Thảo luận:Friedrich II của Phổ

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi DHN trong đề tài Nhận xét
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Dự án Đức
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Đức, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Đức. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.
Dự án Cựu quốc gia
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Cựu quốc gia, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Cựu quốc gia. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.
Dự án LGBT
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án LGBT, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về LGBT. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Tên bài

cái tên Friedric II của Phổ có vẻ không được wiki cho lắm. sao ko để tên là Đại đế Friedrich II? các bài viết về các vị vua khác có thấy đề theo công thức Tên + của + Nước đâu? HS cap ba (thảo luận) 07:38, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)

Nhiều lắm chứ , bạn xem nhé:
William I của Anh
William III của Anh
Elizabeth I của Anh
Pyotr I của Nga
Ekaterina I của Nga
Ekaterina II của Nga

...--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 07:41, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)

thế còn 1 lố các ông Hoàng đế Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan... thì không bạn ạ. cần thống nhất chứ HS cap ba (thảo luận) 08:18, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)

Mỗi kiểu vua 1 nước tôi thấy có cách viết khác nhau: lố vua Nhật là Thiên hoàng này, Thiên hoàng họ, v.v... Ngay cả 1 mớ ông vua VN triều Lê hay triều Tây Sơn cũng viết ông thì theo miếu hiệu (Lê Lợi - Thái Tổ), ông thì theo tên thật (Nguyễn Huệ), v.v... Mình nghĩ sự thống nhất là khó! Chỉ thống nhất với các ông vua cùng 1 nước thì may ra! Và "Đại đế" cũng ko phải là tước hiệu chính thức của ông, chỉ là cách người ta xưng tụng ông sau chiến thắng năm 1745, lúc ông lên ngôi thực chất chưa có! Thân! :))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:20, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)

được, tạm thời coi là khó, chưa có giải pháp thống nhất toàn bộ, nhưng về lâu dài thì vẫn cần. Cái công thức Tên hiệu + đời vua (số La Mã) trong lố vua Thái, Cam không có thêm của + nước đâu bạn ạ. Thêm nước vào vì sợ nhầm lẫn từ nước nọ sang nước kia chăng? bản thân tớ không phản đối thêm của + nước vào, nhưng wiki cần thống nhất các thuật ngữ chứ. Đã của.. thì của.. cả, đã không thì không cả. Phát triển hoàn thiện wiki cơ mà, sao bảo khó thì bỏ vậy. HS cap ba (thảo luận) 08:36, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)

Dĩ nhiên là cần "của" và có 1 số Friedrich II khác. Campuchia và Thái Lan thì tớ ko quan tâm lắm, có lẽ họ ko trung tên. Bạn có thể thấy WP để Lê Thái Tổ chứ ko phải Lê Lợi, nhưng Gia Long chứ ko phải là Nguyễn Thế Tổ. Trong nước mà còn khó huống chi là từng loạt vua ngoài nước :D :D :D--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:39, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)

ok, ok, hiểu ý của bạn, vì trùngkhó. với cả chuyện thuật ngữ thống nhất cho cả wiki cũng chả phải chuyện chỉ 2 người ngồi nói với nhau là xong (khó). Còn chuyện Gia Long thì do từ Gia Long quen thuộc hơn từ Nguyễn Thế Tổ rồi HS cap ba (thảo luận) 09:02, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)

Thật ra tên bài này mình dịch từ tiếng Đức và tiếng Anh, các vị vua Phổ khác các WP này cũng có những kiểu tên y chang! Vì vậy, về chuyện hợp nhất tên giữa các vua Phổ thì an tâm! (Friedrich Wilhelm I của Phổ - Frederick William I of Prussia, Friedrich II cũng ko ngoại lệ). Thân!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:12, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)

Holy Roman Empire?

Mình vừa dịch nốt đoạn giới thiệu đầu bài. Elector of Brandenburg được dịch là "tuyển hầu Brandenburg". "Tuyển đế hầu" nghe hơi nặng quá. Tuy nhiên, mình vẫn không rõ làm sao để dịch được Holy Roman Empire sang tiếng Việt. Nếu để như hiện giờ, "đế quốc thần thánh La Mã", như 1 bạn nào đó vừa dịch thì lại không thực sự sát với lịch sử, bởi vì đây là nước Đức, đế chế thứ nhất. Không biết có ai có thể chỉnh lại không. Xin cảm ơn. Reynard 03:42, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)

Tên chính thức được dùng trong Wikipedia tiếng Việt hiện nay là Đế quốc La Mã Thần thánh. Nguyễn Hữu Dng 03:52, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)
... và Elector là "tuyển hầu tước"; đây là một tước giống như Duke, Prince, Count, ... (xem Danh sách các tước hiệu quý tộc Âu châu). Mekong Bluesman 04:56, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)

Nhận định về Friedric II

Trong cuốn Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới, phần Friederich: Ông vua sáng suốt (từ trang 320 đến trang 330), Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, Nhà xuất bản thanh niên, năm 2003 trang 320 có nhận đinh khái quát như sau về vị vua này:

F đại đế được coi là ông vua vĩ đại nhất của nước phổ . F đã thể hiện tài năng nhiều mặt về chính trị, quân sự, ngoại giao. Là một nhà chính trị, ông thực hành nền chuyên chế quân chủ tiến bộ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao sức mạnh tổng hợp của nước phổ. Là một nhà ngoại giao, ông biết cách khóet sâu mâu thuẫn giữa các nước lớn, tách họ ra hoặc đẩy họ gần nhau nhằm tạo cho nước Phổ một điều kiện phát triển tương đối thuận lợi. Là nhà quân sự, ông biết ông chỉ huy quân đội rất bài bản, dụng binh khéo léo, đã để lại cho đời sau những trận chiến mẫu mực như trận Rossbach và Leuthen. Ông ngồi trên ngai vàng trog thời gian kéo dài đến 46 năm. Trong khoảng thời gian này, ông đã mỡ rộng lãnh thổ lên gấp đôi. Những chính sách về nội chính, ngoại giao và quân sự mà ông đã áp dụng ở nước Phổ sau này có ảnh hưởng rất lớn,đặt nền móng vững chắc cho chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt phổ.

Mình định đưa nhận định vào bài nhưng vì cơ cấu bài không cho phép (dày đặc quá) nên không dám đưa vào. Bạn nào (nhất là Ti) thấy có thể tận dụng được thì bố trí đưa vào. (Nhan Luong (thảo luận) 02:55, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC))

'F đó là Friedrich, Frederick hay Frederic? Tôi sẽ bổ sung ngay lập tức! Hay Friederich là tên ông theo sách đó hả bạn?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 03:02, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Đương nhiên là Friedrich II rồi (đang viết về bài này mà). tôi làm biếng nên gõ tắt cho lẹ. ko ngờ lại có sự hiểu nhầm như vậy (Nhan Luong (thảo luận) 03:15, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC))
Phải ghi theo nguyên văn sách chứ, sách ghi tên ông là gì (Friederic hay là Frederic)?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 03:17, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Tên nguyên văn trong này là Friedrich đại đế (ông sinh ngày 24 tháng 1 năm 1712 tại Beclin).

Cần lưu ý thêm về các danh từ: Vương tử, Hoàng tử, Hoàng thái tử. Vương tử thì có vẽ châu âu hơn nhưng áp dụng cho con vương lẫn hoàng đế. Hoàng tử thì áp dụng cho con của hoàng đế (thường). cả hai từ này xài cho đám con vua mà ko có người nào được tuyên bố kế vị. còn nếu ai được tuyên bố kế vị thì gọi là Hoàng thái tử hoặc thái tử (nghe giống kiếm hiệp nhưng thông dụng) Vương thái tử thì mình ít nghe. Nói chung là tùy vào tình hình mà sử dụng cho phù hợp. (Nhan Luong (thảo luận) 03:33, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC))

Vậy phải là "Friedrich: Ông vua sáng suốt" chứ ko phải là Friederich và cả Frederic như bạn thường hay nói mồm? Còn những từ Hoàng tử, Hoàng thái tử,... cộng đồng đã áp dụng từ lâu nên mình... chẳng còn ý kiên!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 03:35, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Có lẽ vậy, nói chung là nói về ổng này.
Còn nữa chiến thuật đánh trận leuthen ko phải là chiến thuật vu hồi (ko có nguồn nào nói vậy) trong sách này nói rằng trận đánh này có ba giai đoạn. 1) Nghi binh, 2) Thọc sường và 3) Kỵ binh đột phá. Nói chung là chiến thuật liên hoàn chứ ko phải và đánh theo kiểu vòng hướng khác (vu hồi) (Nhan Luong (thảo luận) 03:41, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC))
Tôi có nhầm lẫn rằng đánh vu hồi là tất cả những kiểu đánh thọc sườn!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 03:44, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Cũng chưa hẵn vậy. Thực ra thì vu hồi cũng có thể là đánh thọc sườn đấy. Tuy nhiên thuật ngữ đánh thọc sườn thường dùng để chỉ một trạng thái hai bên đang giáp chiến thì có một bên tấn công vào một trong hai cánh của bên kia hoặc là đánh vào khoảng trống giữa trung quân và cánh khi một trong hai đơn vị này dâng cao không đồng bộ. Vu hồi thì có thể hiểu rộng hơn là một chiến thuật vả lại vu hồi còn có thể đánh sau lưng (tập hậu) hoặc bất ngờ quay lại đánh vỗ mặt (chước đà giao) nữa. Nhìn chung là phức tạp. (Nhan Luong (thảo luận) 03:50, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC))

Thông tin khác

Cũng trong cuốn sách này có một số thông tin sau:Sách này trích lời của Ăng ghen nhận xét về lực lượng kỵ binh của nước phổ do ông xây dựng là: "lực lượng kỵ binh không ai sánh kịp" (ở trang 323)

Hai tác giả này cũng nhận định về quân sụ của ông như sau:"Nhờ F dày công rèn luyện mà quân đội phổ có kỷ luật nghiêm minh, hăng hái dũng mãnh, trở thành một đạo quân có sức chiến đấu cao nhất ở châu âu hồi đó" (trang 323) tiếp trang 324: "Nhờ nắm trong tay đạo quân dũng mãnh được tổ chức tốt, nên f có thể tung hoành ngang dọc trên lục địa châu âu, đẩy mạnh sự nghiệp mỡ mang bờ cõi nước phổ".

Và "ra sức đổi mới quân đội, tăng thêm binh chủng pháo binh, do ngựa kéo;tăng cường đáng kể sức cơ động của pháo binh, đặt ra chế độ diễn tập và duyêt binh hàng năm nhằm hoàn thiện cơ chế huấn luyện quân đội". (Trang 324)

Về chiến thuât quân sự, hai tác giả này nhận định (trong trang 325) "Ông mạnh dạn áp dụng phương án chủ động ra tay trước để áp đảo đối phương; tập trung binh lực, tiêu diệt dứt điểm từng đối thủ một; ông luôn quán triệt tư tưởng tấn công đến cùng, không bao giờ buông lõng quyền chủ động tấn công".

NGoài ra sau hai chiến thắng tại Rossobach và Leuthen, hai tác giả này có nhận định: (trang 329) "Trong vòng một tháng, quân phổ liên tiếp giành được hai trận đại thắng, điều đó thể hiện một cách hùng hồn nghệ thuật chỉ huy siêu việt cũng như kỹ xảo dụng binh nhuần nhuyễn của F".

Đây là những thông tinh có thể có ích và làm cho bài đậm chất chuyên môn quân sự dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu. Nếu được thì bố trí vào bài. (Nếu có thắc mắc thì có thể hỏi thêm vì tôi đang giữ cuốn sách này) (Nhan Luong (thảo luận) 04:25, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC))

Y Tuyệt vời! Đã bổ sung!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 06:07, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)

Góp ý

Bài viết này rất tuyệt và đầy triển vọng để trở thành bài chọn lọc. Mình xin có hai góp ý nhỏ:

  • Phần nhận định: Trong phần này tác giả có trích nhận định của 2 người Tàu về F. nhưng lại xếp nó vào mục "tài năng khác" e là ko phù hợp với nhận định vì những tài năng được nêu là chíh trị, quân sự, ngoại giao.. đây là những tài năng và là điều kiện cơ bản của một vị vua đặc biệt là vị minh quân vì vậy ko hợp lí khi xếp nó vào nhóm "khác" được (khác ở đây là những tài năng ít liên quan đến trị quóc như thơ phú, văn chương, ca kịch, phong lưu... thì chấp nhận được)
  • Về bố cục: Thú thực đọc bài viết này tôi có cảm giác nặng nề giống như chương trình giáo dục cải cách của Việt Nam vậy. Thông tin dày đặc, bố trí sát nhau quá tạo nên những khối chữ, trích dẫn nhiều, liên kết đỏ nhiều làm bài rất rối và đọc nhức mắt. Có đề xuất nho nhỏ là nên tăng cường xuống hàng nhiều hơn. Ý nào đủ rồi thì xuống hàng, và canh sao cho 3 đến 4 dòng thì xuống hàng một lần, bài sẽ thoáng và rõ ý hơn nhiều. (Nhan Luong (thảo luận) 02:07, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC))
  1. VỚi những liên kết đỏ, tôi cho rằng nên để, khi nào viết các bài ấy sẽ có link!
Cũng được.
  1. Tôi thấy có bỏ xuống sẽ làm cho nhiều đoạn bị ngắn!
Ý mình là đoạn nào quá tải thì tách. Tôi sẽ thử nhé, nếu bạn ko vừa ý thì lùi lại sửa đổi
  1. Về phần nhận định, minh quân có Lê Thánh Tông cầm quân đánh Chiêm Thành vào năm 1471, Quang Trung chiến thắng nhiều lần, nhưng Ekaterina II (Nga) hay Joseph II (Áo) có người nào coi là tài quân sự đâu? Tôi cho rằng nên phân tách ra như vậy sẽ ko cho phần "Nhận định" bị quá dài!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 02:12, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Ý mình muốn nhấn mạnh là chử "khác" kìa. Đối với Lê Thánh Tong và ekatina hay josep gì đó thì mình ko rõ chứ về phần Quang Trung mà ko có ai nhận định ông này là thiên tài quân sự thì chắc là chưa có nguồn thôi hoặc chưa ai đầu tư . có nghe câu thiên tài quân sự nguyễn huệ ko? (Nhan Luong (thảo luận) 02:48, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC))
Nhìn chung là phần nhận định ngoài hai bác Tàu đó thì mấy nhân vật nữa (Joseph II, Napoleon,...) vì vậy nên bố trí ngắn ngắn 1 chút mỗi phần. Friedrich II cũng là nhà bảo trợ khoa học đấy thôi (Maupertuis, Leonhard,...)! Có chứ, NNguyễn Huệ ko là Thiên tài quân sự mới hay, Lê Thánh Tông cầm quân đánh Chiêm Thành thắng lợi!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 02:51, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)

"Tướng sĩ à, nếu vị vua này còn sống thì hẳn là quân ta sẽ chuốc lấy chiến bại chứ không đến được nơi này đâu". Câu này là dịch nguyên văn lời của Napoleon hay chỉ là dịch đại ý. Nếu dịch đại ý thì chẵng có sự thanh thóat một chút nào cả (Nhan Luong (thảo luận) 10:32, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC))

Dịch nguyên văn. Bạn có thể thấy rằng các câu nói ko nguyên văn sẽ ko được để in nghiêng, dấu ngoặc kép to tướng như thế :)))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 11:02, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Nguyên văn tiếng anh là: "Gentlemen, if this man were still alive I would not be here". Mình tạm dịch là: Hỡi các tướng sĩ, nếu ông già này còn sống thì chúng ta chẵng thể đến được đây". Ko biết có được ko vì thấy cách dịch trên nghe như thủ thỉ vậy, chẵng Napolion chút nào. Không biết nguyên văn tiếng Pháp và tiếng đức như thế nào nhỉ (Nhan Luong (thảo luận) 03:01, ngày 21 tháng 7 năm 2010 (UTC))

Thêm thông tin

  • Tác giả Thẩm Kiên đã bình chọn f là một trong mười vị hoàng đế tài ba trong lịch sử (vị trí thứ 9) trong cuốn: Thập đại Tùng thư: 10 đại hoàng đế thế giới, Thẩm Kiên, người dịch: Phong Đảo, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2003.
  • Có thêm thông tin rằng vào năm 1755 f đã biếu cho nga hoàng ekatina một số vật liệu quý để xây dựng cung điện ở đâycái này
Ko phải là vị trí thứ 9 mà ông là vị vua đứng thứ 9 theo trình tự thời gian! Sở dĩ Nhật hoàng Minh Trị đứng cuối cùng sách do ông ta có sau Friedrich II Đại đế, chứ ko phải là do ông ta kém cỏi hơn nhà vua nước Phổ gì cả!
Chỉnh cho bạn 1 tí: Nữ hoàng Nga Ekaterina II Đại đế lên ngôi vào năm 1762. Tuy nhiên, vào năm 1755 thì nước Nga có 1 vị nữ hoàng hùng mạnh khác là Elizaveta Petrovna!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 12:54, ngày 22 tháng 7 năm 2010 (UTC)
WP đã có thông tin Friedrich II Đại đế kiểm soát cái công ty đồ sứ!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 12:55, ngày 22 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Vua Friedrich II của Phổ cũng được Michael Lee Lanning xếp ở vị trí thứ 11 trong cuốn "The military 100: a ranking of the most influential military leaders of all time". Trong số đó có cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp đấy!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 04:35, ngày 23 tháng 7 năm 2010 (UTC)

Chiến tranh

Trang 325:

Giữa những năm 50 của thế kỷ 18, tình hình chính trị châu âu thay đổi thất thường, cuộc chiến tranh giữa hai liên minh, một bên là anh và phổ, một bên là áo, pháp và nga diễn ra trên cả lục địa châu âu và cả trên đất thuộc địa ở nước ngoài. Tiếng là chiến tranh giữa các nước liên minh nhưng thực chất là một mình nước phổ đơn phương độc mã đối chọi với các cường quốc châu âu, còn nước anh chỉ hỗ trợ về mặt tài chính. Thực tế lúc đó, nước phổ coi như bị bao vây bốn mặt. Tuy nhiên cảnh ngộ càng khó khăn, phổ càng thể hiện bản lĩnh anh hùng, F thật xứng đáng là nhân tài lỗi lạc một thời.

Sau khi đã hạ quyết tâm, tháng 8 năm 1756, F tự mình thống lĩnh 100 ngàn quân tấn công bất ngờ vào xứ Sacxen – đồng minh của nước áo, khiến cho nước áo không kịp trở tay. Tuy quân áo đã cử quân đi cứu viện nhưng vẫn không cứu vãn được tình thế, Sự việc Sacsen đã gây tâm trạng hoang mang cho phe đồng minh Pháp, áo, Nga. Họ liền tập trung 500 ngàn đại binh bổ vây bốn mặt nước phổ. Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1757 (hết trang 325)

Trang 326:

giữa phổ và áo xảy ra đụng độ lớn ở Praha và Kolin. Quân phổ lúc đầu thắng, nhưng sau yếu thế,đành phải rút quân, rồi rơi vào tình thế bốn mặt đều bị đánh, tình cảnh thật lao đao. Sau khi bình tĩnh đánh giá tình hình, F liền tập trung binh lực đánh vào mắt xích yếu nhất của đối phương, đó là cánh liên quân Pháp –áo do Hoàng thân pháp là Soubisc và Hoàng thân Áo là Hildbourg Hausen thống lĩnh, với quân số 45 ngàn người. Sau khi đánh bại cánh quân này, ông lần lượt hạ gục các cánh quân khác.

Tháng 11 năm 1757, F chỉ huy đạo quân hơn 20 ngàn người đánh vào thị trấn quan trọng Weissenfels phía Tây Nam Leippzig. Xét thấy doanh trại địch quá kiên cố, nên ông cho chuyển trận địa từ Bedla sang Rospask, vì khoảng đất này có lợi hơn cho tác chiến, với ý đồ “dụ con rắn ra khỏi hang” để tấn công ngay trong quá trình cơ động. Quả nhiên kẻ địch mắc bẩy, họ nhận định rằng như vậy là quân phổ đang thoái lui và sợ đụng độ. Trưa ngày hôm sau, họ tập trung binh lực chia ra làm ba cánh quân chủ lực đánh vào cánh trái quân Phổ, đồng thời mở cuộc tấn công từ sườn phía sau với mục tiêu là chặn đường rút lui của quân phổ.

F đã tương kế tựu kế, nhanh chóng bố trí lại trận đồ, hành động di chuyển của quân phổ diễn ra mau lẹ đến mức “giống như thay cảnh trên sân khấu trong nhà hát” (hết trang 326)

Trang 327:

Liên quân lại cho rằng như vậy là quân phổ có biểu hiện nhốn nháo, rối loạn, định đánh tháo chạy, nên họ đã nhanh chóng mở cuộc tấn công. Trong khi hành tiến, liên quân Pháp – áp đã để lộ những nhược điểm của mình. F chớp thời cơ, lập tức phát động tổng công kích và đánh tan quân Pháp –áo.

Trong trận đánh Rospask, liên quân Pháp – Áo đã bị tổn thất 3 ngàn người, 5 ngàn người bị bắt sống, mất rất nhiều hỏa pháo, vũ khí và lương thực, trong khi quân phổ chỉ thương vong 500 người. Thắng lợi đã khích lệ sĩ khí quân phổ rất nhiều. Tuy nhiên nếu nhìn về toàn cục thì tình hình chung vẫn chưa thể lạc quan. Silesia mặc dầu lọt vào tay quân phổ, nhưng miền đông nước phổ lại bị quân Nga chiếm đóng.

Sau thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi và chỉnh đốn lại, F liền chỉ huy quân chủ lục hành quân 400 km trong vòng 15 ngày, nhanh chóng đến tập kết ở vùng Leuthen thuộc Silesia, quyết tâm giải quyết chiến tranh trước khi mùa đông đến.Tổng số quân áo đồn trú tại Leuthen có 70 nghìn người, 210 khẩu pháo, trận địa kiên cố xoay quanh trung tâm là Leuthen. Trong khi đó, quân phổ chỉ có 36 ngàn người, 167 khẩu hỏa pháo, lại hành quân từ xa tới, người ngựa mỏi mệt. Tuy vậy F (hết trang 327)

Trang 328:

vẫn không ngần ngại mở cuộc tấn công để giành thế chủ động. Qua điều tra quan sát cẩn thận, ông nhận thấy mặt chính diện quân áo bố trí quá rộng, khoảng cách giữa hai cánh quân quá xa, thế là ông quyết định cho bộ phận nhỏ kỵ binh đánh nghi binh vào cánh phải quân áo nhằm thu hút sự chú ý của quân áo. Sau đó tung chủ lực đánh vào cánh trái của quân áo.

Ngày 5 tháng 12, trước hết quân phổ đánh nghi binh vào cánh phải quân áo, đồng thời cho quân chủ lực lợi dụng địa hình gò đồi cao và làng bản để bí mật cơ động tiếp cận địch, chờ đến khi quân áo chia quân đi chi viện cánh phải, để hở cánh trái và trung quân thì quân phổ lập tức xuất kích đánh thọc chéo vào phía cánh trái đội hình địch. Quân áo vội vàng điều binh, khiển tướng đối phó với quân chủ lực phổ. Nhưng đã quá muộn, khi đó kỵ binh phổ nấp sau núi lập tức đã mở cuộc tấn công, thừa thắng đột phá vào chính giữa và phát triển khắp toàn tuyến quân áo. Mặc dù quân áo chống trả rất quyết liệt nhưng họ bị chặn đứng bởi hỏa pháo của quân phổ, hơn nữa kỵ binh phổ với ưu thế tuyệt đối đang tấn công dữ dội nên không thể xoay chuyển được tình thế. Khi màn đêm buông xuống, thì quân áo vỡ trận, lui về chốt giữ Brescau.

Trong trận Leuthen, quân phổ chấp nhận thương vong 6 ngìn người để tiêu diệt hơn 20 ngàn tên địch (hết trang 328)

Trang 329:

đọat được 116 khẩu pháo, giành một thắng lợi huy hoàng hiếm có trong lịch sử quân sự. Napoleon đã bìh luận rằng chiến dịch leuthen đã trở thành một kiệt tác về ba măt…. (đã chéprồi)

Trong vòng một tháng quân phổ liên tiếp giành hai trận đại thắng ……(đã chép)

Một vài năm về sau, F đã chỉ huy quân đội mở nhiều cuộc chiến ác liệt với liên quân chống phổ. Tháng 10 năm 1760, thủ đô của phổ từng lọt vào tay quân địch. Tháng 12 năm 1671, trên cả hai mặt trận tuyến Nam bắc, liên quân đều đánh bại quân phổ đưa F vào thế tuyệt vọng. Tuy nhiên nhờ một chuyện tình cờ mà F được cứu thoái. Đó là vào tháng 1 năm 1762, nữ hoàng nga Elizabeth chết. Người lên thay là một nhân vật rất sùng bái F nên sau khi kế vị, ông không những tuyên bố nước nga rút khỏi cuộc chiến tranh mà còn trả lại cho nước phổ toàn bộ đất đai mà nga đang chiếm đóng, một mình nước áo không làm được trò trống gì. Ngày 15 tháng 2 năm 1673 (hết trang 329)

Trang 330:

áo bất đắc dĩ phải ký với phổ “Hòa ước Hubertsburg”, từ bỏ quyền thu phục lại xứ Silesia.

Sau bảy năm chiến tranh, ý đồ xưng hùng xưng bá trên lục địa châu âu của F không hề nguôi ngoai. Năm 1772, Phổ liên kết với Nga chia nhau đất Ba Lan, nước phổ được chia vùng West Prusia. Năm 1777, ông già ốm yếu F một lần nữa mặc giáp ra trận, cướp được từ trong tay người áo miền đất Anspask và miền Baviere.

Rạng sáng ngày 17 tháng 8 năm 1786, ông vua sáng suốt nổi danh một thời F đã đi vào cõi vĩnh hằng, hương thọ 74 tuổi. (Nhan Luong (thảo luận) 14:24, ngày 1 tháng 8 năm 2010 (UTC))

Y Đã xong!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 02:10, ngày 2 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Phần liên quan đến chiến tranh tôi sẽ cố gắng bổ sung và chỉnh sửa để cho đoạn văn đậm chất quân sự (Nhan Lương (thảo luận) 02:44, ngày 2 tháng 8 năm 2010 (UTC))
Chú thích quá khủng!! :D -- ClanKeytalk-butions 11:16, ngày 9 tháng 8 năm 2010 (UTC)

Dài

Bài viết này đang giữ kỷ lục dài nhất đấy, tác giả cũng đã bỏ ra nhiều công sức rất đáng hoan nghênh. Bạn xem có thể tách ra làm các bài nhỏ không? giúp cho độc giả tiện theo dõi nội dung. --Cheers! 16:10, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)

Rất cám ơn bạn! Bài này đã tóm tắt hóa rồi đấy, nhưng dài vì có nhiều điều để nói!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 12:50, ngày 25 tháng 9 năm 2010 (UTC)

Bài chọn lọc

Bài này viết tốt và chú thích rất đầy đủ.Theo tôi, bài này nên trở thành bài viết chọn lọc.--Chubengo (thảo luận) 09:21, ngày 3 tháng 10 năm 2010 (UTC)

Nhận xét

Phần mở đầu:

  • "là vị thống soái và nhà chính trị kiệt xuất hơn cả trong lịch sử châu Âu thời đại ông" là nhận xét mà mà không nói rõ đây là nhận xét của ai, viết như là nhận xét của Wiki
  • "là một vị vua nổi tiếng của nước Phổ" - đã "kiệt xuất" rồi bây giờ lại chỉ "nổi tiếng" thôi sao? có ông vua nào "không nổi tiếng" không?
  • Phần mở đầu nói chung quá dài dòng. Nên cô đọng lại những điểm tiêu biểu về nhân vật được nhắc đến trong thân bài - vì thế, phần mở đầu không cần nêu dẫn chứng gì hết. NHD (thảo luận) 07:14, ngày 24 tháng 10 năm 2010 (UTC)

Xin topic

Bạn có chủ đề nào hay muốn mình tham gia viết thì nhắn mình một tiếng nhá:)

Quay lại trang “Friedrich II của Phổ”.