Thảo luận:Thuyền nhân

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Bánh Ướt trong đề tài Hình ảnh
Yêu cầu mọi thành viên ký tên, bằng cách dùng 4 dấu ~, sau các thảo luận của mình.
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

toi cho rang chung ta chua biet nhieu ve: Thuyen nhan o VN cong hoa DCND Trieu Tien Cach mang van hoa o trung quoc ai co thong tin thi chia se voi a! thank truoc Thành viên:203.210.242.216

Hình ảnh

Bài này thiếu hình ảnh trực quan. Nghe nói Eddie Adams có chụp bức ảnh nổi tiếng về 48 thuyền nhân Việt Nam vượt biển sang Thái trên chiếc thuyền dài có 10 mét, đã bị hải quân Thái kéo ngược trở lại biển khơi và cùng các bức hình khác đã thuyết phục Tổng thống Carter ban quy chế tỵ nạn cho gần 200.000 người Việt? Thành viên nào có hình không vi phạm bản quyền xin đưa vào thêm. Bánh Ướt 02:34, ngày 7 tháng 11 năm 2007 (UTC)

Sau 1975 Eddie Adams tuy vẫn còn nghĩ rằng người ta có thể viết rất hay nhưng ảnh là điều tuyệt diệu hơn. Đề tài ông muốn làm tiếp theo là về thuyền nhân Việt Nam những chuyến hải hành liều chết của đàn bà trẻ con... Ông quyết định tiếp tục chụp ảnh cuộc chạy trốn hậu chiến sau 1975... Ông cũng muốn bức ảnh có đời sống và hành trình tác dụng thay đổi thế giới chứ không dừng lại chổ tạo ra cảm xúc mà thôi. Ông cũng rút kinh nghiệm nên những bức ảnh sau này đều có kèm theo bài viết của các tác giả khác. Khi Eddie Adams chọn đề tài thuyền nhân ông đã liên lạc mọi nơi nhưng không nơi nào có thông tin, vì không nước nào cho phép tàu của thuyền nhân cặp bến. Họ trôi giạt và sống chết ra sao giử trời nước mênh mông không chổ dung thân không nước nào của thế giới văn minh nhanh chóng cứu giúp. Ông thương lượng để cùng đi tuần tra và được đội tuần duyên Thái Lan chấp thuận, vừa lúc có một thuyền cặp bến Thái Lan và tuần duyên Thái Lan đang sẵn sàng để tống khứ đẩy tàu và thuyền nhân ra khỏi lảnh hải và lãnh thổ Thái Lan. Vào ngày lễ Thankgiving 1976, ông kể trong một bài phỏng vấn: “Tôi đột ngột hỏi một người Việt Nam tôi có thể cùng đi với họ không - Tôi mua nhiên liệu và gạo. Các thuyền nhân đã không còn nhiên liệu để có thức ăn cho 49 người kể cả trẻ con trên chiếc thuyền đánh cá dài 30 thước. Ngay ngày đó một bé sơ sinh ra đời. Người Thái đẩy thuyền ra khỏi hải phận trôi đi vô định hướng. Trong khoang thuyền không có chổ nằm phải ngủ ngồi và không thể nào tả nổi hết sự thất vọng. Các bà mẹ với đứa con nửa sống nửa chết trong tay. Tôi chợt nhận ra sự thể tồi tệ nhất. Ngay trong trại tạm cư của di dân hay thời chiến, chết chóc bệnh tật khủng khiếp, khi bạn đến làm phóng sự vẫn có trẻ con tụ tập trước ống kính và cười. Nhưng nơi đây lần đầu tiên trong đời tôi không thấy trẻ con cười. Tôi gọi các bức hình là “Chiếc thuyền không có nụ cười”(I called the pictures, "the boat of no smiles.") Một tàu Thái khác đến gần và tuần cảnh Thái dùng loa và súng yêu cầu tôi tách ra. Họ sợ người khác cho tàu cặp bờ khi thấy có người Mỹ trên tàu. Tôi có cảm giác lẫn lộn khi được tách ra. Tôi viết bài và gửi hình, cùng lúc đó có bài của Peter Gregg Arnett một ký giả người Mỹ gốc New Zealand (New Zealand-American journalist) và vài người khác. Trong vài ngày chánh quyền Tổng thống Jimmy Carter yêu cầu trình bày vấn đề trước quốc Hội và đi đến kết quả là hơn 200 ngàn người được vào nước Mỹ định cư.[1]. Bánh Ướt 03:53, ngày 7 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Quay lại trang “Thuyền nhân”.