Tiếng Mông Cổ Khalkha

Phương ngữ Khalkha (tiếng Mông Cổ: Халх аялгуу / Halh ayalguu / ᠬᠠᠯᠬ᠎ᠠ ᠠᠶᠠᠯᠭᠤ, [χaɬχ ajɮˈɢʊː]) là một phương ngữ Trung Mông Cổ được sử dụng rộng rãi ở Mông Cổ. Theo một số phân loại, phương ngữ này bao gồm các phương ngữ Nam Mông Cổ như Shiliin gol, UlaanchabSönid.[2] Là cơ sở cho chữ viết Kirin của tiếng Mông Cổ,[3] trên thực tế Khalkha là ngôn ngữ quốc gia của Mông Cổ.[4] Tên gọi này liên quan đến người Mông Cổ Khalkha và sông Khalkha.

Tiếng Mông Cổ Khalkha
Халх аялгуу
Halh ayalguu
ᠬᠠᠯᠬ᠎ᠠ ᠠᠶᠠᠯᠭᠤ
Sử dụng tạiMông Cổ
Khu vựcMông Cổ
Tổng số người nói3.000.000
Phân loạiMông Cổ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3khk
Glottologhalh1238[1]

Phân loại phương ngữ Khalkha

Trong cuốn sách The Mongolic Languages của Juha Janhunen, ông phân loại các phương ngữ Khalkha thành 19 phương ngữ nhỏ hơn:[5]

  • Ngoại Mông:
    • Trung:
      • Phương ngữ Khalkha chính
        • Bắc Khalkha
        • Nam Khalkha
        • Phương ngữ Ulan Bator của Khalkha
    • Bắc:
      • Phương ngữ Khotgoit (Xotgaid)
      • Phương ngữ Darkhat (Darxed)
    • Đông nam:
      • Phương ngữ Dariganga (Darygengg)
  • Nga:
    • Tsongol (Tzonggel)
    • Sartul (Sartool)
      • cả hai đều được phân loại là các phương ngữ "Buryat" về mặt chính thức.
  • Nội Mông:
    • Các phương ngữ Ulan Tsab:
      • Phương ngữ Chakhar (Tzaxer)
      • Phương ngữ Urat (Ourd)
      • Phương ngữ Darkhan (Darxen)
      • Phương ngữ Dörben Huuhet (Deurben Xuuxed)
      • Phương ngữ Muumingan (Moo Minggen)
      • Phương ngữ Keshigten (Xeshegten)
    • Các phương ngữ Shilingol (Shiilin Gol):
      • Phương ngữ Udzumuchin (Udzencem)
      • Phương ngữ Khuuchit (Xooced)
      • Phương ngữ Abaga (Abegh)
      • Phương ngữ Abaganar (Abeghner)
      • Phương ngữ Sunit (Seund)

Xem thêm

Tham khảo

Thư mục