Văn hóa Gò Mun

"cách ngày nay ước chừng từ 1.000 - 700 năm T[Công Nguyên|CN]," ==> cụm từ này hơi không ổn. Theo tôi, nên viết hoặc là "cách ngày nay x năm", hoặc là "y năm TCN". Ngoài ra nên so sánh con số giữa bảng bên phải bài với con số trong bài nữa.--Bình Giang 14:37, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)

OK, toi phải viết lại. Cám ơn bạn! Vanminhhanoi 14:42, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Chào anh Minh, cảm ơn anh đã thăm nhà. Tôi không am hiểu về lịch sử nên chỉ sửa đổi theo thông lệ, có gì anh bỏ qua :). Lí do tôi sửa thông tin trong bài là Tiêu bản:Các văn hóa cổ Việt Nam đã có trước, nó mang thông tin (rất có thể là thông tin chưa chính xác) khác so với thông tin trong bài Văn hóa Gò Mun và nó có mặt ở nhiều bài liên quan như một bản tóm tắc mẫu mực về trình tự thời gian. Mong anh cho ý kiến tại phần thảo luận của tiêu bản này, để thống nhất với các thành viên am hiểu cùng lĩnh vực, thông tin về thời kì tồn tại của văn hóa Gò Mun, sau đó sửa lại thông tin này ở tất cả các bài liên quan. Thân mến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:02, ngày 1 tháng 9 năm 2007 (UTC)

Ừ nhỉ! Cám ơn bạn Thái đã chỉ ra. Tôi không làm Tiêu bản:Các văn hóa cổ Việt Nam, nên cũng sơ suất không xem lại. Có lẽ người tạo tiêu bản quá yêu Việt Nam, nên có phần phóng đại niên đại các thời kỳ văn hóa có mặt tại Việt Nam.:D

Tôi xin phép sửa lại Tiêu bản:Các văn hóa cổ Việt Nam cho phù hợp hơn với các tài liệu khảo cổ hiện nay. Có gì các bạn trao đổi thêm ở đây. Vanminhhanoi 15:16, ngày 1 tháng 9 năm 2007 (UTC)

Tôi tin tưởng và trông cậy vào hướng đi đúng đắn của Wikipedia (những gì không biết thì đành phải trông cậy), nên tôi cho rằng mỗi thành viên trong số những người khởi xứng và phát triển tiêu bản này chắc đã đọc một tài liệu tin cậy. Đáng tiếc là nhiều tài liệu không có nội dung thống nhất. Theo kinh nghiệm của tôi, anh nên thảo luận tại tiêu bản này, sẽ có nhiều sử gia hưởng ứng. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:34, ngày 1 tháng 9 năm 2007 (UTC)

Bài Danh sách các loại hợp kim

Tôi vừa đọc qua bài đó và tôi đã đánh dấu bài chất lượng còn thấp, vì tôi nghĩ mới 4, 5 chất và hàng loạt các đề mục trống như vậy thì người đọc sẽ rất thất vọng khi đọc bài đó. Mời anh cập nhật bài viết sớm, còn nếu anh đang viết, hãy để tiêu bản {{đang viết}} và bổ sung nó trong thời gian ngắn sắp tới. Cám ơn anh. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:37, ngày 22 tháng 9 năm 2007 (UTC)

Re: Chuyên ngành

WP không cấm ai sửa cái gì, không phải chỉ chuyên gia mới có quyền sửa. Về thuật ngữ đó tôi thấy là phổ thông, chẳng có gì cao siêu nên chọn tên ngắn nhất (hợp kim nhôm là gọi ngắn của hợp kim của nhôm), thiết nghĩ không cần thiết trao đổi về những sửa đổi thế này. Nếu anh thấy khác nhau xin chỉ rõ. Nguyễn Thanh Quang 15:14, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)

Việc làm nào của tôi không đẹp? Xin chỉ rõ. Nguyễn Thanh Quang 15:21, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Thể loại:Hợp chất nhôm chẳng phải thể loại mẹ của Thể loại:hợp kim nhôm sao? Tôi sửa thế này không đúng à? Nhân tiện biết bác chuyên ngành luyện kim, cho tôi hỏi "ferrous alloys" và "ferroalloys" dich sang tiếng Việt là gì? Ngoài ra nguyên tắc xếp loại thường là cho vào thể loại con nhất, nếu xếp tất cả các loại hợp kim vào thể loại:khoa học vật liệu thì không khoa học lắm vì thể loại sau này sẽ phình to, và chứa thượng vàng hạ cám các tiểu thể loại của nó và các bài của các tiểu thể loại đó. Bác xem các WP khác người ta có làm thế không? Nguyễn Thanh Quang 15:34, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)

Thể loại:Hợp kim sắt

Tôi thấy anh vừa bỏ các liên kết trong thể loại này, mong anh cho biết lí do. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 09:10, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)

Cảm ơn anh đã giải thích, thế thì không dùng thể loại này nữa. Tôi thấy Hợp kim sắt có vẻ hợp tai, để tránh trường hợp người khác lại tạo ra, tôi sẽ chuyển hướng nó đến Thể loại:Hợp kim của sắt Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:35, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Anh Minh không nên thay đổi nội dung của Thể loại:Hợp kim sắt. Nội dung chuyển hướng giúp người sử dụng tìm đến và dùng thống nhất Thể loại:Hợp kim của sắt và không dùng Thể loại:Hợp kim sắt. Cảm ơn anh. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:41, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)

Thể loại:Cơ tính

Anh có thể bỏ thời gian bổ sung các bài trong thể loại này không? Chúng rất gần gũi với một bộ môn tôi đã học, nhưng vì được tiếp thu bằng ngôn ngữ khác nên tôi rất "thèm" nghe chúng bằng tiếng Việt. Tôi gợi ý dàn bài: định nghĩa như anh đã làm, diễn đạt bằng công thức, qui trình thí nghiệm để xác định các cơ tính đó, một số ví dụ cụ thể trong ngành luyện kim chẳng hạng. Cảm ơn anh. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:24, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)

Hình

Bạn giúp tôi tạo hình này ở wiki tiếng Anh được không, rồi đưa vào đâyđây. Cảm ơn! 96.229.126.4 (thảo luận) 02:58, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)

Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Hoavan2.jpg

Vấn đề Bản quyền Hình ảnh

Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Hoavan2.jpg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phépnguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. An Apple of Newton thảo luận 03:53, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)

Áp lực - Áp suất

Nhờ bạn xem giúp khả năng trộn hai bài này. Cảm ơn bạn. Tmct (thảo luận) 13:15, ngày 31 tháng 3 năm 2008 (UTC)

Bạn nói là hai khái niệm khác nhau, nhưng hiện tại hai bài đó có nội dung giống hệt nhau về công thức, cùng interwiki đến en:pressure. Vậy nhất định có một trong hai bài sai, nhờ bạn chỉ ra giúp hoặc sửa giúp. Tmct (thảo luận) 14:14, ngày 31 tháng 3 năm 2008 (UTC)

Giới hạn chảy

Tại sao bạn lại lùi lại sửa đổi trong bài giới hạn chảy, vật liệu dòn như gang làm gì có giới hạn chảy. Minbk (thảo luận) 11:24, ngày 6 tháng 7 năm 2008 (UTC)

Ok, cảm ơn bác! Minbk (thảo luận) 14:49, ngày 10 tháng 7 năm 2008 (UTC)

Hình:Hoavan1.jpg dường như không tự do

Tấm hình mà bạn đã tải lên hoặc thay thế, Hình:Hoavan1.jpg, đã bị đánh dấu là Thể loại:Hình dường như không tự do vì tình trạng bản quyền của nó có tranh cãi. Nếu tình trạng bản quyền của tập tin không được chứng thực, nó có thể bị xóa. Bạn có thể tìm thấy những thông tin hữu ích tại trang miêu tả hình ảnh. Bạn được hoan nghênh giải thích về vấn đề này tại trang thảo luận nếu bạn không muốn nó bị xóa. Cảm ơn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:23, ngày 18 tháng 7 năm 2008 (UTC)

Vấn đề về nguồn gốc của Hình:Trang suc bang ma nao.jpg

Vấn đề bản quyền hình

Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Trang suc bang ma nao.jpg. Tôi để ý thấy rằng trang mô tả của hình hiện nay không xác định ai là người tạo nên nội dung, do đó tình trạng bản quyền là không rõ ràng. Nếu bạn không tự tạo nên tập tin này, bạn sẽ cần phải xác định người chủ giữ bản quyền là ai. Nếu bạn lấy nó từ một trang web, thì những thông tin cần phải ghi là một liên kết đến trang web mà hình đó được lấy về, cùng với việc ghi lại các điều khoản sử dụng nội dung của trang web đó. Tuy nhiên, nếu người giữ bản quyền khác với người phát hành trang web, bản quyền của họ cũng nên được công nhận.

Ngoài việc ghi thêm nguồn gốc, xin hãy thêm một thẻ quyền thích hợp nếu tập tin đó chưa ghi thẻ quyền. Nếu bạn đã tạo/chụp nên tấm ảnh, đoạn âm thanh, hoặc phim thì bạn có thể dùng thẻ quyền {{GFDL-self}} để phát hành nó dưới GFDL. Nếu bạn tin rằng tập tin thỏa mãn những tiêu chuẩn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, hãy dùng một thẻ như {{sử dụng hợp lý trong bài|tên bài viết}} hoặc một trong các thẻ khác liệt kê tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh#Sử dụng hợp lý. Mời xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để có danh sách đầy đủ các thẻ quyền mà bạn có thể sử dụng.

Nếu bạn đã tải lên các hình khác, hãy kiểm tra lại bạn đã ghi nguồn và thêm thẻ quyền hay chưa. Bạn có thể tìm thấy danh sách các tập tin mà bạn đã tải lên tại liên kết này. Những hình ảnh không rõ nguồn gốc và không ghi thẻ quyền sẽ bị xóa một tuần sau khi bị đánh dấu, như mô tả tại tiêu chuẩn xóa nhanh. Nếu hình được giữ bản quyền theo giấy phép không tự do (theo Wikipedia:Sử dụng hợp lý) hình sẽ bị xóa sau 48 giờ sau 20:55, ngày 18 tháng 7 năm 2008 (UTC). Nếu bạn có câu hỏi xin hãy hỏi chúng tại Trang các câu hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:55, ngày 18 tháng 7 năm 2008 (UTC)

Đai ốc

Anh xem thử giúp em bài này nhé, đây là nguyên bản tiếng anh Nut (hardware). Em dịch nhưng nhiều chỗ không ổn lắm, nhất là phần tiếng anh mà em chưa xóa nhưng được che đi trong bài viết. Cảm ơn bác trước nhé! Minbk (thảo luận) 15:19, ngày 8 tháng 8 năm 2008 (UTC)

Anh xem thử phần dịch các loại đai ốc giúp em, một số em không biết dịch là gì nữa, kể ra dịch mới biết đai ốc có nhiều loại đến thế. Minbk (thảo luận) 13:36, ngày 10 tháng 8 năm 2008 (UTC)

Bạc Trung Hoa

Chào bạn, tôi quan tâm đến bài này, nhưng chưa tìm được thông tin gì bằng Google. Bạn có thể giúp bổ sung bài thêm chút nữa ko? Ngoài ra, tôi muốn hỏi một chút là loại bạc này thường được sử dụng làm đồ trang sức dạng gì, có khác gì so với bạc, và liệu có khả năng chúng sẽ thay thế cho bạc tại các tiệm kim hoàn (ví dụ tại phố Hàng Bạc chẳng hạn, vì tôi hay mua bạc ở nơi này).Việt Hà (thảo luận) 16:00, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC)

Sao Vanminhanoi lại xóa tiêu bản {{accuracy}} mà không đưa ra nguồn tư liệu nào cho thấy nội dung bài nhất là phần tỷ lệ các kim loại thành phần là chính xác và có thật. Đừng cứ dịch nguyên văn từ bên en.wiki sang đây.--222.252.111.132 (thảo luận) 17:42, ngày 1 tháng 11 năm 2008 (UTC)

re1

Vậy ra, bạn(222.252.111.132) chưa đọc hết bài viết bạc Trung Hoa sao? Ở phía dưới có một mục đề có tên gọi rằng: Liên kết ngoài. Cố gắng tải chúng về và tìm đến mục nói riêng về lại bạc đấy. Chúng có đủ tin cậy không?

Tại sao bạn không dùng nick mà chỉ thấy mỗi cái địa chỉ IP là sao nhỉ?Vanminhhanoi (thảo luận) 10:28, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Vanminhhanoi đã xem cái liên kết ngoài bạn cho vào chưa? Cái liên kết ngoài đó không nói gì về Chinese Silver. May có Meotrangden bổ sung dẫn chứng. Bạn nên cảm ơn anh ta.--203.160.1.74 (thảo luận) 13:03, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Nếu đúng là đóng góp có ích và hợp lý thì bạn Meotrangden cứ việc đóng góp, và như vậy bạn ấy luôn luôn được hoan nghênh. Bạn có hiểu tinh thần Wiki không? Cám ơn bạn Meotrangden nhé!Vanminhhanoi (thảo luận) 13:10, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Đồng điếu hay đồng thiếc

Mời bạn đọc trang web này trước khi đổi bài đồng điếu về đồng thiếc. Ngoài ra thấy bạn tự giới thiệu biết tiếng Nga sơ sơ, mà thuật ngữ ngành luyện kim VN cho đến giờ vay mượn của Nga hơi nhiều nên cũng mời bạn đọc bài ru:Бронза một thể cho gọn. 203.160.1.56 (thảo luận) 17:33, ngày 1 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Re1

Với thuật ngữ kỹ thuật Việt Nam hiện nay, bạn muốn tranh luận thì cứ thoải mái, nhưng bạn đừng tự ý sửa bài của người khởi xướng, khi mà bạn chưa hề có một dòng tranh luận với tôi, người khởi xướng viết bài này.

Cám ơn bạn, khi mà, cuối cùng bạn cũng đã biết đến điều này.

Hôm nay tôi muốn nói với bạn về chuyện đồng đỏ, đồng thanh, đồng thau, để bạn hiểu hơn và đừng quá bắt bẻ tôi nhể! Bạn có biết có biết cái tượng đồng Chiến Thắng Điện Biên(CTĐB) do ai làm ra không? Bạn có biết tại sao họ (chủ đầu tư) yêu cầu trong dự án và yêu cầu kỹ thuật về vật liệu đúc đồng cho tượng bằng đồng nguyên chất?

Nếu bạn trả lời được những điều trên, thì tôi sẽ công nhận cái gọi là Bách Khoa Toàn Thư đúng 100%.Vanminhhanoi (thảo luận) 10:29, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Bạn Vanminhhanoi hình như vẫn chưa rõ là trong Wikipedia không có khái niệm chủ sở hữu bài viết. Bài viết thuộc sự sửa đổi của mọi người, kể cả các thành viên có đăng ký tài khoản hay không chứ không có khái niệm chỉ một số người mới được sửa. Tôi thấy IP nói có dựa vào các tài liệu được coi là có uy tín như Bách khoa Toàn thư Việt Nam. Tên gọi đồng thiếc hay đồng thanh, đồng điếu cũng đã có trong thảo luận tại trang Thảo luận:Đồng điếu (hiện tại là Thảo luận:Đồng thiếc). Các nội dung mà bạn cắt bỏ như tôi thấy là do Thành viên:Khonghieugi123 về cơ bản dịch từ trang ru:Бронза đưa sang. Loại hợp kim với Cu+Zn là chính thì là đồng thau, trong nội dung bài đồng điếu (trước khi bạn xóa bỏ) cũng đã nói rất rõ: ...nhưng tên gọi này không áp dụng cho hợp kim của đồng với kẽm trong vai trò của chất tạo hợp kim chủ yếu do nó được gọi là đồng thau và của đồng với niken do nó được gọi là đồng niken hay niken bạc.... Vấn đề là tên gọi nào đúng đắn hơn, dồng thanh ([thanh đồng] trong tiếng Trung), đồng thiếc hay đồng điếu hay bất kỳ một tên gọi nào khác khi nói về bronze. Tên gọi đồng thiếc của một số từ điển kỹ thuật chỉ áp dụng tốt cho loại bronze với Cu+Sn là chính, tuy nhiên Cu+Sn không phải loại bronze duy nhất, chẳng hạn hợp kim với Cu+Al hay Cu+Si là chính mà người ta cũng gọi là bronze (trong tiếng Anh) thì bạn định gọi chúng là gì? Nội dung bài trước khi bạn xóa bỏ cũng viết về các dạng bronze bất kể chúng chứa hay không chứa thiếc: ...Một số từ điển đưa ra tên gọi đồng thiếc cho các dạng hợp kim này. Tên gọi này mang nặng tính kỹ thuật theo như định nghĩa đã nói trên đây, tuy nhiên hiện nay tồn tại một vài dạng đồng điếu không chứa thiếc nên tên gọi đồng thiếc không thể coi là chính xác đối với chúng.... Bạn đã xóa một lượng lớn nội dung người khác thêm vào bài trong khi không/chưa chứng minh bằng các nguồn có uy tín là tên gọi đồng điếu/đồng thanh không thể áp dụng cho bronze và cũng chẳng thảo luận gì với người đã bỏ công dịch rất nhiều nội dung từ tiếng Nga sang. Bên cạnh đó, bạn nên tập trung thảo luận vào vấn đề chính, không nên lan man sang chuyện ai là người làm ra tượng đồng chiến thắng Điện Biên hay chủ đầu tư công trình đó yêu cầu những gì vì đó là vấn đề mà người ngoài cuộc không thể biết và cũng chẳng cần quan tâm. Điều này không ăn nhập gì với vấn đề chính đang tranh cãi (tên gọi nào cho bronze). Việc bạn có công nhận BKTTVN là đúng hay không công nhận nó là việc của cá nhân bạn, không nên áp đặt cho người khác phải tin rằng bronze chỉ được gọi là đồng thiếc và BKTTVN gọi nó là đồng điếu là sai, trong khi những người khác đó lại lấy BKTTVN do Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành làm căn cứ để cho rằng tên gọi đồng điếu áp dụng tốt cho mọi loại bronze. Nếu bạn có gì muốn tranh luận tiếp với tôi, xin bạn ghi vào trang thảo luận của tôi.Meotrangden (thảo luận) 10:59, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Tôi đề nghị bạn thảo luận để đi đến đồng thuận về tên bài "đồng điếu"/ "đồng thiếc" để tránh bàn phím chiến quanh việc đổi tên bài. Bài đã bị đổi tên quá nhiều lần. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 12:53, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Cảnh cáo về bút chiến

Bạn đã được nhắc nhở ở trên. Wikipedia cần được hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận qua thảo luận chứ không phải bằng bút chiến. Xin hãy đọc quy tắc này, và kiên nhẫn thảo luận. Đề nghị tôn trọng ý kiến của cộng đồng.

Bạn sắp vi phạm quy tắc Wikipedia:3 lần hồi sửa. Và quy tắc này cho phép BQV cấm thành viên khi chưa vượt quá 3 lần hồi sửa. Tmct (thảo luận) 15:56, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Bạn nói về quy tắc nào vậy? Có phải chỉ có bạn mới có quyền sửa bài viết khi chưa biểu quyết chăng? Bài viết về đồng thiếc tai sao lại phải là đồng điếu theo ý bạn? Bạn dùng ca dao của Việt Nam để chứng minh về học thuật ư?Vanminhhanoi (thảo luận) 16:01, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Tôi nói đến nguyên tắc làm việc trên cơ sở đồng thuận của Wikipedia. Bạn có thể thấy một mình bạn muốn sửa theo hướng hủy khái niệm "đồng điếu". Còn những người muốn giữ phiên bản "đồng điếu" không chỉ mình tôi mà ít ra còn có Khongbietgi123, Meotrangden, IP gì đó. Bạn cũng thấy Nguyễn Thanh Quang đã nhắc bạn chuyện bút chiến ở ngay trên, Thaisk cũng tham gia.

Ngoài ra, còn có các nguyên tắc khác liên quan đến việc không thể xóa quan niệm "đồng điếu", mời bạn xem giải thích của tôi tại Thảo luận:Đồng điếu#Về thuật ngữ khoa học. Xin hãy bình tĩnh. Tmct (thảo luận) 16:08, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Hỏi về thuật ngữ

Xin lỗi tôi ngoại đạo nên không biết gì. Cho tôi hỏi về ý nghĩa thuật ngữ: Có loại "đồng thiếc" mà không có thiếc trong thành phần không? Tmct (thảo luận) 16:14, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Đã là đồng thiếc thì nguyên tố hợp kim hóa chính buộc phải là thiếc. Ngoài ra, các nguyên tố khác như phốt pho, chì, nhôm... có thể có nhưng thiếc lại không thể vắng mặt. Bạn xem thêm ở cái gọi là bài đồng điếu phốt pho để thấy hàm lượng thiếc là chủ yếu, sau đồng. Ngoài ra, mặc dù các phân loại của người Nga theo tôi, chưa được chính xác bằng tài liệu người Anh đưa ra. Vanminhhanoi (thảo luận) 16:19, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Cảm ơn bạn.
Còn tài liệu của Anh thì có en:Aluminum bronze (bronze với nhôm là nguyên tố hợp kim hóa chính). Theo bạn giải thích thì sẽ không thể gọi aluminum bronze là đồng thiếc phải không?
Tmct (thảo luận) 16:49, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Tất nhiên, việc hợp kim của đồng không có mặt thành phần thiếc thì không được gọi là hợp kim đồng thiếc, chúng có thể được gọi theo cặp nguyên tố tạo thành, giống như đồng berili hoặc gọi gọn như thương hiệu của chúng en:Berylium copper. Tất nhiên, khoa học và kỹ nghệ ngày một phát triển, tên có thương hiệu có nhiều, và bản thân các nhà khoa học cũng lúng túng khi phân loại các tên gọi và thuật ngữ. Bạn thấy ở en:Bronze thì định nghĩa là hợp kim của đồng với thiếc là chính, và các nguyên tố khác có thể có, có thể không, tùy theo mục đích sử dụng. Nhưng ngoại lệ vẫn có, đó là điều đương nhiên. Theo tôi, nếu đổi từ đồng thiếc, thì nên sử dụng đúng từ của chúng như thủa trước: đồng thanh. Chính bài viết đầu tiên, tôi khởi xướng, tiêu đề là: đồng thanh. Còn đồng điếu, lại là đồng đỏ, đồng mắt cua, đồng gần nguyên chất, dùng sản xuất dây dẫn điện, các thanh cái đồng sử dụng để dẫn điện, vì đặc tính điện trở riêng của chúng thấp hơn nhiều đồng thauđồng thanh.

Nếu tôi không thể đồng thuận với mấy bạn được thì các bạn muốn làm gì thì làm. Tôi nhường cho các bạn, tôi rất bận. Cám ơn.Vanminhhanoi (thảo luận) 17:26, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Tôi hoàn toàn không có thắc mắc gì về giải thích của bạn về "đồng thiếc". Sau giải thích của bạn về "Aluminum bronze" thì tôi thấy là bạn cũng đồng ý là "đồng thiếc" không tương đương với bronze.
Nhưng ý bạn là "đồng điếu là đồng gần như nguyên chất" thì tôi vẫn thắc mắc. Vì ca dao lại nói "chuông già đồng điếu", và tiền xu cổ làm bằng "đồng điếu", nồi đồng hiện nay và ngay xưa vẫn gọi là "nồi đồng điếu". Mà những thứ chuông, tiền, nồi....vốn có độ cứng, nên không thể làm bằng đồng gần như nguyên chất được (bạn là người chuyên ngành, chắc bạn đồng ý?).
Cũng có thể nghĩa của từ "đồng điếu" ngày nay đã thay đổi không còn giống ngày xưa.
Tôi công nhận là ở đây có chuyện rối rắm về thuật ngữ, để bài có được nội dung chính xác sẽ phải lấy thêm nhiều nguồn tài liệu và chỉnh lại bài. Tài liệu nói "đồng đỏ là đồng gần như nguyên chất" thì Lưu Ly đã tìm được. Bạn có thể tìm giúp tài liệu nó "đồng điếu là đồng gần nguyên chất" được không?
Nếu có thời gian, mong bạn tiếp tục giúp nhé. Tmct (thảo luận) 09:42, ngày 3 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Tôi bổ sung một tý về cách gọi đồng đỏ (cũng rất phổ biến nhé), liên quan đến công việc tôi đang làm. Đồng đỏ (gần nguyên chất) hầu như rất ít được dùng trong thực tế bởi nó đắt (tinh khiết) và nó có sự hạn chế về giãn nở, độ cứng hay nhiệt độ nỏng chảy cao (1060oC), khó nấu chảy đúc tượng..., nó được sử dụng phổ biến để luyện hợp kim đồng. Ngoài thị trường, nếu nói mua đồng đỏ tức là mua đồng thau vì nó có màu đỏ (không phải đồng vàng)?! Cách gọi nửa đúng, nửa sai này ngoài thị trường là phổ biến nhất là đối với những người thu mua phế liệu (chỉ có đồng đỏ hay đồng vàng) và những người thợ đúc đồng cũng quan niệm khá đơn giản, đó là "dân gian". Còn đối với công nghiệp, cơ khí hay nhất là các bác liên quan đến hàng hải (chi tiết máy), khái niệm đồng đỏ, đồng thau, đồng vàng, đồng điếu...chỉ dùng cho vui thôi, bởi cái chính xác nhất vẫn là ký hiệu của loại đồng đó là gì, từ đó tra bảng hoặc kiểm nghiệm sẽ ra thành phần của nó và tính chất của nó suy ra mục đích sử dụng nó. Một câu hỏi vui vui "đồng tiền cổ, cái nồi đồng, mâm đồng, tượng đồng là loại đồng gì?". Dân gian trả lời rất dễ vì họ căn cứ vào màu sắc, còn hỏi kỹ sư luyện kim thì họ phải khất ít nhất 7-10 ngày, sau khi tốn một đống tiền đi phân tích, tra bảng... và kết luận, nó chẳng thuộc loại nào cả vì thành phần của nó lung tung. Muốn gọi sao đó thì gọi. Lưu Ly (thảo luận) 10:10, ngày 3 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Vấn đề tên bài, theo tôi nó không quan trọng lắm bởi như những ý kiến tôi đã viết, nó nằm ở những ý sau:
Đối với kỹ thuật, đồng nguyên chất hay đồng vàng, đồng thau đều cần đến ký hiệu, căn cứ vào ký hiệu để biết thành phần chứ không phải chỉ tên gọi, tên gọi chỉ để phân biệt sơ bộ mà thôi (ví dụ).
Đối với dân gian, đa số chỉ nhìn và "phán" cho nó một tên gọi hoặc người trước gọi sao ta gọi thế (ví dụ: vì trước đây gọi mâm đồng điếu nên tất cả mâm làm từ các loại đồng đều gọi là mâm đồng điếu ?!). Có mấy ai biết thành phần chính xác của nó khi chỉ căn cứ vào màu sắc, độ cứng đâu.
Ngoài ra, tên gọi còn theo vùng miền, đồng điếu: có thể là người Bắc hay dùng hơn, miền Nam tôi không chắc (nhưng có thể đúng) và miền Trung thì chỉ quan tâm và gọi: đồng đỏ (tức đồng thau) hay đồng vàng. Đồng đỏ mềm và màu thiên về đỏ, đồng vàng thiên về màu vàng hơn và cứng; còn đồng đỏ kỹ thuật mấy ai có và có chẳng biết để làm gì cả (bán phế liệu cũng chỉ ngang giá đồng thau :D). Tuy nhiên, khi nói đồng điếu, chắc chắn các chủ lò đúc đều biết.
Thêm một chút, xung quanh tôi là một làng nghề đúc đồng, việc làm của tôi cũng có liên quan chút đỉnh về đồng (không phải thu gom như bà ve chai đâu nhé) nên tôi biết thế giới đồng, hợp kim đồng nó "mênh mang" lắm. Mua đồng mà "hớ" một phát kể như toi cơm hàng tháng.
Và tóm lại, đây là Bách khoa toàn thư, mọi tên gọi đều được dùng. Đúng là đồng vàng mang tính kỹ thuật hơn nhưng đồng điếu lại mang tính cổ và được nhiều nguồn thông tin đề cập hơn, tên bài vậy là tạm ổn. Các tên gọi khác, chuyển hướng về đây, ai tìm cũng OK và tốt nhất là mọi người cũng bổ sung thông tin về những cách gọi khác và mỗi cách gọi đó tương ứng hoàn cảnh nào. Thân mến. Lưu Ly (thảo luận) 02:20, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)

re

Thực chất, với mọi người dân bình thường thì họ muốn gọi sao cũng được, miễn rằng họ tự chịu trách nhiệm trong việc làm có dính dáng đến đồnghợp kim của đồng. Nhưng tôi thiết nghĩ, đã là thuật ngữ từ điển (mà lại là Wikipedia nổi tiếng) lại không thể tùy tiện. Một khi hãy còn tranh cãi thì không nên lấy nó để làm chuẩn, làm hiểu nhầm trầm trọng. Bản thân tôi, chính danh một nhà luyện kim, một kỹ sư chuyên ngành chế tạo máy, một nhà nghiên cứu và hàng ngày làm việc với vật liệu chế tạo máy, chế tạo thiết bị thì không thể có chuyện mập mờ. Chính vì lý do biết rằng sã có tranh cãi, nên tôi đã chỉ định nghĩa các hợp kim của đồng theo đúng bản chất của chúng: đồng thau, đồng đỏ, đồng thiếc, đồng thiếc nhôm, đồng berili, đồng niken, đồng niken bạc.... chứ không thể lấy ca dao để làm khoa học được.

Mặt khác, các bạn phải hiểu rằng, những người thực sụ quan tâm đến đồng và vật liệu thuộc đồng chắc chắn là các nhà sản xuất cơ khí cũng như các nhà luyện kim, có thể tự học hỏi... Vậy thì bạn cần gì. Chẳng nhẽ họ cần cái gọi là đồng điếu cho đúng từ dân gian ư? Hay các bạn chỉ cần thỏa mãn cái tôi của mình chỉ vì sai lầm của người khác mà bắt các thế hệ tương lai cười vào mũi chúng ta?

Có phải rằng, đồng điếu chỉ là một khái niệm mù mờ, thậm chí họ chỉ luôn cả đồng thau hay đồng đúc chuông, đồng làm nồi cũng là đồng điếu tuốt... :D thì sao ta không thể gọi đúng tên của chúng? Đồng thiếc, đồng nhôm.... mà còn phải cố kèo thêm chữ điếu vào?Vanminhhanoi (thảo luận) 11:45, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)

OK. Bạn đã nhận ra "đồng điếu chỉ là một khái niệm mù mờ" (cứ xem ai gọi nó thì biết :D).
Tôi không phản đối nếu có ai đó viết bài Đồng (MAC C1020), Đồng (MAC C1100...để dân kỹ thuật tham chiếu.
Và rằng, những khái niệm mù mờ nếu đã và đang tồn tại vẫn xứng đáng là một mục từ trong wiki. Lưu Ly (thảo luận) 14:17, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Tôi không hề phản đối bạn nào đó viết một bài riêng rẽ về đồng điếu, nhưng tại sao lai đi sửa bài viết về đồng thiếc và buộc nó phải mang tên là đồng điếu? Giả sử bây giờ tôi muốn viết một bài mới hoàn toàn về đồng thiếc thì làm sao viết? Tôi rất bất bình khi mà bạn nào đó dùng một bài nói về đồng thiếc để cố tình nhào nặn nó ra thành đồng điếu. Ai là người trả lại không gian và bài viết riêng cho đồng thiếc?Vanminhhanoi (thảo luận) 17:39, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Xin mời bạn. Lưu Ly (thảo luận) 11:09, ngày 14 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Babylone temple.jpg

Vấn đề Bản quyền Hình ảnh

Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Babylone temple.jpg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phépnguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 17:14, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)

Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Taj Mahal India.JPG

Vấn đề Bản quyền Hình ảnh

Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Taj Mahal India.JPG. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phépnguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn. pq (thảo luận) 17:14, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)

Thành viên xuống núi

Loa loa hôm nay phát hiện có thành viên sau 5 năm rưỡi luyện công (từ tháng 5 năm 2009) đã xuống núi để thi triển tài nghệ. Chấn Trành (thảo luận) 01:38, ngày 12 tháng 11 năm 2014 (UTC)

Đây có phải là Vanminhhanoi hay là con của Vanminhhanoi mà vừa dịch máy lại vừa cắt đi chú thích vậy? Điều này là phá hoại wiki đó nhá Chấn Trành (thảo luận) 02:29, ngày 12 tháng 11 năm 2014 (UTC)

Dịch từng đoạn ngắn bạn nhé, thêm đủ ref rồi hãy thêm vào bài chính, đừng copy paste GG translate cả bài. Thân. Tuanminh01 (thảo luận) 02:52, ngày 12 tháng 11 năm 2014 (UTC)

Kiến trúc Phục Hưng

Đoạn "các chi tiết" bạn cho dịch máy không sửa lại, làm mình không rành tiếng Anh không hiểu nhiều về kiến trúc cũng phải nhảy vào. Hãy kiên nhẫn từ từ mà dịch bạn ơi. DanGong (thảo luận) 08:01, ngày 14 tháng 11 năm 2014 (UTC)

Dự án phát sinh thể loại bán tự động

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia biểu quyết

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia ý kiến

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:57, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 13:56, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:41, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng!Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:

Một số lưu ý:

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:23, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Một số lưu ý:

  • Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
  • Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:58, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)

Cố vấn

Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:55, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 12:03, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 09:18, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận

Xin chào, mời bạn tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:19, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận

Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Danh pháp hóa học

Cảm ơn bạn đã chỉnh sửa bài Ferrosilicon và Hợp kim ferô.

Theo như đồng thuận, các danh pháp hóa học trên Wikipedia sẽ sử dụng theo TCVN 5529:2010 và TCVN 5530:2010 do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam ban hành. Danh pháp hóa học trên Wikipedia không chạy theo sự thay đổi về hệ thống danh pháp trong sách giáo khoa thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), khi quy định các danh pháp viết 100% bằng tiếng Anh.

Có sự khác nhau giữa TCVN và danh pháp trong sách giáo khoa mới, mặc dù những khác nhau đó là không nhiều nhưng danh pháp trên Wikipedia phải thống nhất theo một văn bản TCVN mang tính chính thức và ổn định hơn sách giáo khoa. Bạn có thể đọc bài viết Wikipedia:Tên bài (hóa học) để tìm hiểu về cách đặt tên và danh pháp sao cho thống nhất và hệ thống. Bạn cũng có thể tham gia sửa các bài viết chứa danh pháp vẫn còn đặt theo danh pháp cũ (chương trình giáo dục năm 2000 và 2006), ví dụ: hiđro xianua và chuyển thành danh pháp theo TCVN: hydro cyanide (không phải là hydrogen cyanide).

Rất mong bạn tiếp tục đóng góp và sửa đổi để thống nhất vấn đề danh pháp vốn khá lộn xộn trên Wikipedia.

Xin cảm ơn!

Gửi tuần tra viên: Để thuận lợi hơn trong việc nhắc nhở người mới, xin sử dụng bản mẫu này tại Bản mẫu:Nhắc nhở danh pháp hóa học

. – — Dr. Voirloup💬 07:32, ngày 7 tháng 3 năm 2023 (UTC)