Thảo luận:Immanuel Kant

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Ngthuongviet trong đề tài Về câu dịch "Zwei Dinge..." của Bùi Văn Nam Sơn
Dự án Đức
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Đức, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Đức. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Dự án Triết học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Triết học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Triết học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Tôn giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tôn giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tôn giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Nga
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nga, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nga. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

chữ

Der Charakter eines wahren Philosophen ist der, daß er nichts thut, als die Natürlichen Kräfte und Fähigkeiten zu exercieren, und zwar durch die nachforschende Untersuchung der Critic".

Bản chất của một triết gia chân chính nằm ở chỗ ông ta không làm việc gì khác hơn là vận động những lực lượng và tài năng tự nhiên, nghĩa là thực hiện bằng nghiên cứu điều tra sự phê phán.
Tôi không dám phê bình việc dịch này vì Baodo "hiểu" ông Kant hơn tôi. Nhưng nếu là LĐ dịch thì sẽ như vầy:
Đặc điểm của một triết gia chân chính nằm ở chỗ ông ta không làm việc gì khác hơn là vận dụng sức mạnh và khả năng (của) thiên nhiên, và qua đó nghiên cứu ...
(-: thực ra, con không còn đủ sức nếu để dịch một mình nhưng nhờ thầy nhắc con mới nhớ bài học từ trong a lai da :-). Theo kiểu con dịch thì có lẽ dể hiểu theo nghĩa thông thường hơn.
Dạ em báo trước em không chẻ tóc nhưng em muốn xem lại xem cách dịch nào rõ hơn và tại sao thôi. Vả lại ai dám "dĩ thời châu chấu đá xe ... hơi"

Một chữ nửa ? lebendigen Kräfte = bản năng/khả năng sinh tồn (dĩ nhiên "năng lực sinh tồn" thì dúng nhưng chưa thấy ai dùng)

Charakter ở đây là "Wesen, Natur" đó ông LĐ ơi, "đặc điểm" hoặc "đặc tính" e quá nhỏ. Tôi đổi thành "bản tính". Còn Lebendige Kräfte anh nghĩ dịch ra sao thì hay thì cứ dịch! Thấy trái tai trái mắt thì cứ sửa,... sửa đúng không được khen, nhưng sai sẽ có người kiện ngay:D. --Baodo 19:34, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Bởi vậy ngu gì sửa -- chọc gậy (ý quên chọc ghẹo) dể hơn ... lỡ có gì ở chổ này hông ai tru tréo ngoài TĐH ra ... Nhắc mới nhớ ... nhưng ông ta bỏ nghề rồi tu tỉnh, hiền hậu tên cũng hiền nữa, tui chọt ổng thành "Lưu Linh" mà ổng không hề nhúch nhích như vầy chắc ngồi thiền đạt được cảnh giới phi tưởng xứ rồi. Nếu quả thật tu đến mức người chọt không nhúc nhích thì khá lắm! Để hôm nào rảnh bái kiến ổng xem ổng còn nhớ tui hông -- LĐ

Chữ đề xuất

Ở đây LĐ chỉ nêu lên thôi chứ chữ thì không sai (chữ nào thấy sai thì "Cạo" liền đừng lo). Anh thấy nếu chữ nào được thì dùng lại không thì ghi chú vào và bỏ qua. Còn về ý của Kant thì hầu như mấy anh nào học triết đều rành hơn LĐ... (không dám hỗn)

  • sùng tín chắc là từ chữ "sùng bái tín ngưỡng"; cho LĐ xin chữ dễ hiểu hơn là sùng đạo ?
    • OK.
  • giáo phụ chữ này tôi chưa từng nghe.. có phải là người "phụ giảng" (trong việc truyền đạo; hay nghìa khác là "cha xứ giảng đạo" ?
    • Nghĩa thứ hai, "cha xứ giảng đạo". Taufpate, godfather.
  • "De mundi sensibilis atque intelligibilis forma et principiis": chưa được dịch ra Việt ngữ là gì ? Đây hình như không phải Đức ngữ mà là Latin hay tiếng Pháp ngữ.
    • Nó là: Về mô thức và các cơ sở của thế giới cảm tính và thế giới khả niệm
  • lệnh thức tuyệt đối (kategorischer Imperativ) -> tôi hiểu là "Lệnh thức về phạm trù", hay "lệnh thức phân lớp"?
    • Ghê ta, giải từ nguyên dữ vậy! Anh thắc mắc đúng nhưng categorigal/kategorisch lại thường được dùng với nghĩa thứ hai và ba hơn. Vậy ở đây kategorisch là minh xác (có lẽ "được sắp xếp theo hàng ngũ, tiêu chuẩn"), tuyệt đối. Tôi chọn tuyệt đối. Người Hoa và Nhật dịch là Định ngôn lệnh thức.

Tạm thời như vậy mai đọc tiếp --- Triết học đọc mệt thiệt. Có đến Königsberg chưa ? Vùng này hiền hòa và thanh bình lắm

Mới đọc được một đoạn

Tôi mới đọc được một đoạn (mệt rồi), xin phép có mấy ý kiến sau:

  • đứa con thứ tư: theo cảm nhận của tôi thì chữ đứa không hợp với văn phong nghiêm túc của toàn bài. Chữ người chắc hợp hơn.
OK
  • đại học đắc ý nhất của ông: tôi hay gặp chữ tâm đắc ở vị trí của đắc ý hơn. Ở tiếng Việt hiện đại, chữ đắc ý đã có phần nghĩa hơi xấu.
OK
  • Preußen: có phải là Phổ? Nếu đúng thì dùng chữ này bà con sẽ dễ hiểu hơn.
Đúng vậy, nhưng còn lưỡng lự về cách dùng âm. Nhưng sẽ đổi sau vì tôi đã dùng nó trong những bài khác.
  • galant: tiếng Việt có ga lăng, phổ biến lắm đấy ạ
OK
  • rất tỉnh không cười: có phải tỉnh khô không ạ?
OK
  • nguyên lí Newton: hình như phải là định luật Newton
OK.
  • ...như chúng tự thể (an sich) là, bằng giác tính (Verstand, "Noumena"): Tôi cũng biết Das Ding an sich dịch là vật tự thể hay vật tự thân (BVNS). Nhưng tôi vẫn chịu không hiểu câu này.
Nó cũng không đến nỗi khó lắm nếu tôi đưa thêm các ví dụ cho "tri thức phân tích" (analytische Erkenntnis) và "tri thức tổng hợp" (synthetische Erkenntnis). Nên cho vào bài hay cho vào tác phẩm Phê phán lí tính thuần tuý?

Chữ nghĩa

  • giác tính: có phải đó là giác quan không?
Không. Giác tính là khả năng tư duy, khả năng nhận biết; là Verstand được hiểu sát nghĩa từ động từ "verstehen". Giác quan là "Sinn".
  • câu hỏi siêu hình học làm thế nào có thể là một khoa học phải được giải đáp trước khi các câu hỏi siêu hình học được xử lí: Tôi nghĩ mãi mới hiểu, nhưng cũng không rõ có hiểu đúng không. Nếu tôi hiểu sai thì mấy câu sau đây coi như bỏ.
Đã cho vào "". câu hỏi "siêu hình học làm thế nào có thể là một khoa học" phải được giải đáp trước khi các câu hỏi siêu hình học được xử lí. Tiếng Việt mình không inflected nên câu văn dài chút là không rõ ràng. "câu hỏi siêu hình học" = metaphysische Fragen, vậy phần "siêu hình học" ở đây là hình dung từ.
    • Hình như làm thế nào cần được cho vào ngoặc, "" chẳng hạn, để khỏi làm nhiễu phần còn lại của câu.
    • Chữ khoa học ở đây nghe hơi thế nào ấy: khoa học phải được giải đáp.
    • Liệu có cần thêm 1 chữ khác vào để thành trước khi các câu hỏi siêu hình học khác được xử lí hay không? (để cho việc trả lời câu hỏi "làm thế nào" (cũng là siêu hình học) không thành ra đệ quy vô tận).

Mạn phép bới bèo ra bọ. Thiên tai. thiên tai.:) Mai tôi đọc tiếp. (Tmct 02:25, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC))

"Bới bèo ra bọ" hay quá, mai mốt tôi bới lại cho, loại trừ toán và tính xác suất ra. Mong sao Wiki mình có những người chuyên ngành để có thể làm peer-review với trọn vẹn ý nghĩa! --Baodo 11:15, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Hà hà tui bới lông tìm rận chớ bới bèo làm chi cho nặng nhọc:giác tính = verstand


Tôi không giỏi chẻ triết chẻ lý như anh, nhưng nếu dùng "giác tính" nghiã trong Phật học thì tôi e anh hơi chủ quan, chưa chắc Kant viết chữ đó để ám chỉ "giác tính" cái mà Phật giáo tạm gán nghĩa ngôn ngữ cho chữ đó.

  • Verstand có thể mang nghĩa là "những cái đã được nhận thức hay đã được "bộ não của Kant" chấp nhận" hay những thứ đã hiểu ra! Tức để tránh nhầm lẫn tôi nghĩ nên dùng chữ dễ hiểu hơn như có lẽ gần nhất là "đã hiểu/ đã biết", "tri kiến"
  • Còn nếu anh dùng nghĩa là khâ năng tư duy thì nên dùng chữ "tư năng", hay đơn giản "năng lưc tư duy", "khả năng tư duy"

Tui hông thích anh đem chữ "Giác" vào dễ lầm lắm

    • Giác 覺 là từ nhiều nghĩa. Và nghĩa rất "bình thường" của nó là: biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra. Vậy Verstand dịch là giác tính có gì đâu mà phàn nàn? (Bùi Văn Nam Sơn bạc đầu mới suy ra chữ này đó). Đừng để kiến thức Phật giáo làm méo mó nhé ông CS Làng Đậu! (tui nghĩ chỉ tui bị méo, có ngờ đâu ông còn bị méo hơn tui! Triết Tây, không phải Ấn-Hoa). Phật-đà = Giác giả = là người tỉnh thức, nhận biết, thế thôi, có gì đặc biệt đâu? (à, mà có cái đặc biệt trong cái bình thường ấy nhé!) --Baodo 18:22, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Ra chiêu thức mới, lần này LĐ không bới lông nữa vì đã "verstand" 1 chữ, bây giờ LĐ dùng "gedanken":

Theo thầy Baodo:"Ý niệm không có nội dung là trống rỗng, trực quan không có khái niệm là mù quáng" (Gedanken ohne Inhalt sind leer, Anschauungen ohne Begriffe sind blind.)OK thôi Nhưng LĐ thấy dùng chữ "trống rỗng" chưa đủ mạnh về tính phê phán; vả lại, không ai chê 1 người/1 ý tưởng là "trống rỗng" cả. Mà là rỗng tuếch Thầy chịu chưa nếu hông chịu thì tụi cạo tiếp (tội "mạn pháp xử" luôn chữ này trong bài chừng nào thầy thấy sai thì sửa lại nguyên thủy nhe!

bới đã rồi tới quét (nhà ra rác)LĐ 18:06, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)


Xong: trong bài thấy Baodo có dùng chữ Marburg nhưng chả chấy chữ Weimar -- bye LĐ

Phân tích ngữ pháp.

Tôi gặp vấn đề lớn: Nhiều câu tôi hiểu cấu trúc còn chưa nổi, chưa tính được chuyện hiểu nghĩa.

  • Kant lần đầu tiên phân biệt khắt khe giữa tri thức các hiện tượng (Phaenomena) qua cảm năng (sinnliche Erkenntnis) và tri thức vật thể (Erkenntnis der Dinge) như chúng tự thể (an sich) là, bằng giác tính (Verstand, "Noumena")
Ý tôi là cấu trúc hơi bị trúc trắc quá nên khó hiểu. Để tôi thử diễn đạt lại xem còn đúng nghĩa không:
lần đầu tiên, Kant đã phân biệt sắc nét giữa tri thức cảm năng về các hiện tượng và tri thức qua giác tính về các vật như chúng tự thể là.
"Bằng giác tính" bên trên có giá trị cho cả hai loại tri thức!
Đây, nguyên văn: "...unterscheidet er zum ersten Mal scharf zwischen der sinnlichen Erkenntnis der Erscheinungen der Dinge (Phaenomena) und der Erkenntnis der Dinge, wie sie an sich sind, durch den Verstand (Noumena).". Tôi cố gắng sửa lại xem sao :-).
Chà, Baodo có cách diễn đạt nào dễ hiểu hơn "tự thể là" không? Hoặc thêm hẳn một câu chỉ để giải thích khái niệm "vật tự thể".
OK, trích câu giải thích BVNS và đưa một tiểu mục "Giải thích thuật ngữ Kant" bên dưới.
  • Luận văn phê phán này xử lí tri thức tiên nghiệm (a priori), có nghĩa là một tri thức khả hữu đi trước tất cả những kinh nghiệm chính xác, trong ba phần.
trong ba phần đặt quá xa ở cuối câu gây khó hiểu. Tôi thử xếp lại và cắt câu:

Luận văn phê phán này xử lí tri thức tiên nghiệm (a priori) trong ba phần. Đó là tri thức khả hữu đi trước tất cả những kinh nghiệm chính xác

Ngoài ra, tại sao lại chính xác? Tôi tưởng cả empirischen lẫn Erfahrung đều chỉ có nghĩa kinh nghiệm. Trong định nghĩa của chữ tiên nghiệm (en:a priori) cũng không thấy ý chính xác của kinh nghiệm.
  • vậy câu "empirische Erfahrung" là sao? Kinh nghiệm được kinh nghiệm? Ở đây, "empirisch" tôi dịch "chính xác",... nhưng có lẽ chính xác hơn nữa là "cụ thể" hoặc "tatsächlich".
Từ xử lí nghe hơi kì. Tôi thường hiểu chữ xử lý theo kiểu can thiệp sâu để làm thay đổi nội dung, thí dụ xử lý công việc, xử lý hóa chất, xử lý móng nhà, hoặc mày để thằng đó cho tao, tao sẽ xử lý nó! Rất tiếc là tính chất phê phán của câu trên lại dễ làm người đọc nghĩ đến nghĩa cuối cùng hơn cả :-)) Không biết nếu dùng chữ đơn giản hơn, chẳng hạn bàn về, có được không?
  • xử lí: tôi dùng cho đt: handle; deal with; abhandeln, behandeln, vorgehen.
  • giải quyết: solve, resolve; lösen.
Vậy nghĩa xử lí chỉ được dùng rất neutral. Dĩ nhiên, nó có thể được thay đổi tuỳ văn cảnh cho dễ nghe hơn.
  • Trước hết là các dạng cảm năng tiên nghiệm (Sinnlichkeit a priori), các trực quan thuần tuý (reine Anschauung) không gian và thời gian, đã đặt nền tảng cho toán học như một khoa học tiên nghiệm
Cái dấu phảy trước chữ đã làm tôi không hiểu được đâu là chủ ngữ của câu. Câu tiếng Đức tôi cũng chịu, tôi tìm không ra Position zwei của cái động từ chính.
  • Câu thứ 2 giữa hai dấu phẩy là câu giải thích câu đầu. Tôi sẽ thêm "nghĩa là" (i.e.) cho rõ.
  • Trong phần thứ hai, phần luận lí siêu việt (transzendentale Logik), thì các khái niệm không tuỳ thuộc vào kinh nghiệm (erfahrungsunabhängige Begriffe), các phạm trù (Kategorien), tất nhiên được áp dụng vào tất cả các đối tượng của kinh nghiệm
Câu này lại càng khó nữa. Tôi có thể đoán "tất nhiên được...." là phần vị ngữ, "các khái niệm" là một chủ ngữ, nhưng chịu không hiểu "các phạm trù" là chủ ngữ thứ hai hay chỉ là giải nghĩa cho cái gì đó ở phía trước.
  • Y như câu trên, thêm "nghĩa là". Tmct la làng ở đây có lí :-).

Ôi Baodo ơi, cấu trúc tiếng Việt không có khả năng phức tạp được bằng tiếng Anh, chứ chưa cần tính đến tiếng Đức. Baodo không phải dịch sát đến thế đâu, cứ chặt mỗi câu tiếng Đức ra làm vài câu tiếng Việt cho bà con dễ hiểu. (Tmct 01:07, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC))

OK,... nghe và cố gắng!--Baodo 13:47, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)
"cấu trúc tiếng Việt không có khả năng phức tạp được bằng tiếng Anh, chứ chưa cần tính đến tiếng Đức" và "cứ chặt mỗi câu tiếng Đức ra làm vài câu tiếng Việt cho bà con dễ hiểu". Đúng quá! Mekong Bluesman 07:42, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Vừa thôi nghe ông, thừa dịp tiến tới quá mức đó! :D. (mặc dù bị quở nhưng vẫn cúi đầu cảm tạ!) --Baodo 13:47, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Rất thông cảm với anh Baodo vì tôi cũng thường dịch từ tiếng Đức. Cái dilemma của người dịch là cố gắng dịch sát để không mất phong văn và ý của tác giả thì lại có thể câu văn tiếng Việt không được hay lắm. Nhưng có như vậy thì mới biết anh Baodo là một người dịch rất có tinh thần trách nhiệm chứ không phải là người dịch "quá thoáng". Phan Ba 15:02, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Khúc mắc

Bây giờ đọc ông Kant tôi thấy dễ hiểu hơn nhiều rồi. Nhưng vẫn còn khúc mắc.

  • Trong tiếng Việt hiện đại, ám chỉkhuếch trương được hiểu với nghĩa xấu. Thế nào cũng có từ khác có nghĩa tương đương nhưng trung lập hơn. Baodo dùng hai từ này thì nhiều người đọc sẽ hiểu oan cho ông Kant mất.
Không tin, Baodo thử trưng cầu dân ý tại Wiki mà xem.
Tmct này dị ứng từ "ám thị" quá! Vì bạn lần này mà tôi sửa ấy nhé ;). "Khuếch trương" là "phát rộng ra", "diễn rộng (một chủ đề nào đó đã được nhắc đến sơ qua) ra", sao lại negative? (tôi hỏi thực sự, xin đưa giải thích vì sao và với ví dụ.)
Tôi xin rút lại ý kiến về "khuếch trương", vừa tra Google và thấy hình như không negative như tôi tưởng.
  • ..và quan niệm tự do – trong phê phán thứ nhất dành cho lí tính lí thuyết chưa được chứng minh - được biện hộ là điều kiện tiên quyết tất nhiên

Phần giữa hai dấu - vẫn khó hiểu. Tôi đề nghị đổi thành:

..và quan niệm tự do, cái chưa được chứng minh trong phê phán thứ nhất dành cho lí tính lí thuyết, được biện hộ là điều kiện tiên quyết ...
  • OK!
  • Những nguyên tắc sơ khai siêu hình của Khoa học tự nhiên (Metaphysischen Anfangsgründe...
Tôi tưởng Grundnền tảng, căn bản, cơ sở, lý do? sao lại là nguyên tắc? Hình như đoạn sau Baodo dịch là cơ sở.
  • Cái này.... ngã môn bị... lầm :D. Những chỗ dịch khác thì.... đúng. Sẽ sửa lại.
  • Phê phán lực phán đoán
Tôi nghĩ là năng lực sẽ hay hơn chăng? Vì từ lực đi riêng sẽ gợi ngay đến nghĩa vật lý (các lực vật lý) chứ không phải một thứ trừu tượng.
Lực đi với phán đoán mà còn lầm à? Anh BVNS dịch là "năng lực". OK, nếu bạn nghĩ là rõ hơn.
Chỉ là chuyện sắc thái ngôn ngữ thôi. Không thể bảo rằng "lực phán đoán" là sai nghĩa. Với kiến thức (hẹp) của tôi thì chẳng sai tí nào, chỉ có ...không quen tai. Vì tôi với những "lực trừu tượng" thì thấy người ta dùng những từ nghe trừu tượng hơn
  • Tôn giáo trong phạm vi lí tính thuần đơn (Die Religion innerhalb der Grenzen der bloßen Vernunft)
Tôi sẽ không hiểu chữ thuần đơn nếu không có chú thích bloßen (chắc với nghĩa "ngoài ra không còn gì khác"). Bao do có thể chọn một từ nào đơn giản gần gũi hơn không? Thuần túy chẳng hạn.
  • thuần đơn (hoặc đơn thuần) là bloß (mere, merely), bằng "chỉ là"... còn "thuần tuý" dành cho pure. Tuy không khác nhiều, nhưng vẫn có khác ở nuance, có phải? Tôi đảo chữ thành đơn thuần :D.
Chà, thế có phải dễ hiểu hơn không. Nội dung đã khó rồi, tôi nghĩ lượng "từ mới" chỉ nên giới hạn ở các thuật ngữ khoa học cần thiết thôi.
  • Năm 1797, phần thứ nhất của hệ thống, luận văn Nhân luân siêu hình học (Metaphysik der Sitten).
Câu này chắc phải nối thêm: ...der Sitten), ra đời.
  • Đúng vậy, sửa ngay.
  • Nhưng vấn đề của công trình nghiên cứu này ngày càng được di chuyển đến những tầng cấp trừu tượng trong quá trình phác thảo nên Kant đã...
Die Problematik dieser Untersuchungen verschiebt sich aber im Laufe der Entwürfe auf immer abstraktere Ebenen
Nhưng trong quá trình phác thảo, sự phức tạp của nghiên cứu này ngày càng chuyển lên những mức độ trừu tượng cao hơn. Cho nên, Kant đã...
Hihi, đến lượt tôi chẻ sợi tóc ra làm tư. verschieben sich không phải nghĩa bị động; còn abstraktere có nghĩa so sánh hơn.
  • Lỗi thật :D, nhưng cái này đâu phải chẻ tóc mà là "củi"!
  • tương ưng phê phán lí tính thuần tuý
Tôi tưởng là tương ứng với (correspond to)? Tôi chưa bao giờ nghe thấy từ tương ưng.
  • Ưng/ứng là hai cách đọc của một chữ Hán gốc. Trước đây người ta phân biệt rõ là:
  • Ưng: Nhận. Bằng lòng. Td: Ưng thuận — Nên. Đáng như thế. Td: Lí ưng (đáng lẽ) — Một âm là Ứng. Xem Ứng.
  • Ứng: Đáp lại. Td: Đáp ứng — Trả lời. Td: Ứng đối — Hợp với. Đoạn trường tân thanh: »Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao« — Một âm là Ưng. Xem Ưng.
Nhà Phật có bộ kinh tên Tương ưng (rất ít đọc là ứng) nên tôi bị méo mó. Nhưng sẽ dùng tương ứng cho thống nhất.
  • tuy không hẳn tương ưng cách đặt vấn đề (rất khó nhận ra vì trạng thái của các bản viết tay) trong đó
Cái ngoặc đặt chỗ này làm cho chữ trong đó bị lạc xa quá nên khó hiểu, có thể chuyển ngoặc xuống cuối câu (sau trong đó) được không?
OK.

Ôi chà, hôm nay đọc đến thế đã. Chúc Baodo ngủ ngon. (Tmct 02:57, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC))

Lại viết tiếp:

  • Chỉ nên hành vi theo phương châm... "Handle" ở đây dịch thành "hành xử" được không? tôi thấy từ này nghe quen hơn, danh từ thì nhiều nhưng động từ "hành vi" thì tôi chưa nghe bao giờ.
OK.
  • Tình trạng vị thành niên là sự bất năng vận dụng giác tính không cần sự chỉ đạo của người khác

Tôi nghĩ thêm một chữ "mà": mà không cần... sẽ dễ hiểu hơn.

OK.
  • Tình trạng vị thành niên này là tự gây ra vào, nếu... - Selbstverschuldet ist diese Unmündigkeit, wenn...
Hình như thừa chữ vào?
Đúng thế, sửa đi sửa lại mà quên xoá hết văn cũ thì ra thế đấy!
  • Friedrich der Große - Friedrich đại đế?
Phải vậy? Nếu VN biết đến như thế tôi đổi ngay.
  • Mặc dù chế độ kiểm tra ngày càng khắt khe "Zensur - Censorship" tôi nghĩ là kiểm duyệt thì hợp hơn.

(Tmct 10:45, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC))

OK, tôi cũng vừa định đổi thành chữ "duyệt".
--Baodo 23:30, ngày 19 tháng 3 năm 2006 (UTC)

ám chỉ, ám thị

Tmct này dị ứng từ "ám thị" quá!

Cảm nhận của cá nhân tôi: với nghĩa cổ (dùng trong văn cổ, văn tôn giáo, văn của người Việt ở nước ngoài vẫn giữ phong cách cổ) không có negative hay positive; nhưng trong văn hiện đại, nó có ý negative.

Khi tôi tra từ điển Việt Anh các từ "ngụ ý", "ám chỉ", "ám thị" thì thấy đúng như cách tôi hiểu hai từ này. Tuy nhiên, tôi không lấy đó làm dẫn chứng đâu, vì tôi vốn nghi ngờ các kiểu từ điển hiện đại của Việt Nam, nên không thể "lúc thì không tin, khi lại đem ra làm bằng chứng được".

Tóm lại là tôi không thắc mắc về nghĩa, chỉ thắc mắc về sắc thái của từ thôi. Mà cái này thì chưa thấy ghi chú cụ thể trong từ điển bao giờ, mà chỉ có trong cảm nhận ngôn ngữ được tích lũy dần dần thôi. Có thể tôi đọc chưa đủ nhiều nên "cảm nhận" chưa đủ. Cho nên để bà con cho ý kiến xem sao. (Tmct 02:05, ngày 20 tháng 3 năm 2006 (UTC))

kích động

Tôi sửa "kích động mắt" thành "kích thích mắt". Vì trong tiếng Việt vẫn viết là "sóng ánh sáng kích thích dây thần kinh thị giác". Còn một từ "kích động" nữa ở phía trước đoạn trên. (Tmct 16:00, ngày 01 tháng 5 năm 2006 (UTC))

Về câu dịch "Zwei Dinge..." của Bùi Văn Nam Sơn

Tôi có chút góp ý về lời dịch câu nói nổi tiếng của Kant: „Zwei Dinge erfüllen das Gemüth mit immer neuer Bewunderung und Ehrfurcht, je öfter und anhaltender sich das Nachdenken damit beschäftigt: Der bestirnte Himmel über mir und das moralische Gesetz in mir“ (trong "Kritik der praktischen Vernunft" và sau được khắc lên bia mộ của Kant).

Câu dịch của ông Bùi Văn Nam Sơn (tôi không có bản dịch của ông trong tay nên chỉ căn cứ theo bài Wikipedia, câu chú dưới hình bia mộ Kant) theo tôi thấy thì thiếu chính xác vì không diễn tả ý "càng nghĩ... càng thấy..." của Kant. Và đo đó mà cùng lúc cả ý "öfter und anhaltender" cũng bị bỏ mất.

Tôi xin đề nghị được dịch như vầy:

"Có hai điều mà càng suy nghĩ đến thường xuyên và dài lâu thì tâm tư tôi lại chứa đầy một sự thán phục và kính nể càng lúc càng mới và lớn hơn: bầu trời đầy sao trên đầu tôi và lề luật đạo đức ở trong tôi."

Ngthuongviet (thảo luận) 09:56, ngày 13 tháng 1 năm 2008 (UTC)

Quay lại trang “Immanuel Kant”.