Thảo luận:Cờ vua

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Matthucwiki trong đề tài So sánh cờ vua với cờ tướng
Dự án Cờ vua
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Cờ vua, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Cờ vua. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Chưa hiểu

  1. Người chơi: 2
    Độ tuổi: 8 trở lên
    Đây là quy định của FIDE ?
    FIDE không quy định tuổi+người chơi trong một ván cờ, đây chỉ là một khuyến cáo.
  2. "mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì còn vượt cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ (xem Số Shannon)."
    So sánh hai số vô hạn ? Số lượng nguyên tử trong vũ trụ là hữu hạn?
    Không phải so sánh hai số vô hạn. Số Shannon bằng 10120 là con số ước tính số nước cờ có thể (hiện nay tính khoảng 10123). Số nguyên tử có trong vũ trụ được ước tính khoảng 4x1078 đến 6x1079. Xem bài en:Shannon number.
  3. "Cờ vua sau đó được phổ biến về phía tây tới châu Âu và về phía đông tới Nhật Bản, sinh ra các biến thái trên đường đi của nó"
    Có biến đổi luật chơi? Co 1đổi hình dáng hoặc biến thành trò chơi khác ? Từ biến thái khó hiểu được đúng ý tác giả.
    Không chỉ biến đổi luật chơi mà còn biến đổi cả thành trò chơi khác. Người ta cho rằng cờ tướng là một biến thể của cờ vua nguyên thủy.
    Đúng là như vậy. Trò chơi nguyên thuỷ là Chaturanga. Ở châu Âu nó biến thành cờ vua, sang Trung Quốc thành cờ Tướng, tới Nhật thành Shogi, vào Triều Tiên thành Jianggi, đến Thái Lan thành Mahruk.Tac ke 05:45, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)
  4. "Đã từng là lĩnh vực duy nhất của trí tuệ con người, ngày nay cờ vua được cả người lẫn máy tính chơi"
    Đã từng là trò chơi trí tuệ chỉ dành cho con người?
    Vậy thì còn ai, ngoài con người (khi chưa có các máy tính) đã từng chơi cờ vua.
  5. "Chàng trai trẻ Ba Tư đang chơi cờ với hai người theo đuổi"
    Hai người theo dõi ? Hai người đồng tính mê chàng trai ? Đang chơi với cùng một lúc cả hai người (chấp cả hai?)
    Vâng, hai người đồng tính mê chàng trai. Xem mô tả ở đây. Nguyễn Hữu Dng 04:24, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)
  6. FIDE là tổ chức đúng hơn là cơ quan
    FIDE là một tổ chức quốc tế.

222.253.66.252 04:18, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)

Xóa liên kết

Tôi xóa phần liên kết đến Chương 20 truyện [[Nếu còn có ngày mai] của Sidney Sheldon vì thấy trong truyện này trừ vài đoạn có chữ "cờ vua" thì không cung cấp thêm thông tin gì về môn này.Bring Vietnam to the world 09:15, 13 tháng 9 2006 (UTC)

Top kì thủ Việt Nam

Đã xoá tên Trần Quang Nam, một người vô danh phá hoại nào đó, và cập nhật lại bảng xếp hạng. Conbo 09:54, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)

Phần top kì thủ Việt Nam này xem ra là phần bản địa hoá. Đây là wiki tiếng Việt chứ không phải Việt Nam. Mọi người xem nên giữ lại, bỏ đi hay chuyển ra bài riêng? conbo 06:25, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Đề nghị chuyển bài này ra riêng. Wiki tiếng Việt ko phải Wiki về Việt Nam.Tran Quoc123 (thảo luận) 10:39, ngày 5 tháng 8 năm 2008 (UTC)

Tên các quân cờ

Tên các quân cờ trong cờ vua không như trong cờ tướng, nghĩa là không thể dùng tên "Xe" cho quân có hình dạng như là một cái tháp. Kể cả trong tiếng Anh và tiếng Pháp, quân cờ này cũng được gọi là "Rook" (tiếng Anh) hay "Tour" (tiếng Pháp) và đều có nghĩa là cái tháp. Vì vậy, không nên sử dụng tên "Xe" cho quân cờ này.Tương tự, quân "Tượng" thực chất là "Giám mục" (Bishop trong tiếng Anh và Fou trong tiếng Pháp).Đề xuất: Sử dụng tên "Tháp" cho quân cờ được gọi là "Xe" và sử dụng tên "Fou" cho quân cờ được gọi là "Tượng". Nên ghi chú thêm cách gọi "Xe" và "Tượng".Maestredemagico (thảo luận) 01:54, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)

Fou là gì? Tôi chỉ biết trong tiếng Pháp nó là tính từ bị điên?! Vả lại cờ vua xuất phát từ Ấn Độ, sao lại phải lôi Anh với Pháp ra đây để so làm gì? Ngay cả trong lịch sử cờ vua thì hai nước Anh và Pháp cũng chỉ đứng một góc nhỏ nếu so với các nước Đông Âu, hay chuyển sang gọi tên quân cờ theo tiếng Nga thì thích hợp hơn? RBD (thảo luận) 02:01, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Đây là wiki tiếng Việt và cách gọi này thông dụng trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt, gọi là Xe thì người ta biết đó là Rook hay Tượng thì là Bishop trong tiếng Anh chứ không lẫn sang quân khác. Vì vậy theo tôi không có lí gì lại phải thay đổi tên gọi này cả. Nhớ rằng, cờ vua xuất phát từ phương Đông chứ không phải từ Anh và Pháp. conbo trả lời 02:03, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)

Tôi đồng ý là chúng ta dùng tên gọi phổ biến trong tiếng Việt, chứ không tự ý sáng tạo ra tên mới.

Chỉ nói thêm với Maestredemagico: cờ vua du nhập vào Việt Nam từ Nga (đúng hơn là từ Liên Xô cũ). Mà trong tiếng Nga thì quân "bishop" đó gọi là slon (voi). Nguyên gốc tiếng Ả Rập al-fīl (từ tiếng Ba Tư pīl) cũng có nghĩa là "voi", người Anh ít biết về voi nên sáng tạo ra từ bishop. Còn quân "rook" thì bắt nguồn từ tiếng Ả Rập, gốc từ chữ rukh trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là "xe ngựa kéo", nhưng cũng có nghĩa là "má" (một phần của mặt) và còn có nghĩa là một con chim huyền thoại với sức mạnh gọi là roc.

Vậy thì đừng cứng nhắc dịch mọi thứ từ tiếng Anh. Avia (thảo luận) 02:15, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)

Quân tượng trong tiếng Pháp (fou) cũng là bắt nguồn từ cách phát âm của từ al-fīl, nó hoàn toàn không có nghĩa là "thầy tu". RBD (thảo luận) 02:19, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)

Văn phong

Văn phong tiếng Việt không khuyến khích việc viết số ít trong câu bằng số (1 thay vì "một"). Tôi đã lùi sửa sửa đổi vừa rồi của IP. Én bạc (thảo luận) 13:55, ngày 1 tháng 10 năm 2015 (UTC)

Không phải wiki Việt Nam

Những thông tin này tôi bỏ tạm vào đây, vì đây không phải wiki Việt Nam.

Cờ vua Việt Nam hiện tại

Căn cứ theo bảng xếp hạng của FIDE tháng 2 năm 2013:

Top 5 kỳ thủ nam

Vị tríHọ tênDanh hiệuĐiểm ELO
1Lê Quang Liêm
g
2678
2Nguyễn Ngọc Trường Sơn
g
2659
3Nguyễn Đức Hòa
g
2518
4Nguyễn Huỳnh Minh Huy
g
2493
5Đào Thiên Hải
g
2482
Cập nhật 1/2015

Top 5 kỳ thủ nữ

Vị tríHọ tênDanh hiệuĐiểm ELO
1Phạm Lê Thảo Nguyên
m
2338
2Hoàng Thị Bảo Trâm
wg
2303
3Hoàng Thị Như Ý
wm
2299
4Nguyễn Thị Thanh An
wg
2261
5Lê Thanh Tú
wg
2254
Cập nhật 1/2015
Chú thích danh hiệu trong 2 bảng trên
Viết tắtDanh hiệu
g
Đại kiện tướng quốc tế
m
Kiện tướng quốc tế
wg
Đại kiện tướng quốc tế nữ
wm
Kiện tướng quốc tế nữ
wf
Kiện tướng FIDE nữ

Kỷ lục của cờ vua Việt Nam

Đào Thiên Hải là đại kiện tướng đầu tiên của Việt Nam và là kì thủ Việt Nam đầu tiên vô địch một giải thế giới (giải trẻ U16 thế giới).

Nguyễn Ngọc Trường Sơn là kì thủ trẻ nhất Việt Nam khi đạt được danh hiệu Đại kiện tướng quốc tế và là một trong hơn 10 kì thủ trên thế giới đạt được danh hiệu này khi chưa tới 15 tuổi (14 tuổi 10 tháng) (tháng 12 năm 2004).

So sánh cờ vua với cờ tướng

Ai hơn ai :)? Mật Thức (thảo luận) 16:24, ngày 28 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Quay lại trang “Cờ vua”.