đã tắm trong dòng khe nóng lạnh, rồi mãi mãi bất tử với thời gian. Người dân nơi đây đã tỏ lòng tôn kính và mến mộ chân thành bằng việc lập miếu thờ Khe Sanh (thuộc xóm Quỳnh Lưu) quanh năm hương khói.

Tham khảo