Thành tần

phi tần của Càn Long Đế

Thành tần Nữu Hỗ Lộc thị (chữ Hán: 誠嬪鈕祜祿氏; ? - 1784) là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Thanh Cao Tông Thành tần
清高宗誠嫔
Càn Long Đế Tần
Thông tin chung
Sinh?
Mất1784
An táng8 tháng 9 năm 1784
Thanh Dụ lăng, Phi viên tẩm
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Càn Long Đế
Tước hiệu[Lan Quý nhân; 蘭貴人]
[Thành tần; 誠嬪]
Thân phụMục Khắc Đăng

Tiểu sử

Thành tần sinh ngày 29 tháng 9 (âm lịch), không rõ năm sinh, xuất thân từ gia tộc Nữu Hỗ Lộc thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là dòng dõi của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô.

Tằng tổ phụ A Linh A (阿靈阿), là con trai thứ năm của Thái sư Nhất đẳng công Át Tất Long. Tổ phụ A Nhĩ Tùng A (阿爾松阿) tập tước [Nhị đẳng Quả Nghị công] của phụ thân, kiêm Lĩnh thị vệ Nội đại thần, sau thăng Thượng thư bộ Hình, kiêm Nghị chính đại thần, thế nhưng trong triều Ung Chính bị tội mà xử tử, tước vị thế tập Quả Nghị công cũng rơi vào tay Doãn Đức - tổ phụ của Thuận Quý nhân. Một chi gia tộc A Nhĩ Tùng A bị kê biên và sung công gia sản, một số bị biếm vào Tân giả khố làm nô. Phụ thân là Nhị đẳng Thị vệ kiêm Tá lĩnh Mục Khắc Đăng (穆克登), năm Càn Long được tha bổng mới trở về Công tước phủ. Từ đây có thể thấy tuy xuất thân dòng dõi cao quý, nhưng gia thế của Nữu Hỗ Lộc thị vào thời điểm này đã rất suy vi.

Năm Càn Long thứ 22 (1757), ngày 9 tháng 6 (âm lịch), Nữu Hỗ Lộc thị nhập cung, phong Lan Quý nhân (蘭貴人). Sang năm Càn Long thứ 33 (1768), ngày 8 tháng 6 (âm lịch), Lan Thường tại phục vị Quý nhân, không rõ thời điểm bị hàng vị[1].

Năm Càn Long thứ 41 (1776), ngày 18 tháng 11 (âm lịch), chiếu tấn phong Thành tần (誠嬪), cùng Kim Thường tại đồng thời chiếu tấn[2]. Tháng giêng năm sau (1777), Sùng Khánh hoàng thái hậu tạ thế, nên hoãn cử hành lễ sách phong. Tháng 10 năm Càn Long thứ 44 (1779), chính thức cử hành lễ sách phong, cùng với Thuận phiTuần phi cùng làm lễ[3]. Mệnh Hiệp ban Đại học sĩ Trình Cảnh Y (程景伊) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Tạ Dung (謝墉) làm Phó sứ, cử hành lễ phong Thành tần.

Sách văn viết:

Năm Càn Long thứ 49 (1784), ngày 11 tháng 4 (âm lịch), bà bất cẩn bị chết đuối khi đang trên đường cùng Càn Long Đế hồi cung sau chuyến Nam tuần. Sau khi vớt liền khâm liệm. Có thể thấy Thành tần trượt chân chết đuối, là không ai cứu, khi vớt mới khâm liệm ngay. Thi thể của bà tạm đưa đến Tĩnh An trang[4]. Cùng năm, ngày 2 tháng 9 (âm lịch), giờ Thìn, quan tài của Thành tần, cùng Võ Quý nhân và Ninh Thường tại được phụng di đến Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăngTuần Hóa. Ngày 7 tháng 9 (âm lịch), kim quan của bà đến Phi viên tẩm, chôn cất vào ngày 8 tháng 9 (âm lịch) cùng năm.

Các truyền thuyết dã sử thời Thanh mạt nói trong lúc Càn Long Đế hạ giá Giang Nam, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu bị đẩy xuống sông chết đuối hoặc do tự tử, rất có thể xuất phát từ việc Thành tần chết đuối.

Xem thêm

Tham khảo