Thảo luận:Lịch sử quân sự Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Prof MK trong đề tài Nguồn
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Thiếu tên đề mục

Về cách gọi tên các cấp đơn vị, tôi đề nghị sửa lại như sau :- Army dịch là Tập đoàn quân thay vì Đại đoàn như hiện nay (đại đoàn tương đương sư đoàn). VD : 15th Amry => tập đoàn quân 15.- Army Group dịch là Cụm Tập đoàn quân thay vì Tập đoàn quân như hiện nay. Army group - Cụm TĐQ tương đương với Front - Phương diện quân của Hồng quân, gồm nhiều Army - Tập đoàn quân.

Hiện nay đây là cách dịch chuẩn trong các tài liệu quân sự xuất bản ở Việt Nam. Ta nên theo cách này cho khỏi nhầm lẫn.Truong Son 12:41, 26 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi không có kiến thức lịch sử để sửa chữa bài này, song tôi nhận thấy bài này viết với con mắt của một người Tây Âu. Qua đó vai trò của Liên Xô, đặc biệt là ở giai đoạn cuối, không nổi bật. - Randall uob 20:09, ngày 14 tháng 6 năm 2007 (UTC)

Tôi thấy co tấm hình bên phải trong phần mở đầu của bài viết có chú thích "lực lượng SS Pháp". Pháp làm gì có quân SS?? Vạc Bay 11:06, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)


Thêm một tấm hình nữa bên phải trong phần Hiệp Ước Xô - Đức co chú thích "các nước dưới sự quản lý của Đức vào Đệ Nhị Thế Chiến", Đức quản lý hay chiếm đóng? Dùng chữ quản lý e rằng gây ngộ nhận và không đúng với bản chất của cuộc chiến. Vạc Bay 11:12, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)


"Đức mở cuộc tổng không kích nhắm vào nước Anh bắt đầu ngày 15 tháng 8 với mục đích tiêu diệt Không lực Hoàng gia Anh và qua đấy tạo một điều kiện thuận lợi cho cuộc đổ bộ. Do những thất bại nặng nề của Không quân Đức, Đức không thể bù lại kịp tổn thất của oanh tạc cơ, và thật ra không quân Đức – như tài liệu mật của Đức chỉ rõ – không bao giờ hồi phục được sau những thiệt hại trên bầu trời Anh...."Nếu không quân Đức không bao giờ hồi phục được sau những thiệt hại trên bầu trời Anh thì lấy đâu ra phi cơ để xâm lăng Xô Viết trong suốt mấy năm?? Tài liệu mật nào của Đức chỉ rõ thì phải trích dẫn ra chứ? Theo như tôi biết việc oanh tạc Anh chỉ là một phần nhỏ trong Đệ Nhị Thế Chiến và nếu nói rằng không quân Đức bị thiệt hại nặng và không thể hồi phục thì đó là do những trận đánh ở chiến trường phía Đông Vạc Bay 11:23, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)


"Ngày 6 tháng 12, Tướng Georgi Konstantinovich Zhukov phát động cuộc phản công. Dọc phòng tuyến dài 360 kilômét trước Moskva, ông phóng ra bảy tập đoàn quân và hai quân đoàn kỵ binh – tổng cộng 100 sư đoàn – gồm những binh sĩ hoặc còn sung sức hoặc đã dày dạn trận mạc được trang bị và huấn luyện để tác chiến trong không khí giá lạnh và trên lớp tuyết dày. Sức mạnh mà vị tướng tương đối còn vô danh này tung ra với một lực lượng đáng sợ gồm bộ binh, pháo binh, thiết giáp, kỵ binh và không quân – mà Hitler không thể ngờ hiện diện với số lượng lớn đến thế – có tính chất bất ngờ và mãnh liệt đến nỗi Quân đội Đức và Đế chế thứ Ba không bao giờ hồi phục được sau thất bại này."

Bác nào viết bài này hình như thích xài câu "không bao giờ hồi phục được"!!! Trận phản công ở Moscou chỉ là trận thất bại đầu tiên của quân Đức, xét về mặt thương vong quân sự thì chỉ là chuyện nhỏ, ngay như bác cũng có liệt kê số thương vong, về mặt chiến lược, nó báo hiệu sự phá sản của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức Quốc Xã. Về thống kê thương vong cũng có vấn đề, bác bảo Liên Xô 3,5 triệu người thương vong nếu tính từ đầu cuộc chiến hay chỉ là trong trận này??? Vạc Bay 11:37, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)


Trận đánh cuối cùng và là trận đánh quan trọng nhất trong lịch sử quân sự Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến là trận công phá Berlin của quân đội Xô Viết sao không thấy nhắc tới?? Bài viết này đúng như lời của thành viên randall uob nhận xét, viết theo quan điểm Tây Âu và chưa công bằng đối với Liên Xô như vậy có trung lập theo quan điểm của Wiki không? đề nghị admin xem lại

Cuối cùng, bài này na ná như là bài Đệ Nhị Thế Chiến tôi không nhớ rõ tên vì vậy có cần thiết phải có bài này không???? Vạc Bay

Ten goi SS Phap

@ Vac Bay: ve ten goi SS Phap: Day khong phai SS cua Phap, ma la don vi SS cua Phat xit Duc tai Phap. Ban co' the tim thay poster tuyen quan cua ho qua Google images. Trong poster, SS tu xung la SS Phap.

Nguồn

Bài viết chỉ có mỗi một nguồn tham khảo. Các đoạn trong bài không hề có một chú thích dẫn nguòn nào. Được gắn sao thì kể cũng kỳ thiệt. Không biết wiki quy định về nguồn dẫn chứng thế nào nữa. --Двина-C75MT 12:07, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)--

Nếu vậy cháu sẽ đem bài ra đề cử rút sao trong 5 ngày tới nếu ko có ai bổ sung chú thích. Biện pháp này tuy quá khắc nghiệt nhưng đem lại hiệu quả rất cao (như Hiệp ước Xô-Đức) --minhhuy*=talk-butions 10:30, ngày 8 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Bài này thì mình chắc rằng Cao Xuân Kiên và Sholokov có nhiều nguồn có giá trị. Vấn đề là họ có nhiệt tình hay không thôi --Двина-C75MT 10:56, ngày 8 tháng 12 năm 2009 (UTC)--

Bài này y chang như bài Hiệp ước Xô-Đức, chỉ sử dụng duy nhất một nguồn tham khảo là cuốn The rise and fall of third reich của William L.Shirer nên nói thật cũng chả biết sửa từ đâu. Chắc phải đem bài này ra thảo luận về cách sửa tại dự án vậy.--Prof MK (thảo luận) 06:04, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Quay lại trang “Lịch sử quân sự Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai”.