Xin chào Santiagovn1
chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!
Welcome to the Vietnamese edition of Wikipedia. If you have trouble understanding Vietnamese, please consider using Babel.
Wikipe-tan chào mừng bạn!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Wikipedia. Đây là một Bách khoa toàn thư mở tự do, trực tuyến, được các tình nguyện viên trên khắp thế giới cộng tác xây dựng, với hơn 290 phiên bản ngôn ngữ.

Wikipedia tiếng Việt được kích hoạt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2003 và đến nay đã có 1.293.059 bài viết. Về cơ bản, bách khoa toàn thư này hoạt động trên nguyên tắc hợp tác cộng đồng. Thông tin đưa vào đây đều không được vi phạm bản quyền của người khác. Các nội dung hướng tới khả năng kiểm chứng được, trung lập trong quan điểm, được sự đồng thuận bởi đa số. Wikipedia rất chú trọng về nguồn gốc và bản quyền của hình ảnh nên bạn cần phải xác định rõ nguồn gốc, cơ sở sử dụnggiấy phép của hình mà bạn tải lên. Xin chú ý đến việc xây dựng các trang cá nhân của bạn, hãy nói một chút về bản thân và sở thích của bạn tại đó. Các liên kết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn từ những điều cơ bản nhất:

Thông tin kiểm chứng được
Một trong ba điều cơ bản nhất của Wikipedia.
Sách hướng dẫn
Sổ tay hướng dẫn từng bước làm quen Wikipedia.
Không đăng nghiên cứu chưa công bố
Điều cơ bản thứ hai của Wikipedia.
Chỗ thử
Nơi viết nháp của bạn.
Thái độ trung lập
Điều cơ bản thứ ba của Wikipedia.
Hình ảnh
Phải làm thế nào để chèn một hình ảnh vào bài viết?
Quy định quan trọng
Những điều mà bạn bắt buộc phải tuân thủ.
Phòng thảo luận
Nơi thảo luận chung của cộng đồng Wikipedia.
Sự văn minh
Cách bạn ứng xử với cộng đồng Wikipedia.
Mọi người đều muốn giúp đỡ bạn!
Nơi giải đáp các câu hỏi liên quan đến Wikipedia.

Trang hiện đang xuất hiện trên màn hình máy tính thực chất là trang thảo luận của riêng bạn. Các thành viên khác cũng có trang tương tự như vậy và bạn có thể liên hệ với họ khi cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, bạn cần ký tên để mọi người biết ai đang thảo luận với họ, hãy sử dụng bốn dấu ngã (~~~~) hay biểu tượng Chữ ký có ngày trên thanh sửa đổi, thao tác này sẽ giúp bạn tự động ghi ra tên và ngày giờ thảo luận. Tuy nhiên không được phép ký tên vào bài viết, tất cả những sửa đổi của bạn sẽ được lưu giữ trong lịch sử trang và mọi người đều biết bạn đang làm gì qua trang Thay đổi gần đây.

Mong bạn có những đóng góp thật sự hữu ích cho Wikipedia tiếng Việt để xây dựng nó trở thành một bách khoa toàn thư đầy đủ và đồ sộ nhất của nhân loại.

Tính năng: Tạo tài khoản · Hướng dẫn người mới · Viết bài mới · Quy định · Thay đổi gần đây · Chỗ thử · Câu thường hỏi · Dịch bài · Thảo luận · Liên hệ bảo quản viên
Tiêu chuẩn bài viết: Đủ độ nổi bật, văn phong trung lậpcó nguồn đáng tin cậy · Không spam quảng cáo · Không vi phạm bản quyền · Cẩm nang biên soạn.

Tạo bài mới

Chào mừng bạn đến với Wikipedia. Thông tin trên Wikipedia bắt buộc phải đạt một số tiêu chuẩn về nguồn thông tin, cách hành văn trung lậpđộ nổi bật thì mới có bài. Mời bạn tham khảo phân biệt giữa "tồn tại" và "nổi bật" để biết thêm về tiêu chuẩn lên Wikipedia, và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để biết về tiêu chuẩn nguồn thông tin. Để chứng tỏ được độ nổi bật của đề tài, bạn cần cung cấp vài nguồn thông tin (sách vở hàn lâm, báo chí chính thức và có uy tín (Vnexpress, Dân trí, Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Vietnamnet, CNN, AP, Reuters, Washington Post, BBC, RFA, RFI, v.v..) nói đến đề tài một cách trực tiếp (nói trực tiếp, nhắc thẳng tên) và chèn vào trong bài thành các chú thích (xem Trợ giúp:Cước chú để biết chi tiết, hoặc xem mã nguồn các bài khác để biết cách thực hiện). Mời bạn tham khảo thêm Wikipedia:Chào mừng người mới đến, Wikipedia:Câu thường hỏi, Wikipedia:Cẩm nang biên soạn, Wikipedia:Quy định và hướng dẫn, Wikipedia:Sách hướng dẫn.

Bạn cũng có thể đóng góp bằng cách dịch các bài viết từ Wikipedia ngôn ngữ khác sang tiếng Việt.

Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~. Để thử nghiệm cách viết bài, bạn hãy viết vào trang Trợ giúp: Chỗ thử. Cảm ơn bạn nhiều.

Còn thắc mắc? Ghé trang Facebook hoặc tham gia group Wikipedia trên Facebook để được giải đáp.TuanminhBot (thảo luận) 01:11, ngày 15 tháng 4 năm 2019 (UTC).

Bình bát, lục bát

Bạn cho biết nguồn tài liệu thực vật học nào gọi Annona reticulata là cây lục bát và Annona glabra là cây bình bát. Các tài liệu tôi xem thấy họ gọi loài thứ nhất là bình bát, loài thứ hai là bình bát nước hoặc nê hay na biển. Không thấy tài liệu nào dùng tên gọi lục bát cảKhonghieugi123 (thảo luận) 14:08, ngày 15 tháng 9 năm 2019 (UTC)

Santiago1 trả lời: Cái mà bạn nói là lấy thông tin từ bài viết về chi Na trên Wiki Vi, nó là sai do hệ quả của cái bài sai về bình bát, và mình đã sửa lại rồi. Cái này là dẫn chứng đầu tiên cho thấy bài gốc tiếng Việt về cây bình bát là sai, vì cả 2 tên khoa học đều có tên bình bát mà thực tế làm gì có bình bát nước hay cây na biển nào.

Cây lục bát, ngoài bắc còn gọi là cây nê. Sau đây là những chứng cứ dẫn ra nhầm lẫn trong dịch thuật và sai kiến thức thực vật, thiếu trách nhiệm trong khi viết:

1. Bài viết tiếng Việt về cây Annona Reticulata được dịch từ bài gốc tiếng Anh trên Wiki En nhưng không có chuyên môn về thực vật thành ra lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, lục bát thành bình bát vì 2 cây này tương đối giống nhau do cùng chi Na. Xem bài gốc của Wiki En để rõ trái và cây lục bát/nê là thế nào nha. Link wiki: https://en*m*wikipedia* org/wiki/Annona_reticulata (thay dấu * bằng dấu . để vào link.)

Rõ ràng trái này khác hoàn toàn với trái bình bát. Trái lục bát to, chín có màu vàng cam hoặc hơi đỏ tía, cuống to và dày. Hơn nữa theo hình vẽ của cây Annona Reticulata thì lá cây thuôn dài, còn lá bình bát thì hơi bầu chứ không thuôn.

2. Đây là bài báo về trái nê/nê rừng (dùng tên na rừng cũng sẽ nhầm lẫn với cây na rừng khác) mà ngoài Bắc hay ăn:https://m*baomoi*com/mua-na-rung-gia-gan-100-000-dong-kg-chi-em-toi-tap-tim-mua-ve-an-cho-dep-da-dep-toc/c/25213957*epi (thay dấu * bằng dấu . để vào link.)

Lưu ý: Bài này cũng sai vì viết nê có tên khác là na rừng/ bình bát. Na rừng có trái hoàn toàn khác.

3. Bài viết gốc tiếng Anh về Annona Glabra có hình ảnh đầy đủ về cây bình bát của VN: https://en*m*wikipedia*org/wiki/Annona_glabra (thay dấu * bằng dấu . để vào link.)

Trong đó mô tả nó là loài sống gần ao hồ, đầm lầy như đặc tính của bình bát nên nó còn có tên là pond apple/swamp apple.

Nhìn hình trong link 1 và 2 trên bạn sẽ thấy 2 trái giống nhau là trái nê nha. Trái nê ăn ngon và thơm như trái na, còn trái bình bát ko ai mua để ăn hay khen ngon như vậy. Như vậy trái nê chính là Annona Reticulata

4. Như mình đã nói, bạn Google ảnh với tên khoa học là Annona Reticulata và Annona Glabra sẽ thấy hình ảnh rõ ràng về thân, lá và trái của 2 loài cây này.

Kết luận: Đã có sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa 2 loài cây bình bát và lục bát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dùng khi Google và Wiki. Đồng thời, các trang mạng cũng đã viết những thông tin sai lầm về cây bình bát là Annona reticulata và còn gọi bình bát là nê/na xiêm do dẫn nguồn sai từ Wiki (tuy hình ảnh thì đúng là cây bình bát, nê là tên cây lục bát, na xiêm là tên cây mãng cầu xiêm/mãng cầu gai). Thực tế, trước nay mình đã tin vào vài viết cây bình bát và có tên khác là nê như hàng mấy chục triệu người dùng khác. Nhưng hôm nay, tình cờ thấy cây lục bát ở quê và tra cứu tên này cả buổi chiều nhưng ko thấy, sau đó tìm được hình trái lục bát khi tra cây bình bát và tra bằng hình ảnh này và sàng lọc nhiều thông tin mới ra được tên và hình của nó trên Google.

Những thành viên Wiki thiếu chuyên môn, cộng với sự ẩu tả, vô trách nhiệm đã khiến nhiều bài viết sai khác hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến người dùng khiến họ mất lòng tin vào Wiki. Ko phải bài này sai, mà còn nhiều bài khác sai nữa mà mình chưa có dịp sửa.

Do vây, mình kêu gọi các bạn khi viết và dịch, hãy đi sát bài gốc và tra cứu nhiều nguồn khác nhau bằng tiếng Anh để có bài viết chất lượng và đúng thực tế.

Tóm lại, tên lục bát là do bạn nghĩ ra mà không được đề cập tại bất kỳ sách nào, đúng không? Tôi xin trả lời luôn là tên bình bát nước được sử dụng trong quyển 1 sách Cây cỏ Việt Nam của giáo sư Phạm Hoàng Hộ đối với A. glabra. Vì bạn không thể đưa ra dẫn chứng thuyết phục nên tôi sec yêu cầu admin xử lý việc cung cấp thông tin giả của bạn.Khonghieugi123 (thảo luận) 23:15, ngày 15 tháng 9 năm 2019 (UTC)

Trả lời: này bạn, bạn đừng có suy diễn như vậy nha. Tên cây lục bát là ở quê tôi gọi, chứ ko phải như bạn nói tôi tự nghĩ ra này nọ, thảo luận là phải có chứng cứ chứ ko áp đặt, nói bừa được nha bạn. Còn tên nê là ở ngoài bắc gọi, còn tôi ở miền trung gọi như thế. Bạn muốn xác thực thì về quê tôi dẫn đi hỏi người quê nha, còn không thì tôi cho vài cái fb của người quê tôi để bạn hỏi họ nha. Còn cái tên bình bát nước gì đó chả ai gọi cả vì cơ bản cây bình bát mọc gần nước, ven ao hồ, đầm lầy nên có thể gọi như thế. Trong miền nam , cây bình bát mọc đầy ven kênh rạch, ao hồ, bạn vô nam mà hỏi cây bình bát nước là cây gì chắc ai cũng ngạc nhiên vì không ai gọi là bình bát nước cả. Còn cái sách mà bạn nói thì bình bát nước được dùng chỉ cây bình bát - Annona Glabra chứ chẳng phải là cây lục bát/nê - Annona Reticulata. Bạn có biết là tên gọi cây cỏ bắt nguồn từ việc khảo sát thực tế ko bạn? Sách viết không có nghĩa là nó phản ánh đúng thực tế vì có khi họ viết sai, thậm chí họ lấy nguồn từ Wiki sai để viết như trên các trang mạng ghi sai tràn lan. Còn bạn cứ báo cáo đi nha. Tôi nghĩ bạn thảo luận mà lại bày trò hù dọa trẻ con là sao nhỉ? Tôi cần gì phải sợ bạn. Tôi cũng đâu có rảnh mà đi tìm hiểu thông tin, tra cứu để viết bài cho sát thực tế rồi bị bạn hù dọa này nọ. Còn thực tế thì cây nê/cây lục bát khác với cây bình bát/bình bát nước. Vậy thôi, chấm dứt thảo luận với bạn tại đây.

Tôi không dọa bạn. Mời bạn tham khảo một số hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt về Thông tin kiểm chứng được, Nguồn đáng tin cậy, Không đăng nghiên cứu chưa được công bốKhông tung tin vịt khi viết hay sửa bài tại Wikipedia. Như thảo luận trên đây của bạn thì bạn nói rằng tên gọi lục bát là ở quê bạn gọi, nhưng điều này không thể kiểm chứng được nên nó vi phạm quy định về thông tin kiểm chứng được. Thứ hai, cuốn sách mà tôi nói là cuốn sách mà bất kỳ nhà thực vật học nào đều biết đến nó. Sách của tác giả Phạm Hoàng Hộ chắc chắn là có uy tín hơn những điều bạn trình bày trên đây, bởi một lý do đơn giản người ta có thể biết nhiều hay ít về tác giả này và những cuốn sách của ông, nhưng có lẽ chẳng ai biết bạn là ai và bạn có những gì đủ uy tín để người ta tin rằng khái niệm cây lục bát là tồn tại. Tôi cho bạn thêm link này về quyển 1 sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ. Trang 244. Các mục từ cần tìm là 973. Annona reticulata - bình bát (tên tiếng Pháp: coeur-de-boeuf) và 975. Annona glabra - Nê, bình bát nước. (tên tiếng Anh: Mangrove-annona, Alligator-apple, Monkey-apple). Khonghieugi123 (thảo luận) 16:28, ngày 16 tháng 9 năm 2019 (UTC)

Xin thưa với bạn, sách Cây cỏ Việt Nam của Gs PHH ko phải là đúng hết nhé. Sạn nhiều trong đó. Bạn ko nghiên cứu tìm hiểu mà cứ căn cứ sách, ko đối chiếu các nguồn với nhau, ko tìm hiểu từ nguyên, nguồn gốc tên gọi thì thua. Sách đâu phải là đúng hết, mà sách chỉ là nguồn tham khảo, cái nào đúng mình dùng, còn sai thì phải sửa. Thân Santiagovn1 (thảo luận) 06:16, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Ví dụ như đề mục Gs PHH viết về tên gọi tiếng Việt của 2 loài A. glabra và A. reticulata là hoàn toàn sai so với thực tế. Santiagovn1 (thảo luận) 06:18, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Thư mời Biểu quyết III

Thư mời tham gia biểu quyết cộng đồng

Xin chào bạn Santiagovn1,

Bạn nhận được thư mời này với mục đích mời bạn đến tham gia và đóng góp ý kiến trong cuộc biểu quyết về các vấn đề bổ sung phần "đối tượng áp dụng" trong quy định Wikipedia:Quy định gỡ công cụ bảo quản viên vắng mặt, vốn là nội dung tranh cãi nhiều lần trong vài năm trở lại đây.

Mong bạn tham gia cho ý kiến và biểu quyết tại Wikipedia:Biểu quyết/Mở rộng đối tượng Quy định gỡ công cụ bảo quản viên vắng mặt. Bằng việc tham gia biểu quyết này, bạn sẽ góp phần giải quyết vấn đề trên của Wikipedia tiếng Việt cách tốt đẹp hơn.

  • Thời gian biểu quyết: Từ 20h00 ngày 02 tháng 10 năm 2019 đến 19h59 ngày 16 tháng 10 năm 2019.
  • Điều kiện bỏ phiếu: 300 sửa đổi và tài khoản khởi tạo một tháng trước khi biểu quyết chính thức bắt đầu.

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc thư này,

Trân trọng kính mời!

ThiênĐế98

-- ✠ Tân-Vương  12:31, ngày 2 tháng 10 năm 2019 (UTC)

Tháng 8/2021

Cảm ơn bạn vì những thử nghiệm của bạn tại trang Đậu phụ của Wikipedia. Thử nghiệm của bạn đã hoạt động, và nó đã được lùi lại hoặc hủy bỏ. Xin vui lòng sử dụng chỗ thử để thực hiện bất cứ chỉnh sửa thử nào bạn muốn. Hãy xem trang chào mừng để biết thêm về việc đóng góp cho bách khoa toàn thư của chúng ta. Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:37, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

@Nguyenmy2302 @Santiagovn1 Gửi 2 bạn bài báo này http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=7&mabb=131112 –  Ma xó Văn trừ tà 01:49, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)
@Maxovan2301: Thành viên thêm nội dung mang tính công kích và suy diễn cá nhân vào bài, "hủ" hay "hũ" chưa bàn tới, mình chỉ lùi sửa khi thấy sửa đổi không hợp lý thôi bạn nhé, mến ~ – Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:54, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Vấn đề là bạn @Santiagovn1 muốn gọi theo đúng cách đọc Hán Việt còn bạn @Nguyenmy2302 thì thấy cách đọc "đậu hũ" phổ biến hơn.Hai bạn không ai chịu ai và không giải thích rõ ràng cho nhau về quyết định của bản thân dẫn đến bút chiến và thi nhau lùi sửa. Hãy ngồi lại và thảo luận đi nào. Ma xó Văn trừ tà 01:57, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)
@Maxovan2301: Bạn xem sửa đổi của bạn ấy để biết thêm nhé: [1] – Nguyenmy2302 (thảo luận) 02:03, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)
@Nguyenmy2302 Mình đã xem qua lịch sử sửa đổi của bài Đậu phụ và thấy bạn @Santiagovn1 công kích hơi quá, cái này có lẽ nên nhờ BQV xử lý thôi chứ mình chịu. Ma xó Văn trừ tà 02:09, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Chưa kể thành viên đang ghi nội dung suy diễn cá nhân không nguồn + công kích các thành viên qua tóm lược sửa đổi. Nếu bạn ấy không thêm nguồn vào nội dung bạn thêm vào với cách viết đúng theo văn phong trung lập, mình có thể áp dụng quyền lùi sửa ở trường hợp này, cảm ơn bạn Maxovan2301 đã tham gia ý kiến ~ – Nguyenmy2302 (thảo luận) 02:14, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Ở đây không có gì là suy diễn cá nhân cả. Nó ở ngay trong nghĩa của từ tiếng Hoa và tiếng Việt rồi. Chỉ cần tra từ điển là rõ.

1. Thứ nhất: 豆腐 có âm Hán Việt là đậu phụ/đậu hủ. 腐: có 2 âm là phụ, hủ với nghĩa là "mục, nát, thối, rữa".2. Thứ 2: theo từ điển tiếng Việt, hũ: (dt) Đồ gốm dùng để đựng, cổ nhỏ, phình to ở giữa, thít đầu về đáy: hũ rượu, tối như hũ nút.

Như vậy, không thể vì người Nam đọc lẫn lộn hủ thành hũ mà đậu hủ biến thành đậu hũ được. Cũng như lúa đọc sai thành núa thì ko vì thế mà lúa được viết thành núa và cho là đúng được.

3. Thứ 3: ở miền Trung như Quảng Ngãi, không gọi đậu phụ là khuôn đậu mà gọi là đậu khuôn. Vì khuôn đậu là khuôn làm đậu, khác với đậu khuôn là đậu làm trong khuôn.

4. Thứ 4: Đậu hũ là tên miền Trung như Quảng Ngãi của món tào phớ (tào hủ/tàu hũ), là món đậu làm trong hũ (chum, vại) ăn với nước đường gừng. Trong tiếng Hoa, nó còn được gọi là đậu hoa hay đậu hủ não.

5. Thứ 5 - Kết: Đừng có lấy cái việc ghi sai chính tả từ hủ thành hũ rồi đi nói là biến âm. Hoặc đừng có tra Google thấy báo, web mạng viết sai chính tả hủ thành hũ (hay ngược lại) rồi đi lấy nguồn từ đó và cho là đúng. Cái gì cũng phải đi từ gốc là từ cái nghĩa của mỗi từ. Chứ không phải tự cho mình cái quyền kiểm tra Wiki rồi không chịu tra từ điển, rồi cho người khác là sai. Thân.

PHÂN BIỆT ĐẬU HỦ và ĐẬU HŨ

1. Đậu phụ/đậu hủ:Tiếng Hoa: 豆腐, âm pinyin: dòufu, âm Hán Việt: đậu phụ, đậu hủ.腐 (hủ/phụ): mục, nát, thối, rữa.

- Tên ở miền Trung (ví dụ Quảng Ngãi): đậu khuôn (đậu làm trong khuôn).- Tên miền Nam (ví dụ Sài Gòn): đậu hủ.

      • LƯU Ý: Đậu khuôn chứ không phải khuôn đậu. Đậu khuôn là đậu làm trong khuôn, còn khuôn đậu là khuôn làm đậu.

2. Đậu hũ: Đậu hũ là tên miền Trung, cụ thể là Quảng Ngãi, của món tào phớ (tào hủ/tàu hủ). Tức là món đậu làm trong hũ, nấu nhuyễn dùng ăn với nước đường gừng.

- Tên miền Bắc: tào phớ (tào phở), gọi tắt là phớ.

Thực ra tào phớ là cách phát âm kiểu Việt của từ 豆腐 (dòufu: đọc giống từ tào phủ, tiếng Anh: tofu). Nó ko phải là từ Hán Việt mà chỉ là từ ký âm.

Các từ điển Hán Việt cũng ghi nhận 2 nghĩa của từ này: Đậu phụ và tào hủ (tào phớ). Riêng tào hủ thì được đọc trại thành tàu hủ.

Theo các từ điển Hán Việt và Wikipedia tiếng Trung thì trong tiếng Trung, đậu hũ (tào phớ, tào hủ) có tên đúng là 豆腐花 - đậu hủ hoa, tên tắt 豆花 - đậu hoa, hoặc 豆腐脑 - đậu hủ não.

3. KẾT LUẬN:Đậu hủ và đậu hũ 2 món ăn khác nhau.

- Đậu hủ = đậu phụ = đậu khuôn.- Đậu hũ = tào hủ (tàu hủ) = tào phớ (tào phở) = đậu hủ hoa (đậu hoa) = đậu hủ não.

"Hủ" (từ Hán Việt) và "hũ" (cái hũ) là 2 từ khác nhau, có nghĩa khác nhau chứ "hũ" không phải là biến âm của từ "hủ". Hiện nay, báo chí và hầu hết các trang web đều viết sai chính tả đậu hủ thành đậu hũ và không phân biệt rõ giữa 2 từ này.

Do vậy, không thể vì đọc sai, ghi sai chính tả "hủ" thành "hũ" mà đậu hủ biến thành đậu hũ được. Cũng như lúa đọc sai thành núa thì ko vì thế mà lúa được viết thành núa và cho là đúng được. Santiagovn1 (thảo luận) 05:38, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

@Santiagovn1Thưa bạn, vấn đề này tôi phải công nhận là bạn đúng. Tùy nhiên việc từ "hủ" bị biến âm thành từ "hũ" và được sử dụng rộng rãi là có thật và là một phần của sự phát triển ngôn ngữ. Vấn đề ở đây đó là ngôn ngữ là do nhiều người dùng và những từ dù sai nhưng được nhiều người dùng thì nó vẫn phổ biến.Wikipedia là bách khoa toàn thư hướng đến nhiều người và dùng từ nhiều người dùng sẽ là không có vấn đề gì cả. Nếu bạn vẫn còn những tranh cãi về vấn đề biến âm thì tôi xin lấy ví dụ về từ "giông tố" và "dông tố", rõ ràng phiên âm Hán Việt đúng phải là "dông" nhưng do cách đọc của toàn dân nên bây giờ chúng ta chấp nhận cả hai cách đọc hay còn gọi là lưỡng khả và còn rất nhiều ví dụ khác về sự biến âm mà tôi không nhớ hết.Cảm ơn vị đã góp công sửa đổi cho Wikipedia. Ma xó Văn trừ tà 06:21, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Nếu vậy mời bạn thêm nguồn cho nội dung trên trước khi đưa vào bài. Lưu ý không viết "LƯU Ý:" hay "nên nó phải là" (suy diễn cá nhân), "hiển nhiên như vậy" (không nguồn) + thêm nội dung công kích cá nhân vào bài. Lúc đó sẽ không ai vô duyên vô cớ mà lùi sửa đổi của bạn đâu, mến ~ – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:33, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Thưa bạn, đây ko phải là biến âm mà là viết sai chính tả nhé. Bạn thử gg sẽ thấy 1 số trang chỉ cách làm đậu hũ sẽ nói rõ đậu hũ là tào phớ. Vtudien cũng có định nghĩa đậu hũ chính là tào phở/tàu hủ.

Nhiều người sai ko có nghĩa là mọi người đều sai và từ sai mà biến thành đúng được. Ta phải nhận ra cái sai và chỉnh cho đúng chứ ko thể vì nhiều người ghi sai thì tôi làm theo. Và rất nhiều từ ngữ tiếng Việt được nhiều người ghi sai chính tả thì ko có nghĩa là nó đúng. Santiagovn1 (thảo luận) 07:12, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Đây là 1 vấn đề sai chính tả về hỏi ngã, ko phải là biến âm như cái ông Thạc sĩ trên báo Bình Định viết. Trong tiếng Việt, trường hợp sai hỏi ngã rất phổ biến, như nhiều người viết sai vất vã, hối hả, vui vẻ, mạnh mẻ,v.v.. Nhưng không vì thế mà những cách viết này được cho là đúng. Đây là do phát âm sai dẫn đến viết sai và có khi là do ko hiểu nghĩa từ gốc. Santiagovn1 (thảo luận) 07:51, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Đính chính: nhiều người viết sai vất vã, hối hã... Santiagovn1 (thảo luận) 07:52, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

VOA tiếng Việt có bài về hiện tượng biến âm trong tiếng Việt. Biến âm nó khác so với việc sai chính tả hỏi ngã. Có thể tra Gg với từ khóa "biến âm trong tiếng Việt".Link: https://www.voatiengviet.com/a/a-19-2009-11-30-voa31-81513787/486857.html Santiagovn1 (thảo luận) 08:37, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Hay bài này nói về 1 số từ biến âm trong tiếng Việt miền Nam:http://e-cadao.com/ngonngu/motsotubienam.htm Santiagovn1 (thảo luận) 08:38, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

@Santiagovn1 Tôi vẫn công nhận là bạn đúng mà. Tôi chỉ nói về vấn đề biến âm thôi, biến âm thì cũng từ sai chính tả mà ra thôi bạn ạ. Vấn đề là nó dễ đọc và phổ biến nên tôi nghĩ nó vẫn nên được viết vào wiki. Còn phiên âm chuẩn thì tôi xin không có ý kiến vì rõ ràng là bạn đúng. Ma xó Văn trừ tà 13:29, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

PHÂN BIỆT ĐẬU HỦ VÀ ĐẬU HŨ

1. Đậu phụ/đậu hủ:Tiếng Hoa: 豆腐, âm pinyin: dòufu, âm Hán Việt: đậu phụ, đậu hủ.腐 (hủ/phụ): mục, nát, thối, rữa.

- Tên ở miền Trung (ví dụ Quảng Ngãi): đậu khuôn (đậu làm trong khuôn).- Tên miền Nam (ví dụ Sài Gòn): đậu hủ.

      • LƯU Ý: Đậu khuôn chứ không phải khuôn đậu. Đậu khuôn là đậu làm trong khuôn, còn khuôn đậu là khuôn làm đậu.

2. Đậu hũ: Đậu hũ là tên miền Trung, cụ thể là Quảng Ngãi, của món tào phớ (tào hủ/tàu hủ). Tức là món đậu làm trong hũ, nấu nhuyễn dùng ăn với nước đường gừng.

- Tên miền Bắc: tào phớ (tào phở), gọi tắt là phớ.

Thực ra tào phớ là cách phát âm kiểu Việt của từ 豆腐 (dòufu: đọc giống từ tào phủ, tiếng Anh: tofu). Nó ko phải là từ Hán Việt mà chỉ là từ ký âm.

Các từ điển Hán Việt cũng ghi nhận 2 nghĩa của từ này: Đậu phụ và tào hủ (tào phớ). Riêng tào hủ thì được đọc trại thành tàu hủ.

Theo các từ điển Hán Việt và Wikipedia tiếng Trung thì trong tiếng Trung, đậu hũ (tào phớ, tào hủ) có tên đúng là 豆腐花 - đậu hủ hoa, tên tắt 豆花 - đậu hoa, hoặc 豆腐脑 - đậu hủ não.

3. KẾT LUẬN:Đậu hủ và đậu hũ 2 món ăn khác nhau.

- Đậu hủ = đậu phụ = đậu khuôn.- Đậu hũ = tào hủ (tàu hủ) = tào phớ (tào phở) = đậu hủ hoa (đậu hoa) = đậu hủ não.

"Hủ" (từ Hán Việt) và "hũ" (cái hũ) là 2 từ khác nhau, có nghĩa khác nhau chứ "hũ" không phải là biến âm của từ "hủ". Hiện nay, báo chí và hầu hết các trang web đều viết sai chính tả đậu hủ thành đậu hũ và không phân biệt rõ giữa 2 từ này.

Do vậy, không thể vì đọc sai, ghi sai chính tả "hủ" thành "hũ" mà đậu hủ biến thành đậu hũ được. Cũng như lúa đọc sai thành núa thì ko vì thế mà lúa được viết thành núa và cho là đúng được. Santiagovn1 (thảo luận) 05:28, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Đề nghị xóa nhanh Ngọc phù dung

Xin đừng tiếp tục thêm các trang không phù hợp, như Ngọc phù dung, vào Wikipedia. Làm như vậy là bạn đã không tuân theo quy định của Wikipedia và các trang có thể bị xóa nhanh theo tiêu chí xóa nhanh C3. Nếu bạn chỉ đang thử nghiệm với Wikipedia, hãy đến Chỗ thử.

Nếu bạn nghĩ trang này không nên bị xóa vì lý do này, bạn có thể phản đối xóa nhanh bằng cách truy cập trang này và nhấp vào nút có dòng chữ "Phản đối yêu cầu xóa nhanh". Điều này sẽ cho bạn cơ hội để giải thích tại sao bạn tin rằng trang không nên bị xóa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một khi một trang được gắn thẻ để xóa nhanh, nó có thể bị xóa ngay lập tức. Vui lòng không tự mình xóa thẻ xóa nhanh khỏi trang, nhưng đừng ngần ngại thêm bổ sung thêm thông tin nhằm phù hợp với quy định và hướng dẫn của Wikipedia. Trân 20:02, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)

Đề nghị xóa nhanh Thảo luận:Ngọc phù dung

Một bản mẫu đã được đặt lên trang Thảo luận:Ngọc phù dung nhằm yêu cầu xóa nhanh trang này khỏi Wikipedia. Điều này đã được hiện theo tiêu chí ĐH3 của tiêu chí xóa nhanh, vì nó là một trang đổi hướng từ không gian tên bài viết tới một không gian tên khác mà không phải là không gian tên Thể loại, Bản mẫu, Wikipedia, Trợ giúp, hoặc Cổng thông tin.

Nếu bạn nghĩ trang này không nên bị xóa vì lý do này, bạn có thể phản đối xóa nhanh bằng cách truy cập trang này và nhấp vào nút có dòng chữ "Phản đối yêu cầu xóa nhanh". Điều này sẽ cho bạn cơ hội để giải thích tại sao bạn tin rằng trang không nên bị xóa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một khi một trang được gắn thẻ để xóa nhanh, nó có thể bị xóa ngay lập tức. Vui lòng không tự mình xóa thẻ xóa nhanh khỏi trang, nhưng đừng ngần ngại thêm bổ sung thêm thông tin nhằm phù hợp với quy định và hướng dẫn của Wikipedia. Trân 20:02, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)

Tháng 6/2023

Vui lòng không thực hiện các sửa đổi không mang tính xây dựng đến Wikipedia. Sửa đổi của bạn dường như là gây hại và đã hoặc sẽ bị hồi sửa.

  • Nếu bạn đang tham gia vào bút chiến với một biên tập viên khác, hãy thảo luận vấn đề với biên tập viên tại trang thảo luận của họ, hoặc tại trang thảo luận của Wikipedia, và tìm cách đồng thuận với họ. Ngoài ra, bạn có thể đọc trang giải quyết mâu thuẫn của Wikipedia, và yêu cầu trợ giúp độc lập tại một trong các bản mẫu thông báo có liên quan.
  • Nếu bạn đang tham gia vào bất kỳ hình thức bút chiến nào khác không được đề cập trên trang giải quyết mâu thuẫn, vui lòng tìm một bảo quản viên gần đó để thảo luận.

Hãy chắc chắn bạn đã làm quen với các quy định và chính sách của Wikipedia, và vui lòng không tiếp tục thực hiện các sửa đổi gây hại. Việc liên tục sửa đổi gây hại có thể dẫn đến việc cấm sửa đổi. Cảm ơn bạn.  𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆 𝕾𝖙𝖗𝖆𝖎𝖌𝖍𝖙 𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆 🇷🇺☮️🇺🇦 REPLY 01:59, ngày 7 tháng 6 năm 2023 (UTC)