Thảo luận:Trận Moskva (1941)

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Hieudan Phạm trong đề tài Chỉ là lỗi ngữ pháp
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Đức
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Đức, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Đức. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Thiếu tên đề mục

Cái đoạn mô tả trận tấn công không thành tại Viazma của Xô viết tôi viết, các bạn xóa đâu mất rồi? Khi tôi viết về đợt tấn công thứ 3 của Đức vào Moscow thì tôi cũng viết về thất bại của Xô viết tại Viazma khoảng tháng 4/1942. Các bạn khi chuyển các tiến trình cụ thể của trận Moscow từ mục chính sang mục phụ thì cũng phải chuyển đầy đủ chứ!Mà tại sao các bạn lại cho rằng trận Moscow kết thúc vào tháng 1/1942 nhỉ? Nó phải kết thúc vào tháng 4/1942 sau những cố gắng không thành của Xô viết tại Viazma chứ? thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.52 (thảo luận • đóng góp).Tôi sửa thiệt hại:http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Moscow220.231.124.6 03:16, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)

Những đoạn văn trong bài không dẫn nguồn sẽ được sử dụng trong phần bình luận

Không chiếm được Moskva trong hành tiến, phía Đức phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho một chiến dịch tấn công quy mô rất lớn, điều này càng đẩy lùi thời gian tấn công đến sát mùa đông là điều kiện rất bất lợi cho cuộc tấn công của Đức và rất có lợi cho quân phòng thủ Xô Viết. Sau thất bại to lớn của quân đội Xô Viết tại Ukraina với Kiev thất thủ, mối đe doạ bị Hồng quân tấn công vào sườn phải cụm tập đoàn quân Trung Tâm không còn. Phía Đức trong tháng 9 năm 1941 đã dừng tấn công trên hướng Moskva để chuẩn bị kỹ cho chiến dịch cơn bão nhằm đánh chiếm thủ đô Xô Viết. Quân đội Đức đã tăng cường bổ sung cho cụm tập đoàn quân Trung tâm trong trận đánh này một lực lượng rất lớn: điều tập đoàn quân xe tăng số 2 của Guderian vừa đánh thắng trận Kiev về, điều tập đoàn quân xe tăng số 4 của đại tướng Erich Hopner duy nhất của cụm tập đoàn quân Bắc xuống cho cụm Trung Tâm. Lúc này cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức có ba tập đoàn quân bộ binh số 2, 4, 9 và ba tập đoàn quân xe tăng của Guderian số 2, Hermann Hoth số 3 và Hopner số 4, tổng cộng quân Đức có khoảng 75 sư đoàn với 1,8 triệu binh sỹ với 1.700 xe tăng, 14.000 pháosúng cối, 1.400 máy bay tức là khoảng 34% quân số và 68% số xe tăng của Đức trên chiến trường Xô – Đức khi đó. Bộ chỉ huy tối cao Đức giành cho chiến dịch này tầm quan trọng đặc biệt như bước quyết định để chấm dứt chiến tranh thắng lợi. Hitler đã chuẩn bị một kế hoạch chiến tranh hủy diệt đối với Moskva. Trong một cuộc họp tại Bộ tham mưu cụm tập đoàn quân "Trung tâm", Hitler đã tuyên bố: "Thành phố sẽ bị vây chặt, không một lính Nga, không một dân thường - đàn ông, đàn bà, trẻ em có thể trốn thoát. Mọi ý đồ rời khỏi thành phố sẽ bị đè bẹp bằng sức mạnh. Mọi sự chuẩn bị đã sẵn sàng để làm chìm ngập Moskva và vùng phụ cận. Nơi hôm nay là Moskva sẽ là một cái hồ lớn mãi mãi nhấn chìm thủ đô của bọn Nga!".
Đối với Liên Xô đây là thời kỳ nguy ngập nhất trong toàn bộ lịch sử từ ngày thành lập. Sự thất trận của Liên Xô đến lúc này là quá to lớn: tuy đất nước rộng lớn, dân số nhiều nhưng quân số không đủ bổ sung kịp cho số bị tiêu diệt và bị bắt. Các cơ sở kinh tế lớn trên các vùng lãnh thổ phía tây đất nước trước đây chiếm đa phần tỷ trọng trong kinh tế đất nước nay đã bị Đức chiếm hoặc đang được tháo dỡ di chuyển sang phía đông chưa thể cho ra sản phẩm. Những trận đánh ác liệt diễn ra chỉ cách thủ đô 80-100 km. Bấy giờ cũng là thời kì Liên Xô lâm vào tình thế cực kì khó khăn. Kẻ địch đã chiếm được một vùng lãnh thổ trước đây cung cấp 63% than, 68% gang, 58% thép, 60% nhôm, 38% ngũ cốc cho cả nước. Vì vậy toàn bộ nguồn cung cấp cho chiến tranh chỉ còn có thể trông cậy vào khu vực Ural, Siberia, Viễn Đông và các nước cộng hòa Trung Á. Ở Viễn Đông, Nhật chỉ chờ dịp Moskva thất thủ là lập tức tấn công Liên Xô. Trong thế trận chung lúc ấy, quân số Liên Xô lại thiếu mà vật chất tiền của để tiếp tục chiến tranh cũng ở mức độ nguy kịch. Chính lúc này sự giúp đỡ về kinh tế, vũ khí của khối đồng minh Anh – Mỹ cho Liên Xô là quan trọng sống còn, đặc biệt là chương trình Lend-lease của Chính phủ Hoa Kỳ, nó đến với Liên Xô vào thời điểm nguy kịch giúp nước này đứng vững trong thời khắc nguy hiểm và quyết định nhất.

Tôi tạm chuyển các đoạn văn không dẫn nguồn sang đây để sử dụng cho mục bình luận, đánh giá tại phần kết của bài. --Двина-C75MT 10:56, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)--

Đã chuyển đoạn đầu sang bài Chiến dịch Barbarossa-phần đánh giá. --Двина-C75MT 08:04, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)--

Thắc mắc

Văn kiện được ký kết ngày 1 tháng 1 năm 1942 có phải là Hiến chương Đại Tây Dương thật không? (theo tôi biết thì đó là văn kiện ký tháng 8 năm 1940 giữa Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại bờ biển Newfoundland)Volga (thảo luận) 09:58, ngày 19 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Đúng là có một chút chưa rõ ràng do tài liệu nguồn chưa nói hết. Tháng 8 năm 1940 Tổng thống oa Kỳ Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill. Đến ngày 1 tháng 1 năm 1942, Liên Xô và 25 nước khác mới tham gia Hiến chương Đại Tây Dương. Tôi sẽ chỉnh sửa lại. --Двина-C75MT 04:09, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Sau khi đọc kỹ lại bài, tôi lại thấy hình như có một điểm bất hợp lý: theo các tài liệu tôi biết (và cả trên bản đồ trong bài) thì trong trận Moskva, quân Đức có chiếm được thành phố Kalinin trong đợt tấn công thứ hai, thế nhưng theo nội dung bài thì không có vẻ gì là Đức có chiếm thành phố này. Vậy là tại sao?Volga (thảo luận) 08:06, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Đúng là thành phố Kalinin (Калинин) đã bị quân đoàn xe tăng 9 của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đánh chiếm ngày 14 tháng 10. Ngày 6 tháng 12, Phương diện quân Kalinin mới tổ chức một chiến dịch bao vây thành phố và lấy lại Kalinin (Калинин). Điều này đã được G. K. Zhukov (Tư lệnh Phương diện quân Tây) nhắc đến trong cuốn "Nhớ lại và suy nghĩ", tập 2, trang 229 và được Phó tổng tham mưu trưởng A. M. Vasilevsky xác nhận tại cuốn "Sự nghiệp cả cuộc đời". trang 82-84. Tôi sẽ bổ sung đoạn này vào bài. --Двина-C75MT 08:33, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)--

Bảng có vấn đề, tổng thương vong của LX lại cao gấp rưỡi tổng binh lực?Saruman (thảo luận) 15:44, ngày 26 tháng 6 năm 2013 (UTC)

Y Đã sửa lại cho cụ thể hơn về quân số và thương vong ở từng giai đoạn. --Двина-C75MT 05:50, ngày 27 tháng 6 năm 2013 (UTC)--

Chỉ là lỗi ngữ pháp

Trong bài có câu:"Đầu năm 1942, quân Đức đã đẩy lui hẳn khỏi Moskva.[10]"(tôi copy cả ký tự [10] vào để đẽ tìm nhận dạng vị trí câu trong bài)

Đề nghị bổ sung một từ thiếu là từ "bị" vào câu, thành thế này:"Đầu năm 1942, quân Đức đã bị đẩy lui hẳn khỏi Moskva.[10]"Hieudan Phạm (thảo luận) 05:41, ngày 8 tháng 5 năm 2015 (UTC)

Quay lại trang “Trận Moskva (1941)”.