Bạch Mã Hoàng Tử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bạch Mã Hoàng Tử
Tình trạng bảo tồn
An toàn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)
Bộ (ordo)Alismatales
Họ (familia)Araceae
Phân họ (subfamilia)
Tông (tribus)
Phân tông (subtribus)
Chi (genus)
Loài (species)
Danh pháp hai phần

Bạch Mã Hoàng Tử, hay còn được gọi là cây Bạch Mã (Tên khoa học: Aglaonema Pseudobracteatum)

Mục lục

Nguồn gốc và canh tác[sửa | sửa mã nguồn]

Bạch Mã Hoàng Tử có xuất xứ từ Châu Á nhiệt đới (Philippine, Malyasia)

Cây Bạch mã hoàng tử quen với môi trường râm mát, có thể trưng trong văn phòng, phòng khách. Lá rất lâu tàn, tốc độ sinh trưởng chậm

+ Đất trồng: Cây thích hợp với đa số các loại đất trồng, tuy nhiên cần giữ cho đất luôn tươi sốp để cây phát triển tốt nhất.

+ Nước: Cây thích nghi tốt với nước, vì vậy thường xuyên cung cấp nước cho cây, đảm bảo độ ẩm cho đất tuy nhiên không để cây ngập úng.

Hàng tuần tưới cây 2 lần và cho cây tiếp xúc ánh sáng mặt trời tối thiểu 120 phút để lá có màu sắc đẹp và thân khỏe mạnh

+ Nhiệt độ: Thích hợp ở nhiệt độ phòng bình thường, từ 18 đến 24°C.

+ Ánh sáng: Cây sống tốt trong bóng râm hoặc bán bóng râm, tuy nhiên nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên.

+ Độ ẩm: Cây ưu khí hậu mát ẩm, độ ẩm trung bình.

+ Cách nhân giống: Nhân giống dễ dàng từ tách bụi.

Ngoài ra, cây sống tốt trong môi trường thủy canh, có thể trồng cây trong bình thủy tinh, chúng ta có thể thấy được bộ rễ cây bạnh mã trắng muốt nhìn rất xinh xắn.

Không được thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa lấy cây ra ngoài, khi thay nước nhớ cắt, tỉa rễ đã bị hư và thối, tránh để lá tiếp xúc với nước dinh dưỡng.

Trong quá trình phát triển, cây thường thay lá, lá cây sẽ bị úa vàng, nếu bạn không ngắt bỏ thì lá sẽ rơi vào nước, làm đục nước. Khi phát hiện nước trong bình bị đục, hoặc có sủi bọt, có thể do các nguyên nhân sau:

– Rễ cây bị thối và phân hủy

– Lá vàng hoặc một số lá còn xanh bị thối do mức nước cao, ngập cả phần thân cây.

Đặc điểm hình thái

Cây bạch mã hoàng tử có chiều cao trung bình khoảng 40-80 cm, tán rộng khoảng 30-35 cm, thân vươn thẳng. Cây bạch mã hoàng tử có thân trắng, gân lá màu trắng trong, lá dài vươn thẳng xanh mướt, tán lá lớn, cây thường mọc theo bụi vì cây con đâm chồi từ cây mẹ. Cây bạch mã hoàng tử thích nghi tốt với bóng râm nên có thể trồng ở những nơi ít ánh sáng mà cây vẫn sinh trưởng tốt.

Đặc điểm sinh học:

Cây bạch mã hoàng tử là loài cây ưa bóng, thích nghi tốt với ánh sáng nhẹ ở trong không gian nội thất và trong văn phòng.

Ở thời kỳ phát triển, cây bạch mã hoàng tử có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhu cầu nước trung bình. Cũng như các loại cây để bànhọ ráy khác, cây bạch mã hoàng tử có thể thanh lọc không khí nhờ khả năng hấp thu tốt các chất độc hại xung quanh môi trường.

Ngoài ra, cây bạch mã hoàng tử còn có thể sống tốt trong môi trường nước, với bộ rễ trắng và đẹp nên bạch mã hoàng tử là một loại cây trồng trong nước rất được yêu thích.

Cây bạch mã hoàng tử là loại cây lá lâu năm, cây chậm lớn, có thể sống trong môi trường đất và môi trường nước, dễ chăm sóc.

Công dụng và ý nghĩa:

Người Việt nam cho rằng nếu để cây Bạch Mã Hoàng Tử trong nhà có tác dụng: làm tăng độ ẩm không khí, đặc biệt đối với những môi trường thường xuyên sử dụng máy lạnh, trong văn phòng, phòng thực hành, phòng máy… Cây bạch mã giúp thanh lọc và điều hoà không khí rất tốt. Cây bạch mã hoàng rất tốt để đặt trên bàn làm việc, không những tốt cho sức khoẻ mà còn tạo ra cảm giác tươi xanh mát mắt.

Với kích thước bụi cây nhỏ từ 25-35 cm, cây bạch mã hoàng tử thường được chọn trồng vào những chậu nhỏ để trang trí trên bàn hoặc bệ cửa sổ.

Nhiều người tin rằng cây bạch mã hoàng tử với dáng vóc hoàng tộc của mình sẽ đem đến may mắn, sự thăng tiến và suôn sẻ trong công việc. Cây phù hợp nhất với những người mang mạng hỏa và mạng mộc, nếu bạn mang mạng khác cũng không xung đột hay kiêng kỵ gì.